Nam sinh Mỹ khiến bố mẹ bật khóc với lễ tốt nghiệp muộn màng
Nhiều năm làm gia đình thất vọng vì chểnh mảng trong học tập, Hanss Mujica gây bất ngờ cho bố mẹ khi mặc áo choàng cử nhân.
Hanss Mujica (24 tuổi) ở Texas, Mỹ không phải người con hoàn hảo, nhưng anh luôn ấp ủ giấc mơ khiến bố mẹ tự hào khi cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp, theo Bored Panda ngày 18/5.
Hôm 12/5, anh chia sẻ lên Facebook câu chuyện về chặng đường thay đổi từ học sinh trung bình, sinh viên bị đình chỉ đến chàng trai mặc tấm áo choàng cử nhân xuất hiện trước mặt bố mẹ. Những giọt nước mắt bất ngờ và hạnh phúc của gia đình Mujica thu hút sự quan tâm của cộng đồng với 93.000 lượt thích, hơn 40.000 lượt chia sẻ.
“Người ta luôn nói rằng món quà tuyệt vời nhất mà bạn có thể dành tặng bố mẹ là món quà giáo dục. Tôi đã chuẩn bị cho khoảnh khắc này từ rất lâu và cuối cùng nó đã đến”, anh mở đầu bài viết.
Gia đình Mujica được hẹn đến chụp ảnh, nhưng không biết con trai sẽ thông báo tốt nghiệp. Ảnh: Hanss Mujica
Ở trường trung học, Mujica không phải học sinh chăm chỉ, nhưng vẫn đủ điểm để lên lớp. Tuy nhiên, khi lên đại học, giáo sư không đốc thúc việc học như thầy cô ở các cấp học thấp hơn, sinh viên phải phát huy tính tự giác. Mujica trượt dốc trong thời gian này, bị đình chỉ vì điểm trung bình chỉ đạt 1,47 trên mức tối đa 4.0.
Khi bố mẹ biết tin, vẻ thất vọng và buồn bã trên gương mặt họ khiến nam sinh tan nát. Lần cuối cùng Mujica nhìn thấy những gương mặt đó là khi anh trai qua đời trong một tai nạn xe hơi. Từ đó, anh tự nhủ sẽ không bao giờ làm điều gì khiến bố mẹ đau lòng thêm lần nữa.
Video đang HOT
Học kỳ sau năm học bị đình chỉ, Mujica trở lại trường với thái độ quyết tâm. Tuy nhiên, khoản tài trợ liên bang cũng bị đình chỉ trong thời gian qua, khiến Mujica nhẵn túi, buộc phải gánh khoản nợ khẩn cấp từ trường.
Mùa hè năm 2015, do không thể trả được khoản vay, anh bị loại ra khỏi các lớp học tiếp theo vào mùa thu, thêm một năm không thể đi học. Trong lúc quẫn bách, nam sinh từ bỏ công việc ở một ngân hàng địa phương, làm người trợ giúp ở công ty giàn giáo trong khoảng bốn tháng để kiếm thêm nhiều tiền. Trong thời gian đó, anh được bạn bè cho ở nhờ mà không cần góp tiền thuê nhà.
Tuy xử lý xong khoản nợ và có thể trở lại trường mùa thu năm 2016, Mujica chỉ còn dư tiền trả cho một môn và phải nộp hồ sơ xin hỗ trợ tài chính để tiếp tục. Quãng thời gian chật vật ở đại học khiến bố mẹ anh không biết đến bao giờ con trai mới tốt nghiệp.
Bố mẹ nam sinh rơi nước mắt khi biết con cuối cùng đã có thể tốt nghiệp. Ảnh: Hanss Mujica
“Dành cho bố mẹ một bất ngờ không phải là điều tôi nghĩ chỉ trong ngày một ngày hai. Những sai lầm đã trì hoãn con đường của tôi, nhưng đến giờ phút này, tôi rất nhẹ nhõm. Tôi hẹn người nhà tới để chụp ảnh gia đình, họ không biết đây là lúc tôi thông báo tốt nghiệp đại học”, Mujica nói.
Mất sáu năm mới hoàn thành chương trình, nhưng phản ứng của bố mẹ khiến nam sinh cảm thấy nỗ lực bỏ ra hoàn toàn xứng đáng. Trao hai tấm thiệp mời đến lễ tốt nghiệp cho bố mẹ, Mujica thấm thía bài học về sự kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đạt được thành quả ngọt ngào nhất. Hàng nghìn người bày tỏ được truyền cảm hứng từ câu chuyện giản dị của anh.
Thùy Linh
Theo vnexpress.net
Chương trình khung quốc gia (môn học) cần khái quát nhưng đầy đủ và khả thi
Bên cạnh chương trình tổng thể đã ban hành, chương trình môn học được xem là chương trình khung quốc gia trong chương trình giáo dục phổ thông.
