Nam, nữ quá cao sẽ không đủ điều kiện dự thi vào trường Công an?
Đây là nội dung mới đáng chú ý được đề cập tại Dự thảo Thông tư của Bộ Công an, thay thế Thông tư 15/2016/TT-BCA quy định về tuyển sinh trong Công an nhân dân.
Bộ Công an hiện đang tổ chức lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư quy định về tuyển sinh trong Công an nhân dân (CAND).
Ảnh minh họa. (Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Công an)
Theo đó, Thông tư này quy định về nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, quy trình, thủ tục, hồ sơ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong công tác tuyển sinh vào giáo dục văn hóa bậc trung học phổ thông, đào tạo trình độ trung cấp, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, đào tạo cao cấp lý luận chính trị và hoàn thiện kiến thức tương đương trình độ trung cấp chính trị trong CAND.
Thông tư này áp dụng đối với học viện, trường CAND, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, sĩ quan, hạ sĩ quan CAND, công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND; Cơ quan, đơn vị ngoài lực lượng CAND, công dân Việt Nam và người nước ngoài tuyển sinh, đào tạo trong CAND theo quy định hoặc theo thỏa thuận hợp tác về đào tạo của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo thỏa thuận hợp tác về đào tạo của Bộ Công an.
Khoản 2 Điều 7 của dự thảo quy định, người dự tuyển đào tạo đại học chính quy tuyển mới đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông và tương đương phải đảm bảo các điều kiện về tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài ra phải đáp ứng các điều kiện sau:
Trong những năm học trung học phổ thông và tương đương đạt học lực từ trung bình trở lên (theo kết luận học bạ), từng môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường CAND phải đạt từ 6.5 (sáu phẩy năm) điểm trở lên, riêng đối tượng tại điểm a, b Khoản 1 Điều 7 áp dụng trung bình cộng điểm các môn thuộc tổ hợp xét tuyển đạt từ 6.5 (sáu phẩy năm) điểm trở lên; các điều kiện về học lực khác theo quy định hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an.
Tính đến năm dự tuyển, đối tượng thuộc điểm a, b Khoản 1 Điều 7 không quá 30 tuổi; đối tượng thuộc điểm c Khoản 1 Điều 7 không quá 20 tuổi, riêng người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi.
Video đang HOT
Phẩm chất đạo đức, đối tượng thuộc điểm a, b Khoản 1 Điều 7 phân loại cán bộ ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên trong năm liền trước với năm dự tuyển. Riêng công dân hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia CAND hoặc hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong Quân đội nhân dân trong thời gian tại ngũ, hàng năm đều đạt mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên. Đối tượng thuộc điểm c Khoản 1 Điều 7, trong những năm học trung học phổ thông và tương đương đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên, chưa kết hôn, chưa có con đẻ.
Đảm bảo tiêu chuẩn chính trị theo quy định hiện hành của Bộ Công an.
Về tiêu chuẩn sức khỏe tuyển vào CAND, theo điểm d khoản 2 Điều 6 Thông tư 15/2016/TT-BCA, nam có chiều cao từ 1m64 trở lên, nữ có chiều cao từ 1m58 trở lên thì sẽ đủ tiêu chuẩn dự tuyển. Tuy nhiên, theo dự thảo Thông tư thay thế, nam có chiều cao từ 1m64 -1m95, nữ có chiều cao từ 1m58 – 1m80.
Như vậy, nam cao quá 1m95 và nữ cao trên 1m80 sẽ không đủ điều kiện để dự tuyển vào đại học chính quy Công an nhân dân.
Dự thảo cũng yêu cầu người dự tuyển nếu mắc tật khúc xạ cận thị hoặc viễn thị thì không quá 3 đi – ốp. Khi kiểm thị lực qua kính mắt phải đạt 10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên. Trong khi đó, Thông tư 15/2016/TT-BCA hiện nay không quy định điều kiện này.
Thông tư 15/2016 chỉ yêu cầu chiều cao và cân nặng, cụ thể: Nam cao từ 1m64 trở lên và nặng từ 48kg trở lên; Nữ cao từ 1m58 trở lên và nặng từ 45kg trở lên. Còn theo dự thảo mới, người dự tuyển phải có chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng trọng lượng cơ thể (kg) chia cho bình phương chiều cao (m) đạt từ 18,5 đến 30.
