Nam sinh Khơ Me khát khao giúp buôn làng thoát cảnh nghèo đói
Trương Thanh Hào là người dân tộc Khơ Me. Hào có tính cách sôi nổi và mơ ước về sự phát triển của buôn làng. Với Hào con đường dẫn đến thành công và thay đổi cuộc đời chính là học vấn.
Trương Thanh Hào hiện đang là sinh viên năm ba ngành Quản trị kinh doanh, trường Cao đằng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ.
Chàng trai này từng nhận được bằng khen của Ban chấp hành Hội sinh viên TP Cần Thơ năm học, danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác TP Cần Thơ năm 2018.
Đến với Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 10 Trương Thanh Hào mong muốn Hội sẽ có nhiều hoạt động quan tâm sâu sát đến đời sống sinh viên. Từ đó có thể giúp các bạn sinh viên hoàn thành tốt việc học tập cũng như tinh thần đoàn kết trong tập thể được nâng cao.
Trải qua những ngày làm việc của Đại hội, Thanh Hào thấy được tinh thần hăng hái, nhiệt huyết tuổi trẻ đồng thời Hào cũng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu những bạn sinh viên ưu tú đến từ nhiều đơn vị khác nhau.
Trương Thanh Hào sinh năm 1997, đến từ Kiên Giang luôn nở nụ cười tươi và thân thiện với tất cả mọi người. Từ khi bắt đầu ý thức được cuộc sống xung quanh Thanh Hào phần nào thấu hiểu những nỗi cực khổ, vất vả của ba mẹ.
Hào tâm sự: “Ba mẹ em lên Sài Gòn làm công nhân để kiếm tiền nuôi tụi em học hành. Bởi thế em luôn cố gắng thật nhiều để đạt được những kết quả tốt cho ba mẹ vui.
Hồi trước em có đi làm thêm đỡ đần ba mẹ, giờ em muốn giành được nhiều hơn các thành tích, rèn luyện và nâng cao kỹ năng mềm phục vụ cho công việc sau này nữa”.
Chàng trai dân tộc Khơ Me ham học hỏi, bởi theo Hào chỉ có con đường học vấn mới có thể thoát khỏi cảnh nghèo khổ và có một tương lai tươi sáng hơn.
Hào chia sẻ: “Vì hoàn cảnh còn khó khăn nên nhiều bạn ở quê em không có điều kiện được học lên cao, đó là một thiệt thòi đối với các bạn. Em mong rằng những kiến thức cũng như kỹ năng mình học hỏi, tích lũy được sẽ có thể góp một phần nhỏ vào sự phát triển của quê hương”.
Thanh Hào vốn là một chàng trai năng nổ, hoạt bát, rất được lòng thầy cô và bạn bè. Hào tham gia các hoạt động Đoàn từ những năm cấp 3. Lên đại học anh hăng hái, sôi nổi trong các hoạt động ở trường.
Trong thời gian ấy Hào đã tích lũy cho bản thân được những kinh nghiệm như tham gia tổ chức các sự kiện, các công việc liên quan đến tổ chức, lãnh đạo tập thể.
Bên cạnh đó Thanh Hào cũng hết mình trong công tác thiện nguyện, mang những điều tươi đẹp đến với những mảnh đời bất hạnh. Qua mỗi chuyến đi như vậy, Thanh Hào cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và bản thân trưởng thành, yêu thêm con đường mà mình theo đuổi.
Khi được hỏi rằng sau này Thanh Hào sẽ theo công việc liên quan đến ngành học hay sẽ làm một cán bộ Đoàn thì anh bộc bạch: “Mọi thứ cũng tùy vào duyên nữa, nhưng em vẫn mong được làm trong Đoàn, Hội để thể hiện được chính mình góp chút sức trẻ cho sự phát triển chung”.
Trương Hào có nhiều thành tích
Hiện nay Thanh Hào là Phó Chánh văn phòng Đoàn, Phó Chủ tịch Hội sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Cần Thơ.
