Nam sinh đánh nhau với bạn nữ trong giờ ra chơi
Chứng kiến cảnh bạn nam và nữ mâu thuẫn, thay vì can ngăn, nhóm học sinh ở một trường THCS ở Hà Nội reo hò, cổ vũ hai người đánh nhau.
Ngày 19/3, một người dùng mạng đăng clip ghi cảnh hai học sinh đánh nhau trong khuôn viên trường. Vì mâu thuẫn, nam sinh mặc áo phông và nữ sinh mặc đồng phục lời qua tiếng lại, thách thức nhau.
Cùng với sự khích bác của những người xung quanh, cậu học sinh này lao vào túm tóc cô gái. Hai bên bắt đầu ẩu đả.
Sự việc xảy ra trước sự chứng kiến của đông đảo học sinh nhưng không ai can ngăn. Nhiều người thậm chí reo hò, cổ vũ. Một số người lấy điện thoại ra quay phim, chụp ảnh.
Hai học sinh đánh nhau trong tiếng cổ vũ của các bạn. Ảnh cắt từ clip.
Video đang HOT
Trong quá trình đánh nhau, nam sinh bị lột áo, nữ sinh ngã xuống sàn nhưng hai em đều không dừng lại. Theo người đăng video, hai người trong clip là học sinh trường THCS Trần Đăng Ninh ở Hà Đông, Hà Nội. Hai bạn mâu thuẫn với nhau từ trước và đây không phải lần đầu tiên bạn nam ra tay đánh người.
Dưới bài đăng, cộng đồng mạng bày tỏ sự phẫn nộ trước hành động đánh nữ sinh.
Trao đổi với Zing.vn, ông Lã Xuân Hoàn, Phó hiệu trưởng trường THCS Trần Đăng Ninh, xác nhận sự việc xảy ra tại trường vào giờ ra chơi ngày 18/3. Nam, nữ sinh đều là học sinh lớp 7.
“Sau khi phát hiện, giáo viên chủ nhiệm lớp đã gọi điện nhắc nhở học sinh, đồng thời đề nghị người đăng gỡ video”, ông Hoàn cho biết.
Ông nói thêm vì việc xảy ra vào cuối tuần nên đến chiều nay (20/3), trường mới mời học sinh, phụ huynh liên quan đến tìm hiểu nguyên nhân, phối hợp giáo dục con cái.
Theo Zing
Hà Nội yêu cầu tăng cường ngăn chặn bạo lực học đường
UBND thành phố Hà Nội yêu cầu sở GD&ĐT tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các vụ việc học sinh tổ chức gây gổ, đánh nhau ở trong và ngoài nhà trường.
Ngày 19/12, UBND thành phố Hà Nội cho biết đã ban hành công văn yêu cầu những đơn vị liên quan tăng cường biện pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý địa bàn, chỉ đạo tuyên truyền, quản lý, giáo dục học sinh.
"Có biện pháp theo dõi, kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các vụ việc học sinh tổ chức gây gổ, đánh nhau ở trong và ngoài nhà trường; kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của hàng quán, tụ điểm vui chơi giải trí, dịch vụ Internet, trò chơi trực tuyến... có biểu hiện gây mất an ninh, trật tự ở khu vực cổng trường", công văn nêu.
Số liệu thống kê năm 2015 của tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em (Plan Internationnal) và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW). Đồ họa: Phượng Nguyễn.
UBND thành phố Hà Nội cũng giao sở GD&ĐT phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra, đôn đốc thực hiện hiệu quả đề án và kế hoạch của thành phố về "Tăng cường công tác lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020".
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp tăng cường nguồn lực để ngành giáo dục thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn cho học sinh.
"Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể từng tháng, học kỳ và năm học về phòng chống bạo lực học đường để các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện, nâng cao nhận thức, ý thức cũng như phát huy vai trò của học sinh trong việc ngăn chặn, tố giác, xử lý kịp thời đối với các hành vi bạo lực", trích công văn của UBND thành phố Hà Nội.
Định kỳ kết thúc học kỳ I và hết năm học hoặc đột xuất (nếu có), Sở GD&ĐT Hà Nội phải báo cáo công tác phòng chống bạo lực học đường, đề xuất biện pháp thực hiện gửi UBND thành phố và Bộ GD&ĐT xem xét, chỉ đạo kịp thời, đúng thẩm quyền.
Theo Zing
Bạo lực học đường: Một góc nhìn khác Bạo lực là sản phẩm của hành xử kém văn minh. Khi mặt bằng dân trí chưa thoát khỏi bản năng hoang dã, con người thường giải quyết xung đột bằng bạo lực. Bởi vì bạo lực xét đến cùng là hành vi bản năng. Mọi sự phẫn nộ hoặc phản kháng phi lý tính đều có nguy cơ dẫn đến bạo lực....