Ngoài ra, dự thảo yêu cầu về năng khiếu như có khả năng giữ bình tĩnh, nhanh nhẹn, có trí nhớ tốt, tư duy logic và những phẩm chất khác (nếu có) theo yêu cầu của từng hệ lực lượng nghiệp vụ trong Công an nhân dân. Đây là điều kiện mới được bổ sung tại dự thảo, hiện nay, Thông tư 15/2016/TT-BCA hoàn toàn không quy định về điều kiện này.
Dự thảo Thông tư quy định về tuyển sinh trong Công an nhân dân dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/3/2020.
Hoàng Mai
Theo nguoiduatin
Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực có nhiều ưu điểm!
Năm 2020, ngoài các phương thức xét tuyển vào đại học (ĐH) hệ chính quy truyền thống, Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) sẽ dành một số chỉ tiêu để xét tuyển vào một số trường thành viên và đơn vị đào tạo trực thuộc bằng kết quả thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐHĐN phối hợp với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TPHCM) tổ chức.
Để giúp học sinh và phụ huynh hiểu rõ hơn về kỳ thi ĐGNL này, phóng viên (P.V) Báo Công an Đà Nẵng đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Lê Thành Bắc - Phó Giám đốc ĐHĐN- xung quanh kỳ thi này.
PGS.TS Lê Thành Bắc - Phó Giám đốc ĐHĐN.
P.V: Thưa ông! Căn nguyên nào để ĐHĐN hợp tác với ĐHQG TPHCM tổ chức kỳ thi ĐGNL tại ĐHĐN? Trong khi, với kinh nghiệm và thực lực của mình, ĐHĐN hoàn toàn có thể tổ chức một kỳ thi ĐGNL riêng?
PGS.TS Lê Thành Bắc: ĐHĐN có chủ trương sẽ tổ chức riêng một kỳ thi ĐGNL, cũng đã thành lập Ban Xây dựng Đề án tuyển sinh ĐHĐN từ cuối năm 2018 và mời GS.TSKH Bùi Văn Ga- nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT làm thành viên. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu các nơi đã tổ chức kỳ thi ĐGNL này, cụ thể là ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM, cũng như nghiên cứu về các quy định và cấu trúc của các đề thi, Ban Xây dựng Đề án tuyển sinh ĐHĐN nhận thấy, để có được chất lượng kỳ thi tốt, yêu cầu cần có một bộ đề đủ lớn và phải được thi thử nhiều lần thì mới tổ chức triển khai kỳ thi này được.
Trên cơ sở đó, Ban Xây dựng Đề án tuyển sinh ĐHĐN mới đề xuất nên kết hợp với ĐHQG TPHCM, vì các nguyên nhân sau: Rút ngắn được thời gian chuẩn bị, bởi ĐHQG TPHCM phải mất mấy năm mới hoàn thiện để triển khai tổ chức kỳ thi ĐGNL này. Điều này sẽ giúp ĐHĐN giảm được kinh phí đầu tư cho việc tổ chức ra đề, tổ chức thi. Mặt khác, theo lộ trình của Bộ GD-ĐT đã công bố về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (sau đây gọi tắt là CTGDPTM) thì năm 2023 Bộ sẽ thành lập 3 Trung tâm Khảo thí ở 3 miền.
Điều này có nghĩa, khi CTGDPTM với nhiều bộ SGK được triển khai thì bộ đề đó (nếu có chuẩn bị từ bây giờ- P.V) cũng sẽ không còn dùng được nữa. Vì thế, phương án tốt nhất là phối hợp cùng ĐHQG TPHCM. Với sự hợp tác này, thí sinh khu vực miền Trung không phải di chuyển một quãng đường xa vào TPHCM để dự thi.
Ngoài ra, với những thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào ĐHĐN thì có thêm cơ hội cũng như thêm một phương thức để thi, cũng là vừa để kiểm tra năng lực, trình độ kiến thức của bản thân. Nếu các em không vừa ý trong kỳ thi đợt 1 vẫn có thể đăng ký dự thi đợt 2; đồng thời vẫn còn có những lựa chọn khác khi tham gia đăng ký xét tuyển ĐH dưới các hình thức như lấy kết quả điểm kỳ thi THPT Quốc gia, kết quả học bạ, tuyển thẳng.
