Năm nay rất lạ: Đào rừng nở giữa thu, Hà thành tới tấp đặt mua
Còn khá sớm để nhắc đến chuyện mua hoa đào chơi Tết Nguyên đán, thế nhưng vài ngày trở lại đây những cành đào rừng bất ngờ xuất hiện trên “ chợ mạng” khiến dân Hà thành thích thú và đặt mua tới tấp.
Dịp Tết Nguyên đán, những cành đào, gốc hoa đào bung nở xuất hiện tràn ngập phố chợ, phục vụ nhu cầu của người dân trưng Tết. Giá hoa đào dao động từ vài chục ngàn cho tới vài chục triệu đồng mỗi cành/cây, thậm chí có gốc đào giá còn lên tới tiền tỷ.
Thời điểm này, nhắc đến chơi đào Tết Nguyên đán vẫn còn khá sớm. Thế nhưng, hoa đào lại bất ngờ được rao bán trên “chợ mạng” theo cành hay theo set (3 cành nhỏ) khiến nhiều người ở Hà Nội thích thú đặt mua.
Chị Lê Thị Nguyên Linh ở Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội) khoe vừa đặt được 2 set cành đào, thứ sáu này sẽ nhận được hàng, vừa đúng dịp cuối tuần có thể trưng hoa đào trong nhà.
Cách Tết Nguyên đán khá xa, nhưng những ngày này hoa đào đã được rao bán
Chị Linh chia sẻ, vì rất thích hoa đào nên năm nào dịp Tết Nguyên đán chị cũng mua khá nhiều, từ đào cành nhỏ về để trên ban thờ, cành cắm trong phòng khách,… đến cách Tết khoảng 1 tuần, vợ chồng chị lại lên đường hoa gần Nhật Tân chọn mua thêm gốc đào lớn để chơi Tết.
“Dịp này bất ngờ thấy có bán set đào cành, dù chưa thể sai hoa như dịp Tết nhưng có hoa đào thời điểm đúng là rất hiếm. Lần đầu tiên tôi mua được đào vào dịp Hà Nội mới chỉ chớm lạnh như bây giờ”, chị nói.
Hai set cành đào chị mua lên tới 650.000 đồng, khá đắt đỏ so với các loại hoa khác thường ngày. Tuy nhiên, giờ trong nhà có cành đào phai, nở điểm vài bông tạo ra không khí rất ấm cúng, mang hương vị Tết thân thuộc nên chị quyết mua.
Video đang HOT
Đào được rao bán với giá từ 290.000-320.000 đồng/set
Thừa nhận người dân Hà Nội đang rất thích thú với những cành đào bung nở sớm, anh Nguyễn Ngọc Tuấn – một đầu mối chuyên bán đặc sản vùng cao ở Đông Mỹ (Thanh Trì, Hà Nội) – tiết lộ, cách đây 3 ngày, trong chuyến đi đánh hàng đặc sản từ vùng cao về, anh có nhập được 20 set đào cành về bán thử do tiện chuyến hàng.
Điều bất ngờ là khi anh mới đăng bán trên facebook khoảng 30 phút, số lượng khách đặt mua lên tới 80 set, sau đó tiếp tục tăng.
“Hôm qua ngồi chốt đơn xong, lượng hàng khách đặt lên tới gần 300 set. Trong khi cành đào nở hoa hiện còn khá ít nên tôi tạm thời dừng nhận đơn. Khách đã đặt tôi cũng phải thông báo trả hàng dần dần. Hàng về tới đâu trả đơn của khách tới đó chứ không thể một lần trả hết luôn”, anh nói. Trả xong số lượng hàng này, anh mới có thể nhận tiếp đơn mới.
Chưa tính tới nguồn hàng tương đối hiếm, chỉ tính chuyện vận chuyển đã khó. Một chuyến không thể chở quá nhiều bởi còn ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Do đó, anh chỉ dám nhận lượng khách vừa phải, nhận nhiều nợ đơn lâu cũng ảnh hưởng tới uy tín bán hàng của mình, anh cho hay.
