Nam sinh 21 tuổi mở nhà hàng Nhật trong phòng ký túc xá
Chàng trai Thái Lan biến cuộc sống du học sinh ở Hà Lan trở nên thú vị, mở rộng tương lai trong ngành ẩm thực.
Kitsanin Thanyakulsajja (Thái Lan), sinh viên ở Amsterdam, Hà Lan đã trang trải chi phí cho cuộc sống xa nhà bằng cách mở một nhà hàng ngay trong phòng ký túc xá, theo Munchies. 15 món ăn Nhật Bản tinh tế trên thực đơn do Thanyakulsajja phục vụ bao gồm nhiều loại hải sản như tôm, sò nướng và trứng cá hồi muối.
Kitsanin Thanyakulsajja mở nhà hàng trong phòng ký túc xá, tự quản lý và làm đầu bếp. Ảnh: Munchies
Cánh cửa căn phòng 984 nơi du học sinh sống và mở nhà hàng treo tấm biển “Ephemeral” viết nguệch ngoạc bằng phấn. Khách muốn đến ăn phải bước qua hành lang dài và tối tăm của khu ký túc xá, không gian phảng phất mùi thuốc lá và tiếng guitar điện.
Nhà hàng hoạt động suốt ba năm cho đến khi Thanyakulsajja tốt nghiệp vào mùa hè vừa rồi. Anh đã nấu vài bữa ăn cuối cùng trước khi tập trung làm luận văn. Khách hàng thường được xếp vào danh sách chờ khi đặt bàn ở nhà hàng của nam sinh.
Ba năm trước, khi mới chuyển đến Amsterdam để học ngành nhân văn, Thanyakulsajja nghĩ cần tìm một công việc bán thời gian liên quan đến ẩm thực. Tuy nhiên, anh cũng ý thức rằng kinh doanh khi chưa có kinh nghiệm rất vất vả và nhiều rủi ro.
Chàng trai 18 tuổi khi đó quyết định tự mình bắt tay làm mọi thứ từ căn phòng ký túc xá. “Tôi lóe ra ý tưởng mở nhà hàng cho riêng mình mà không cần phải chờ đợi. Tôi cũng có thể tự làm đầu bếp. Nhưng tôi phải tạo ra điều gì đó khác biệt”, anh nói.
Căn phòng được bày biện theo phong cách nhà hàng Nhật Bản: Ảnh: Munchies
Video đang HOT
Sự mới mẻ mà Thanyakulsajja đề cập chính là bữa ăn omakase truyền thống của Nhật Bản. Trong tiếng Nhật, omakase được hiểu là văn hóa ăn uống trong đó khách tin tưởng hoàn toàn vào đầu bếp, để đầu bếp tự do phục vụ các món sushi cao cấp. Những bữa ăn này có thể lên đến 20 món tối giản, tất cả đều được chế biến từ nguyên liệu nhập theo mùa.
Thanyakulsajja được truyền cảm hứng từ những bộ phim tài liệu về chủ đề ẩm thực Nhật Bản anh thường xem ngày nhỏ. Anh tự học mọi thứ bằng con mắt phân tích và niềm đam mê ẩm thực. Omakase cũng là kiểu phục vụ giới hạn số lượng người đến ăn, nên anh có thể tự xoay xở.
Khi bắt đầu thử nghiệm, khách hàng của Thanyakulsajja chủ yếu là sinh viên. Mỗi người trả khoảng 15 euro cho bữa ăn bốn món. Dần dần, khách từ khắp nơi biết đến danh tiếng của nhà hàng qua bạn bè, báo chí và dẫn cả gia đình đến ăn. Giá của bữa ăn cũng tăng gấp nhiều lần với chất lượng ngày càng hoàn thiện.
Không gian nhà hàng không có bất kỳ dấu hiệu nào của chiếc giường bừa bộn hay bàn học ngổn ngang. Thay vào đó, bộ bàn ghế và dụng cụ ăn uống theo truyền thống Nhật Bản được bày gọn ghẽ. Căn bếp nhỏ nằm ở lối vào, còn phía sau tấm rèm ở bên hông là chiếc giường đơn nơi đầu bếp nằm ngủ.
Cá tươi và wasabi. Ảnh: Munchies
Sau khi đón khách, Thanyakulsajja đứng mài con dao dài, chuẩn bị những bước cơ bản như băm nhỏ một thân wasabi màu xanh đậm. Anh lần lượt phục vụ khách cá ngừ, sò nướng, mực chế biến theo ba cách, trứng cá hồi muối với vỏ chanh bào, cá thu muối với gừng… Đôi khi, đầu bếp sẽ đưa tận tay cho khách và hướng dẫn cách ăn để tận hưởng hương vị trọn vẹn nhất.
Trong thời gian khách ăn, Thanyakulsajja mô tả chi tiết cách chế biến từng món. “Cá ngừ đã được chần trong nước sôi, trải qua quá trình chuẩn bị phức tạp trong hai đến ba ngày và bị khô đi một chút. Món đậu phụ vừng này lấy cảm hứng từ nền ẩm thực Phật giáo”, anh nói đầy tự tin.
Khi nhà hàng phát triển, anh thuê thêm hai sinh viên làm phụ bếp, giúp anh sơ chế và làm sạch nguyên liệu. Trong năm cuối đại học, một số nhà phê bình ẩm thực nổi tiếng của Amsterdam tìm đến nhà hàng Ephemeral để ăn thử, và họ đều đánh giá cao tài năng của Thanyakulsajja. Các đầu bếp đạt sao Michelin (ngôi sao được trao thưởng cho những nhà hàng đạt chất lượng cao) cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với chàng trai 21 tuổi.
