Nam sinh đạt 29 điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: Thành công nhờ… tự học
Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Hoàng Ngọc Dũng, học sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai (Lào Cai) xuất sắc đạt 29 điểm khối A (10 điểm Toán, 10 điểm Hóa học, 9 điểm Vật lý).
Hỏi bí quyết đạt thành tích cao, Dũng giản dị chia sẻ: “Em chỉ biết cố gắng học chắc kiến thức cơ bản ngay trên lớp và tăng cường thời gian cho tự học trực tuyến tại nhà”.
Hoàng Ngọc Dũng (hàng 2 ngoài cùng bên phải) và các bạn cùng lớp. Ảnh: NVCC
Bố mẹ định hướng, con quyết định
Hoàng Ngọc Dũng có bố là công nhân Xí nghiệp Vận Tải, Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam, mẹ là giáo viên Trường THCS Bình Minh (thành phố Lào Cai – Lào Cai). Từ nhỏ, Dũng được bố mẹ rèn luyện và định hướng học tập. Cô Tống Thị Phượng – mẹ Dũng – chia sẻ: Có được sự hỗ trợ của bố mẹ từ nhỏ nhưng Dũng hoàn toàn tự giác trong việc học tập, tự học với sách, tài liệu. Việc chọn khối, xác định mục tiêu theo đuổi dù bố mẹ đưa ra gợi ý, Dũng vẫn là người tự tìm hiểu thông tin ngành nghề, mong muốn cá nhân để quyết định.
“Gia đình không phải nhắc Dũng ngồi vào bàn học. Với Dũng học như một nhu cầu tự thân, con luôn tự giác và ý thức rõ mình học phương pháp nào, thời gian học tập bao lâu. Con chủ động trong cả việc tìm tài liệu để học hiệu quả; tự biết phân phối thời gian cho học tập và tham gia các câu lạc bộ trong trường, sự kiện hoạt động ngoại khóa và chơi thể thao cùng bạn bè…”, mẹ Dũng cho biết thêm.
Sau 3 môn thi Toán, Lý, Hóa tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT, Dũng so đáp án và tự tính điểm thi của mình. Em nhận định với bố mẹ sẽ được điểm tối đa 2 môn Toán, Hóa, còn môn Lý sẽ thấp hơn. Và thực tế, điểm số đúng như Dũng dự tính, vì vậy gia đình không quá bất ngờ khi có kết quả nhưng ai cũng tự hào và hạnh phúc.
Video đang HOT
Cô Trần Thị Phượng – Giáo viên Toán, Trường THPT chuyên Lào Cai nhận xét: Dũng thông minh, có cách giải bài nhanh gọn, bảo đảm tốc độ giải các bài toán tự luận. Trong quá trình học tập, em luôn vươn lên mạnh mẽ, vì vậy sự tiến bộ của Dũng thường xuyên chứ không thất thường. Ở những lần thi thử, điểm số của Dũng thường nằm trong tốp những HS có điểm cao nhất trường. Sự thông minh, kiến thức chắc chắn kết hợp tự học trực tuyến đã giúp Hoàng Ngọc Dũng có được kết quả xứng đáng chứ không hề mang yếu tố may mắn.
Tự học – “chìa khóa” của thành công
Khi được hỏi về bí quyết học tập, Hoàng Ngọc Dũng cho biết: Năm lớp 11, em mới xác định mục tiêu học tập và tập trung vào học 3 môn sẽ thi ĐH là Toán, Lý, Hóa. Với lợi thế HS lớp chuyên Hóa Trường THPT chuyên Lào Cai, em tập trung ôn luyện môn Hóa sớm hơn so với môn Toán và Lý. Em không có “bí quyết” gì ghê gớm mà chỉ biết học thật chắc kiến thức cơ bản ngay trên lớp, về nhà dành nhiều thời gian tự học. Để tiếp nhận được những kiến thức “nặng” trên lớp, em tìm đến các khóa học trực tuyến để bồi dưỡng thêm…
Việc nắm chắc lý thuyết vô cùng quan trọng để học tốt thực hành nên ngày nào cũng học một bài, đánh dấu vào những phần quan trọng để đọc đi đọc lại nhiều lần. Mảng kiến thức khó và chưa hiểu, Dũng không chỉ quyết tâm tìm ra cách giải mà còn tăng cường hỏi thầy cô giảng dạy trên lớp, thậm chí với cả thầy cô dạy trực tuyến.