Nhắc đến những nguyện vọng của bản thân, Thanh Hào chia sẻ: “Em mong muốn sẽ làm được một điều gì đó giúp cho buôn làng của mình thoát khỏi cảnh nghèo đói, thế hệ tương lai được theo đuổi con đường học vấn. Cũng như có thể giúp các bạn trẻ dân tộc Khơ Me hiểu được tầm quan trọng của những hoạt động cộng đồng và xây dựng tập thể vững mạnh”.
Tuệ Nhi
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
10 nước có tỷ lệ học vấn cao nhất thế giới
Theo xếp hạng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Canada có tỷ lệ học vấn cao nhất thế giới, với 56,27% dân số ở độ tuổi 25 đến 64 tốt nghiệp giáo dục bậc cao.
Bảng xếp hạng của OECD dựa trên tiêu chí đánh giá tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 25 đến 64 (gọi tắt là người trưởng thành) tốt nghiệp chương trình giáo dục bậc cao như hệ văn bằng hai năm, 4 năm hoặc học nghề. Canada đứng đầu bảng xếp hạng này với 56,27% dân số tốt nghiệp giáo dục bậc cao. "Chúng ta cần giáo dục để cho phép con người học tập, suy nghĩ và thích nghi", Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói.
Nhật Bản đứng thứ hai với hơn một nửa dân số trong độ tuổi 25 đến 64 (50,5%) tốt nghiệp giáo dục chuyên nghiệp.
Israel cũng có nền giáo dục phát triển với 49,9% dân số có học vấn cao. Nguồn lực kinh tế chủ yếu tập trung ở xuất khẩu kim cương, thiết bị công nghệ cao và dược phẩm.
Hàn Quốc có nhu cầu lớn về giáo dục đại học. Chính phủ cũng đầu tư mạnh vào lĩnh vực này với tổng chi năm 2015 đạt 43,1 tỷ USD. Nhờ đó, 46,86% người trưởng thành trải qua giáo dục chuyên nghiệp.
Vương quốc Anh có nền giáo dục đại học nổi tiếng với những tên tuổi hàng đầu thế giới như ĐH Oxford, Cambridge. 45,96% dân số trưởng thành nước này hoàn thành giáo dục chuyên nghiệp.
Theo điều tra dân số Mỹ, 33% người dân nước này có bằng cử nhân trở lên. Theo đánh giá của OECD, 45,67% người Mỹ trưởng thành có bằng cấp.
Australia đứng thứ bảy trong bảng xếp hạng với 43,74% dân số được coi là người có học thức. Ngoài ra, nước này cũng có tuổi thọ tương đối cao và thường đạt điểm cao trong các đợt điều tra mức sống toàn cầu.
Phần Lan có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Người dân nước này cũng có học vấn cao với 43,6% người từ 25 đến 64 tuổi trải qua giáo dục chuyên nghiệp.
Hầu hết người dân Na Uy sống ở miền Nam, xung quanh thủ đô Oslo. Với khoảng 5 triệu người sống ở đây, 43,02% người thuộc tầng lớp có học thức.
Luxembourg là một trong những nước nhỏ, giàu nhất thế giới. Về mặt giáo dục, theo tiêu chuẩn của OECD, 42,86% dân số nước này có học thức.
Học phí nghìn đô và những cái nhất của trường học trên thế giới Nền giáo dục thế giới có những ngôi trường đặc biệt như học phí đắt nhất, nằm ở vị trí cao hàng nghìn mét, tọa lạc trên vách đá hay được ghi tên trong sách kỷ lục Guinness.
Theo Zing
"Đàn con đặc biệt" của cô giáo Hà thành ở miền sơn cước "Các con đặc biệt lắm, con thì không nghe được, con lại chậm hiểu, con thì đi lại khó khăn... nhưng con nào cũng ngoan ngoãn, nghe lời và luôn cố gắng học tập", cô Dương Liên tâm sự. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Sóc Sơn ngoại thành Hà Nội, Dương Liên (sinh năm 1987) cứ tưởng mình sẽ gắn...