Theo dân buôn, dịp này ở những vùng núi, hoa đào bắt đào chớm nở, người dân tranh thủ chọn lựa, cắt tỉa những cành đào nở sớm đem bán
Chị Vũ Thị Huyền – một đầu mối bán hoa online ở Cầu Giấy (Hà Nội) cũng thừa nhận, người dân đang rất thích thú với những cành đào rừng đang chớm nở. Theo đó, lượng lượng đặt mua tương đối nhiều.
Sau 18 tiếng đăng bán những set cành hoa đào, chị Huyền vẫn chưa chốt lượng khách đặt chính xác là bao nhiêu, nhưng chị ước tính con số cũng lên tới cả 100 set.
Thật ra đào cành này không khủng như cành đào rừng bán Tết. Set đào này gồm 3 cành, mỗi cành dài khoảng 1-1,5m. Đây là những cành đào được người dân miền núi tách tỉa trong vườn đào nhà mình, chọn lựa những cành nở hoa sớm để bán chứ không phải chặt cây phá vườn. Do đó, giá của mỗi set đào này chỉ 290.000 đồng, tương đối rẻ so với giá hoa đào bán dịp Tết.
Song, theo chị Huyền, chuyến hàng sớm nhất cũng phải thứ 5 mới về và chỉ khách đặt sớm mới nhận được cành đào, còn những khách đặt sau phải chờ 4 ngày nữa hàng mới về tiếp.
Hàng giả, hàng nhái trên chợ mạng làm mất lòng tin người tiêu dùng
Vấn nạn hàng giả, hàng hóa kém chất lượng trên môi trường thương mại điện tử có dấu hiệu gia tăng đang làm mất lòng tin người tiêu dùng.
Hiện nay, các sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) là nơi tập trung phần lớn giao dịch TMĐT B2C và C2C, nhưng đây cũng là nơi mà vấn nạn hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ được phản ánh rõ nét nhất. Thực tiễn cho thấy, mọi hoạt động từ xét duyệt thông tin người bán, đăng tải thông tin hàng hóa, giao dịch, thanh toán đều thông qua đơn vị vận hành sàn giao dịch TMĐT.
Trong khi đó, nhiều sàn TMĐT do có doanh thu từ việc thu phí giao dịch, đã thả lỏng việc xét duyệt hồ sơ của đối tượng tham gia sàn, dẫn đến hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng nhái tràn lan trên mạng mà không có biện pháp kiểm soát; nhiều mặt hàng còn đăng tải bằng ngôn ngữ bản địa như tiếng Trung, tiếng Hàn... khiến người tiêu dùng lúng túng khi tiếp cận thông tin.
Theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm tin học và Công nghệ số (Bộ Công thương), trong vòng 5 năm trở lại đây, nhất là sau khi dịch bệnh bùng phát, người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm truyền thống sang tiêu dùng online nhiều hơn, với 80% người tiêu dùng đã từng mua hàng online.
Sản phẩm pate Minh chay gây bức xúc cho người tiêu dùng đã bị xử phạt.
Theo khảo sát mua sắm trực tuyến tại Việt Nam năm 2019, mua sắm quần áo chiếm 24%; hàng cá nhân 21%, hàng điện tử 18%; vé máy bay, xem phim 17%; nội dung online 19%... Tuy nhiên, thực trạng hàng gian, hàng giả, hàng lậu xuất hiện tràn lan trên các kênh bán hàng này đang khiến người tiêu dùng mất niềm tin vào sàn thương mại điện tử.
Điều này được thể hiện rất rõ ở những con số vụ việc mà cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt. Trong cả năm 2019, lực lượng thanh tra chuyên ngành về TMĐT, cùng với lực lượng QLTT cả nước đã thực hiện kiểm tra trên 2.400 vụ việc, xử lý trên 2.200 vụ việc vi phạm về TMĐT và các hành vi lợi dụng TMĐT để kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, xử phạt trên 16,9 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm trên 40 tỷ đồng.