Sau buổi học trên lớp, mỗi tối Dũng bắt đầu học từ 19 giờ và kết thúc lúc 24 giờ. Thời điểm ôn thi tốt nghiệp THPT, mỗi ngày Dũng đều đặt ra mục tiêu luyện và làm đề của 3 môn Toán, Lý, Hóa. Có ngày Dũng tự giải 3 đề môn hóa, có ngày lại giải đều mỗi môn một đề. Thời gian giải các đề thi thử được Dũng bấm giờ như thi thật để nhận biết khả năng làm bài tới đâu? Kiến thức nào chưa chắc?… tất cả sẽ được lưu ý lại để bổ sung.
Nói về sở thích và đam mê học trực tuyến, Dũng tiết lộ: Học trực tuyến đã hỗ trợ tích cực cho em trong việc tự học tại nhà và ôn thi tốt nghiệp THPT, đồng thời giúp người học không bỏ phí một chút thời gian nào ngay cả khi không tới trường, nghỉ học vì dịch Covid-19.
“Đầu năm lớp 12 em mới biết đến học trực tuyến do Covid-19. Em dành nhiều thời gian lên mạng xem xét, tìm hiểu kĩ các bài giảng miễn phí, chọn những GV mình thấy phù hợp trong phương pháp giảng dạy để theo dõi các bài giảng. Mặt khác, học trực tuyến có thể cung cấp cho em lộ trình học tập rõ ràng, hệ thống kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. HS có thể lựa chọn kiến thức mình cần để học, thậm chí có thể xem đi xem lại nhiều lần một bài giảng cho tới khi hiểu kĩ càng. Dù học trực tuyến nhưng em vẫn trao đổi và nhận được câu trả lời nhanh qua hệ thống học tập, được GV trực tiếp hướng dẫn trả lời. Sự tương tác giữa GV và HS qua học trực tuyến nhanh chóng và hiệu quả” – Dũng chia sẻ.
Nói về lựa chọn sắp tới trên con đường học tập, Hoàng Ngọc Dũng chia sẻ: Em mong muốn trở thành một lập trình viên công nghệ thông tin nên đăng ký vào Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Chúc cho những mơ ước của Hoàng Ngọc Dũng thành hiện thực và mong em mãi phát huy tinh thần tự học, bồi dưỡng để tiếp tục “gặt hái” những thành công trong học tập và cuộc sống.
Dũng có khả năng tự học tốt. Chính vì vậy, khi học ở lớp dù GV đưa ra các mảng vấn đề, kiến thức khó để yêu cầu HS suy nghĩ tìm cách giải… em đều “vượt qua” nhanh chóng. Với kiến thức chưa chắc chắn, cần hiểu rõ hơn, một mặt Dũng chủ động trao đổi cùng GV mặt khác tập trung tự tìm giải. - Cô Trần Thị Phượng
Điểm trùng hợp của hai nữ sinh đạt điểm 10 môn Văn thi tốt nghiệp THPT 2020
Hai nữ sinh đạt điểm tuyệt đối môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 đều ít học thêm, chủ yếu tự học, nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa.
Đặng Thị Hồng Trang, cựu học sinh lớp 12A1 trường THPT Mỹ Tho (Ý Yên, Nam Định) là một trong hai thí sinh hiếm hoi đạt 10 điểm môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020.