Với Thanyakulsajja, trải nghiệm thời sinh viên của anh đáng giá hơn nhiều so với việc chỉ đi học để lấy tấm bằng đại học. Sau khi hoàn thành luận án, anh bắt đầu hợp tác với một số nhà hàng, mong muốn phổ biến rộng rãi phong cách ẩm thực omakase cho người dân Amsterdam.
“Tôi đã có ý tưởng về nhà hàng mà tôi sẽ mở cuối năm 2019″, anh nói.
Thùy Linh
Theo VNE
Hơn 200 chuyên gia tham dự hội thảo quốc tế 'Glosearch 2018'
Hội thảo về kinh doanh, nghiên cứu trong ngành Du lịch, Khách sạn, Nhà hàng với sự tham dự của nhiều nhà khoa học, học giả diễn ra ngày 1-5/10.
Trong thời đại công nghệ 4.0, ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực giáo dục là xu thế tất yếu, tạo nên đổi mới tích cực ở nhiều quốc gia. Sự phát triển của công nghệ trong giáo dục giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy, mang lại những trải nghiệm mới cho giảng viên, sinh viên. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đại học Hoa Sen đã và đang ứng dụng mạnh mẽ, tận dụng nhiều thiết bị công nghệ vào công cuộc này.
Đại diện trường Đại học Hoa Sen - Khoa Du lịch phối hợp cùng Hiệp hội Giáo dục đại học Bắc Mỹ (ANAHEI) tổ chức tuần lễ hội thảo quốc tế "Glosearch 2018" (Global Conference on Business, Hospitality and Tourism Research) tại số 8 Nguyễn Văn Tráng, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM. Sự kiện còn được hỗ trợ của trường Đại học Nam Florida Sarasota-Manatee (Florida, Mỹ).
Tiến sĩ Cihan Cobanoglu, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục đại học Bắc Mỹ (ANAHEI), đồng Trưởng ban tổ chức hội thảo tuyên bố khai mạc "Glosearch 2018".
"Glosearch 2018" là nơi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng mới và kết quả nghiên cứu về các khía cạnh trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế cùng những hoạt động hữu ích khác. Hội thảo còn tập trung nhấn mạnh vào chủ đề ứng dụng xu hướng công nghệ trong ngành Du lịch, Khách sạn và Nhà hàng. Sự kiện quy tụ hơn 200 nhà nghiên cứu, nhà khoa học, học giả trong và ngoài nước như Anh, Pháp, Mỹ, Australia, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc...
Các đại diện khách mời của tuần lễ hội thảo gồm Phó giáo sư, tiến sĩ Vũ Tường Thụy, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen; Tiến sĩ Lê Minh Thành, Phó trưởng khoa Du lịch Đại học Hoa Sen; Tiến sĩ Cihan Cobanoglu, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục đại học Bắc Mỹ; Phó giáo sư, tiến sĩ Yen-Soon Kim, Đại học Nevada (Las Vegas, Mỹ); Tiến sĩ S. Mostafa Rasoolimanesh, Giảng viên cao cấp Đại học Sains Malaysia (Malaysia); Tiến sĩ Patrick J. Moreo và Tiến sĩ Jay Schrock cùng là Trưởng khoa tại Đại học Nam Florida Sarasota-Manatee (Florida, Mỹ).
Giáo sư Jason D.Shaw trường Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore (NTU), Biên tập viên Học viện Quản lý Journal (2016-2019) chia sẻ bài nghiên cứu khoa học về "Cơ chế trả lương theo hiệu suất công việc".
Một số sự kiện nổi bật diễn ra trong tuần lễ hội thảo như khai mạc sự kiện "Think Tank" nhằm chia sẻ về tác động của khoa học công nghệ đối với ngành Dịch vụ, ra mắt câu lạc bộ DHUB của khoa Du lịch trường Đại học Hoa Sen, lễ ký kết hợp tác giữa Đại học Hoa Sen và công ty Vinpearl (thuộc Tập đoàn VinGroup) vào ngày 1/10, khai mạc hội thảo quốc tế Glosearch vào ngày 2/10.
Các chủ đề về "Mô hình du lịch thông minh", "Làm thế nào để giáo dục tài năng tương lai cho ngành Khách sạn trong thời đại kỹ thuật số" diễn ra ngày 3-4/10. Bế mạc hội thảo quốc tế Glosearch và tour tham quan thành phố cho khách mời đăng ký ngày 5/10.
Chủ đề về ứng dụng xu hướng công nghệ trong ngành Du lịch, Khách sạn và Nhà hàng được chia sẻ tại hội thảo.
Thông qua hội thảo, các đại diện trường Đại học Hoa Sen chia sẻ về những sản phẩm công nghệ thông tin mà khoa Du lịch đã ứng dụng vào ngành, việc tiếp cận xu hướng hiện đại mang đến những lợi ích cho nền giáo dục nói chung và ngành Du lịch nói riêng.
Kim Uyên
Theo Vnexpress
Hiệu trưởng Trường ĐH Huflit lên tiếng về nghi vấn bằng cấp Sau nhiều ngày im lặng, ngày 22.8, tiến sĩ Trần Quang Nam, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM (Huflit), đã trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên về những nghi vấn xung quanh bằng cấp của mình. Tiến sĩ Trần Quang Nam - ẢNH: WEBSITE NHÀ TRƯỜNG Học thạc sĩ chương trình được Bộ GD-ĐT cấp phép ! Thưa...