Tiếp đó, 9 tháng năm 2020, cơ quan thanh tra chuyên ngành về TMĐT, Cục TMĐT và Kinh tế số đã phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an trực tiếp tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính với các đối tượng vi phạm với tổng mức phạt 173 triệu đồng. Trong đó nổi bật vụ xử phạt pate Minh chay của Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới vì hành vi thiết lập website TMĐT không thông báo với Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.
Lấp lỗ hổng quản lý, tăng chế tài xử phạt
Từ vụ việc mà cơ quan chức năng phát hiện và xử phạt các hành vi vi phạm trên môi trường TMĐT có thể thấy, vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên các kênh bán hàng trực tuyến vẫn đang rất nhức nhối, từng ngày, từng giờ đe dọa đến an ninh đời sống người dân cũng như làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của các DN làm ăn chân chính.
Nêu nguyên nhân của thực trạng này, chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng,việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các DN gian lận cũng rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp "ảo" này không đơn giản. Trong khi đó, chế tài xử phạt cũng mới chỉ dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính, trong khi lợi nhuận thu được là rất lớn, bởi vậy vi phạm vẫn khá tràn lan.
Bộ Công Thương cho biết, từ đầu năm 2020, Bộ này đã yêu cầu các sàn giao dịch TMĐT rà soát, gỡ bỏ tổng số gần 223.600 gian hàng và hơn 1 triệu sản phẩm, qua đó đã xử lý trên 30.000 gian hàng với gần 48.000 sản phẩm vi phạm.
Bộ Công Thương sẽ đưa ra những quy định chặt chẽ hơn đối với các sàn giao dịch TMĐT.
Theo Bộ Công Thương, để xử lý vấn nạn hàng giả, hàng nhái cũng như siết chặt kinh doanh trên sàn TMĐT, xây dựng niềm tin cho người tiêu dùng, Bộ này đã và đang nghiên cứu, lập dự thảo điều chỉnh Nghị định 52, theo hướng hoàn thiện khung khổ pháp lý, lấp những lỗ hổng trong quản lý TMĐT.
Trong đó sẽ đưa ra những quy định chặt chẽ hơn về những thông tin bắt buộc phải có khi bán hàng trên sàn giao dịch TMĐT, tăng trách nhiệm của chủ sàn trong việc gỡ bỏ thông tin hàng hóa vi phạm; Bổ sung quy định riêng với mạng xã hội có hoạt động giao dịch TMĐT, tăng chế tài xử lý...
Bên cạnh đó, Cục TMĐT và KTS đã chủ động đăng tải cảnh báo đến người dùng trên các phương tiện truyền thông về các hành vi lừa đảo, giả mạo khi thực hiện mua sắm, đặt hàng trên môi trường điện tử, các dấu hiệu, chiêu trò lừa đảo bán các sản phẩm, thiết bị y tế kém chất lượng như khẩu trang, nước rửa tay trên mạng xã hội.
Nhiều ý kiến cho rằng, để người tiêu dùng thực sự tin tưởng các kênh giao dịch online, cần củng cố lòng tin của người tiêu dùng đối với chính các cửa hàng trong hệ thống. Theo đó, khi chất lượng hàng hoá và dịch vụ đi kèm như giao nhận, giải quyết tranh chấp... được nâng lên thì niềm tin của người tiêu dùng mới được nâng cao./.
Áo phao cứu sinh "cháy" hàng, tiểu thương chợ mạng tự ý tăng giá gấp đôi để kiếm lời Khoảng 1 tuần trở lại đây, các mặt hàng đồ bảo hộ dưới nước đặc biệt là áo phao được "săn lùng" và nhanh chóng trở thành hàng hiếm chỉ trong vài ngày. Nhiều tiểu thương chợ mạng đã lợi dụng thời cơ tự ý tăng giá gấp đôi để kiếm lời. Các tỉnh thành miền Trung nước ta đang trải qua giai...