Nhớ lại bài thi Ngữ văn, Trang chia sẻ, câu hỏi nghị luận văn học yêu cầu thí sinh cảm nhận bài thơ Đất nước. Đề này được coi là "trúng tủ" vì em thuộc lòng và rất yêu thích lối viết, ý nghĩa của bài thơ. Em viết gần 12 trang giấy. Trong bài em liên hệ thêm hình ảnh đất nước thời chiến tranh, thời hòa bình và điểm chung là tình yêu đất nước.
Em Đặng Thị Hồng Trang, cựu học sinh lớp 12A1 trường THPT Mỹ Tho (Nam Định)
Trang có thể ghi nhớ và đọc thuộc hầu hết các bài thơ trong sách giáo khoa lớp 11 và 12. Nữ sinh coi trọng việc tự học ở nhà sau mỗi giờ lên lớp. Em còn đọc thêm các sách về cuộc sống, châm ngôn, truyện làm phong phú kho kiến thức thực tế, điều này giúp bài Văn thêm phần sinh động, không bị khô.
Cô Kiều Oanh, giáo viên Ngữ văn, trường THPT Mỹ Tho (Nam Định), cho biết Trang thường viết bài có chất riêng, sử dụng tư duy của người học Toán để làm rõ mạch ý. Bên cạnh đó, cô học trò có cảm xúc, khẩu khí riêng trong mỗi bài viết.
Cô đánh giá điểm số này hoàn toàn xứng đáng với sức học và nỗ lực, công sức của Trang trong thời gian dài. Trước đó, Trang cũng được chọn ôn đội tuyện học sinh giỏi cấp tỉnh. Điểm tổng kết môn Văn của Trang ở lớp toàn 9,8; 9,9. Trong các kỳ thi chung của trường, chưa bao giờ bài thi của Trang dưới điểm 9, hầu hết đều đạt 9,5 hoặc 9,75.
Với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (Toán 8,8; Ngữ văn 10, tiếng Anh 7,2), thêm 0,5 điểm ưu tiên khu vực, nữ sinh đạt tổng 26,5 điểm. Trang định hướng đăng ký xét tuyển khối D vào ngành Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao và ngành Tài chính - Ngân hàng, Học viện Tài chính.
Dương Ngọc Trâm, học sinh lớp 12C7, trường THPT Chu Văn An (An Giang) cũng là thí đạt điểm 10 môn Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ngay khi biết điểm thi, Trâm ôm lấy mẹ và khóc như trẻ con. Trâm không nghĩ mình có thể đạt điểm tuyệt đối. Đây là món quà ý nghĩa em dành tặng mẹ sau 12 năm học.
Nữ sinh Dương Ngọc Trâm.
Về bí quyết làm bài thi môn Văn, Trâm thường chăm chú nghe giảng trên lớp để nắm nội dung chính, sau đó bổ sung bằng ý kiến của giáo viên dạy online.
Theo nữ sinh: "Ở môn Ngữ văn, việc tự học và nắm các kiến thức cơ bản là quan trọng nhất. Phải có kiến thức nền tảng tốt mới tiếp thu và dung nạp thêm những nội dung nâng cao. Em cũng không tham gia quá nhiều lớp ôn luyện, vì em nhận thấy việc trau dồi kiến thức là thường xuyên và phải thực sự đam mê với môn học".
Dương Ngọc Trâm dự kiến lựa chọn khối D14 (Ngữ văn, Lịch sử, tiếng Anh) để xét tuyển vào ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành, Đại học Khoa học và Xã hội Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM).
Tận dụng cơ hội vàng tự học, ôn luyện Sau khi trở lại trường sau thời gian nghỉ dịch Covid-19, học sinh Hà Nội đã ngay lập tức bắt nhịp với guồng học tập để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Học sinh Trường Phan Đình Phùng (Hà Nội) ôn thi. Ảnh: Lan Anh Nhờ triển khai dạy học trực tuyến hiệu quả, nhiều trường đã sớm kết thúc...