ảnh minh họa
"Trụ cột" của chương trình cần khái quát, rõ ràng, khả thi
Theo thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp - nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Chương trình khung quốc gia được sử dụng làm căn cứ cho các cơ sở giáo dục xây dựng chương trình nhà trường, theo đó các tác giả xây dựng đề cương môn học và viết sách giáo khoa. Do vậy chương trình khung quốc gia (môn học) cần khái quát nhưng đầy đủ và khả thi.
Cũng giống như trong xây dựng, phần khung của tòa nhà thường có móng, dầm, cột, trụ. Nhưng khi hoàn thiện, sử dụng vật liệu khác nhau sẽ cho hiệu quả thẩm mĩ và giá trị khác nhau. Như vậy "khung" có thể hiểu là những gì cốt lõi, cơ bản, mặc định không thể thiếu. Tùy theo khả năng và điều kiện cụ thể, phần hoàn thiện sẽ thể hiện ý tưởng thiết kế cho phù hợp.
Trong giáo dục cũng vậy, chương trình khung môn học, thể hiện kiến thức cốt lõi, cơ bản của môn học ở mức khái quát nhưng đầy đủ, rõ ràng.
Lấy ví dụ cụ thể đối với môn Mĩ thuật, thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp cho biết, chương trình khung bao gồm: mục tiêu; phẩm chất; năng lực; yêu cầu cần đạt sau (khi kết thúc một giai đoạn học tập); nội dung kiến thức cơ bản về mĩ thuật (đường nét, hình ảnh, màu sắc, đậm nhạt, hình khối, bố cục trong hội họa, kiến trúc, điêu khắc, mĩ thuật ứng dụng, media); chủ đề; phương pháp dạy học; kiểm tra kết quả học tập của HS; thời lượng thực hiện.
Những vấn đề trên có thể hiểu là "trụ cột" của chương trình khung môn Mĩ thuật và cần được đề cập một cách khái quát nhưng rõ ràng, cụ thể, khả thi, đúng trình tự logic: đơn giản học trước, phức tạp học sau. Trên cơ sở này các tác giả tiếp tục thực hiện những bước tiếp theo và cụ thể hóa chương trình thành sách giáo khoa.
Một số góp ý để cụ thể hóa thành SGK môn Mĩ thuật
Nhận định của thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp, trong dự thảo chương trình môn Mĩ thuật, những vấn đề cốt lõi đã được đề cập, tuy nhiên để cụ thể hóa thành sách giáo khoa sẽ khó khăn, bất cập. Lí do, các thành tố trong chương trình còn nhầm lẫn về nội hàm; thiếu logic; chưa chính xác, cụ thể :
Các tác giả viết sách sẽ dựa vào sự phát triển kiến thức theo logic từ dễ đến khó làm cơ sở viết sách. Hiện nay trong dự thảo chương trình các yếu tố tạo hình (nét, hình, khối, màu sắc, chất cảm, không gian), chưa chỉ ra sự phát triển của mạch kiến thức ở mỗi lớp/cấp học.
"Nguyên lí tạo hình" không theo logic nhận thức dễ học trước, khó học sau. Mà thực hiện ngược lại: cân bằng, tương phản (khó hơn) học trước; xen kẽ, nhắc lại (dễ hơn) học sau. Nghĩa là tác giả sẽ phải đề cập đến kiến thức khó trước, kiến thức đơn giản đề cập sau. Như vậy người học sẽ khó tiếp thu, mà người viết cũng cảm thấy "trái chiều".
Theo thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp, dự thảo chương trình môn Mĩ thuật hiện nay, các tác giả phải dựa vào "Nguyên lí tạo hình" ; "Thể loại" và "Qui trình" để viết sách, đảm bảo yêu cầu cần đạt đã nêu, sẽ dẫn đến tình trạng "buộc" phải tham khảo chương trình môn Mĩ thuật cũ, vì trong chương trình mới, các "Nguyên lí tạo hình"; "Thể loại" và "Qui trình" thiếu hụt nhiều thông tin môn học.
"Bên cạnh đó, một số nội dung đặc thù của môn học như vẽ mẫu, trang trí, media bị lu mờ làm cho nội dung học tập nghèo nàn. Nhiều "Yêu cầu cần đạt" chưa thuộc về năng lực và khó cho các tác giả hình dung được bối cảnh/tình huống để chuyển tải thành sách giáo khoa" - thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp góp ý thêm.
Theo Giaoducthoidai.vn
Cú huých lớn trong đào tạo sư phạm Lương nhà giáo, thay miễn học phí bằng "cho vay sư phạm" là nội dung được dư luận rất quan tâm khi nói về Luật Giáo dục sửa đổi. TS Tôn Quang Cường - Phó chủ nhiệm khoa phụ trách Khoa Sư phạm (Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội) - cho rằng, đây là một trong những đổi mới nhằm thu hút...