Năm nay, ĐHQG TPHCM sẽ tổ chức kỳ thi ĐGNL tại 5 điểm thi: TP HCM, Bến Tre, An Giang, Đà Nẵng và Nha Trang. Ngoài các trường thành viên thuộc ĐH Quốc gia TP HCM và các trường thành viên thuộc ĐHĐN, còn có 28 trường ĐH khác sẽ dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực này để xét tuyển ĐH. Thí sinh sẽ được nhận kết quả từ ĐHQG TPHCM và dùng nó để xét tuyển vào trường muốn đăng ký.
P.V: Xin ông có thể nói cụ thể hơn về cấu trúc đề thi kiểm tra ĐGNL này có gì khác so với cấu trúc đề thi THPT Quốc gia?
PGS.TS Lê Thành Bắc: Đề thi ĐGNL này tiệm cận với giáo dục hiện đại, giống như những kỳ thi ở các nước tiên tiến trên thế giới, ví như kỳ thi SAT của Mỹ. Cấu trúc đề thi gồm có 3 phần lớn, chia làm 120 câu với thời gian làm bài là 150 phút. Dạng thi trắc nghiệm, chỉ có 1 đáp án đúng (chọn đáp án đúng trong 4 đáp án được đưa ra). Cấu trúc bài thi cụ thể như sau: Phần 1: Ngôn ngữ gồm Tiếng Việt 20 câu, Tiếng Anh 20 câu. Phần II: Toán học tư duy logic và phân tích số liệu, trong đó Toán học 10 câu, tư duy logic 10 câu, phân tích số liệu 10 câu. Phần III: Giải quyết vấn đề gồm có 5 phần: Hóa học 10 câu, Vật Lý: 10 câu, Sinh học: 10 câu, Địa lý: 10 câu, Lịch Sử: 10 câu. Tổng điểm là 1200 điểm.
Đề thi là tổng hợp kiến thức chương trình phổ thông. Điểm đặc biệt của đề thi này là thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT cũng có thể làm bài đạt điểm cao. Theo đánh giá của ĐHQG TPHCM, khi theo dõi các hình thức xét tuyển vào các trường thành viên thuộc ĐHQG TPHCM, những SV được xét tuyển vào theo kết quả ĐGNL có kết quả học tập của những năm vừa qua tốt, vượt trội hơn hẳn so với các SV được xét tuyển dưới các hình thức xét tuyển khác. Điều đó cho thấy, việc tổ chức kỳ thi ĐGNL này đã giúp cho các ĐH lựa chọn được những thí sinh có năng lực, có kết quả tốt hơn và chính xác hơn so những hình thức xét tuyển khác...
P.V: Thưa ông! Với 120 câu lại quá nhiều lĩnh vực kiến thức, thời gian làm bài lại chỉ có 150 phút, liệu có quá nhiều và...quá sức với thí sinh không?
PGS.TS Lê Thành Bắc: Theo tôi thì không. Đề thi ĐGNL này đã được hoàn thiện qua nhiều lần thi để phù hợp với trình độ HS phổ thông hiện nay. Đề thi tổng hợp kiến thức phổ thông, hạn chế học lệch, học tủ và đánh giá được toàn diện kiến thức mà HS đã được học suốt thời phổ thông. Thực tế những năm qua, thí sinh tham gia kỳ thi ĐGNL này làm rất tốt...
Trước khi bắt đầu triển khai tổ chức kỳ thi ĐGNL này, ĐHQGTP HCM đã thử nghiệm rất nhiều lần, cho thi thử rồi mới chính thức triển khai, đến bây giờ, kỳ thi đã hoàn thiện. Hiện ĐHQG TPHCM có 4.000 đề thi với hơn 60 chuyên gia ra đề thi. Tôi được biết, năm 2019, có hơn 40.000 thí sinh dự thi đợt 1 và gần 20.000 thí sinh đăng ký dự thi đợt 2. Số trường tham gia lấy kết quả này để xét tuyển trong năm 2020 cũng rất đông với gần 50 trường trong và ngoài ĐHQGTPHCM...
P.V: Xin cảm ơn ông vì đã cung cấp những thông tin bổ ích cho thí sinh và phụ huynh được biết.
P.THỦY (thực hiện)
Theo congandanang
Thí sinh bắt đầu đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2020 Thời gian đăng ký thi đánh giá năng lực năm 2020 đợt 1 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sẽ bắt đầu từ hôm nay (6-1) đến ngày 28-2. Vào 14 giờ chiều nay, ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ chính thức mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực đợt 1 năm 2020. Thí sinh dự thi kỳ thi đánh giá...