Năm học khó quên của thầy cô và học sinh ở thành phố Đà Nẵng

Theo dõi VGT trên

Lần đầu học sinh học và khai giảng trực tuyến, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông Quốc gia đặc biệt… là những điều khó quên đối với cả thầy và trò ở thành phố Đà Nẵng.

Năm học khó quên của thầy cô và học sinh ở thành phố Đà Nẵng - Hình 1

Chương trình Chào năm học mới được phát qua sóng truyền hình. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Năm 2020 là một năm khó khăn, nhiều thách thức của cả nước cũng như thành phố Đà Nẵng. Thiên tai và dịch COVID-19 bùng phát, hoành hành đã khiến cho nhiều ngành nghề phải đình trệ, suy thoái. Cùng với y tế, ngành giáo dục thành phố Đà Nẵng cũng đã trải qua một năm đầy sóng gió.

Tuy vậy, với những biện pháp quyết liệt, kịp thời, đúng đắn, toàn ngành giáo dục Đà Nẵng đã vượt khó, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo chất lượng giáo dục.

Lần đầu học sinh học và khai giảng trực tuyến

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 gây ra, trong đợt dịch thứ nhất và thứ hai tại Đà Nẵng, để giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức trong thời gian nghỉ học, ngành giáo dục Đà Nẵng đã khuyến khích các trường tổ chức dạy học trực tuyến.

Cô Nguyễn Thị Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường Trung học Cơ sở Nguyễn Đình Chiểu nhớ lại: “Sau khi có thông tin học sinh phải nghỉ học ở nhà để phòng, chống dịch, nhà trường đã huy động các thầy, cô trong tổ chuyên môn sẵn sàng soạn bài giảng trực tuyến. Sau đó, giáo viên đưa bài giảng lên cổng thông tin điện tử của nhà trường, rồi gửi đường link cho phụ huynh học sinh. Nhà trường khuyến khích học sinh tự tìm hiểu trên các trang mạng dạy học để tìm kiếm các dạng bài giảng đề việc ôn tập được phong phú hơn.”

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng Trần Nguyễn Minh Thành cho hay để đồng bộ, phối hợp thống nhất toàn ngành trong cách thức phòng, chống dịch và tổ chức học trực tuyến, Sở đã gửi công văn đến tất cả các trường trên địa bàn, giới thiệu hệ thống học tập trực tuyến, hệ thống giao bài tập về nhà và kho dữ liệu bài giảng điện tử của các nhà cung cấp dịch vụ có uy tín.

Đặc biệt, các ứng dụng này đều được cung cấp miễn phí hoàn toàn trong thời gian diễn ra dịch bệnh. Cùng với đó, Sở đề nghị các đơn vị, trường học lựa chọn hệ thống phù hợp và triển khai giúp học sinh có thông tin và được tiếp cận với hệ thống học tập trực tuyến trong thời gian nghỉ học.

Vào ngày khai giảng 5/9, dịch COVID-19 vẫn đang bùng phát tại Đà Nẵng, chính vì vậy, thành phố Đà Nẵng đã quyết định tổ chức Lễ khai giảng, chào năm học mới theo hình thức trực tuyến qua truyền hình. Tất cả cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố vận dụng linh hoạt các hình thức, thông qua website của đơn vị và tận dụng tối đa các phương tiện truyền thông để truyền tải hình ảnh khai giảng đến tất cả học sinh, phụ huynh và cán bộ, giáo viên.

Nhớ lại kỷ niệm này, cô Hoàng Minh Vi Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Núi Thành nhớ lại: “27 năm thâm niên trong nghề, đó là lần đầu tiên tôi tham dự buổi khai giảng không có học sinh, với không khí trầm lặng không cờ hoa. Để giới thiệu về trường, các thầy cô giáo đã tự quay và dựng những đoạn phim dành tặng các học sinh qua truyền hình trực tuyến.”

“Không ai muốn có một buổi khai giảng trực tuyến mà học sinh và giáo viên chỉ xem qua truyền hình. Nhưng đó là biện pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn cho học sinh trước dịch bệnh. Có lẽ không khí khai giảng không náo nhiệt nhưng tôi tin chắc tất cả học sinh, giáo viên và phụ huynh vẫn luôn tràn đầy niềm tin về một năm học chất lượng,” Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng Mai Tấn Linh tâm sự.

Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông Quốc gia đặc biệt

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia vào các ngày 28-29/8/2020. Tuy vậy, Sở Y tế thành phố Đà Nẵng khuyến cáo Đà Nẵng chỉ có thể thi sớm nhất từ ngày 9 và 10/9. Sau khi họp, lấy ý kiến học sinh, phụ huynh, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng quyết định không tổ chức thi vào cuối tháng 8.

“Trong lúc đó, phương án thi vào đợt 3 hoặc xin ý kiến cho Đà Nẵng miễn thi đã được nghĩ tới. Nhưng nếu tổ chức như vậy sẽ gặp vô vàn bất lợi cho các thí sinh vì việc các em xét tuyển vào đại học gặp khó khăn. Sau quá trình bàn bạc, chúng tôi thống nhất chỉ tổ chức thi khi dịch đã được kiểm soát, quan trọng nhất là phụ huynh và học sinh được sự an toàn, có tâm thế tốt trước Kỳ thi,” Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng Mai Tấn Linh hồi tưởng.

Video đang HOT

Sau quá trình trao đổi với Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành phố Đà Nẵng đã quyết định tổ chức thi Trung học phổ thông Quốc gia đợt 2 vào ngày 3-4/9.

Như vậy, Đà Nẵng là địa phương duy nhất của cả nước mà tất cả các thí sinh trên toàn địa bàn phải lùi lịch thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông 2020 vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Hội đồng thi thành phố Đà Nẵng có 10.984 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 10.940 thí sinh Đà Nẵng và 44 thí sinh các tỉnh gửi dự thi tại Đà Nẵng.

Thành phố có 25 điểm thi chính thức với 477 phòng thi (điểm thi Trường Trung học Phổ thông Võ Chí Công dành cho các thí sinh thuộc diện F1, F2 và đang ở khu cách ly y tế) và 6 điểm thi dự phòng.

Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã điều động gần 3.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông đợt này.

Ông Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho hay đây là Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông Quốc gia đặc biệt, khi thành phố Đà Nẵng phải tổ chức kỳ thi đợt 2 trong giai đoạn dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo và tổ chức triển khai kỳ thi lần này hết sức chu đáo.

Đáng chú ý, thành phố đã đưa ra giải pháp khác biệt với các địa phương khác, dành nguồn lực rất lớn để xét nghiệm cho gần 14.000 thí sinh và cán bộ tham gia các khâu của kỳ thi.

Năm học khó quên của thầy cô và học sinh ở thành phố Đà Nẵng - Hình 2

Lấy mẫu xét nghiệm cho thí sinh dự thi tại Đà Nẵng. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Mai Văn Trinh đánh giá thành phố Đà Nẵng đã chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tổ chức thi đợt 2 cho gần 11.000 thí sinh. Đà Nẵng đã thực hiện đúng các quy định, đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch COVID-19.

Sau quá trình nỗ lực của ngành giáo dục Đà Nẵng, cả hệ thống chính trị và người dân, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông đợt 2 tại Đà Nẵng đã thành công tốt đẹp, với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 98%.

Nhắc về thành công của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông Quốc gia đợt 2, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng Mai Tấn Linh cho rằng: “Thủ tướng Chính phủ nói chống dịch như chống giặc. Tôi hiểu giặc là tình huống bất ngờ, phải xử lý kịp thời, nhanh nhạy, luôn luôn sẵn sàng, trong mọi tình huống đều có biện pháp xử lý. Vào thời điểm khó khăn nhất chúng tôi đã cùng nhau đoàn kết, phối hợp nhuần nhuyễn giữa các đơn vị trong ngành giáo dục và các đơn vị chức năng, đồng thời mỗi cá nhân đều phải nỗ lực vượt khó tạo sự đồng thuận với xã hội.”

“Qua kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm nay, chúng tôi nhận thấy công tác tham mưu, phòng chống dịch của ngành Giáo dục và cả hệ thống chính trị đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, Đà Nẵng đảm bảo cho các học sinh tham gia dự kỳ thi này được được dự tuyển vào các trường đại học như nguyện vọng,” Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng Mai Tấn Linh nói.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng kỳ vọng năm 2021, đất nước Việt Nam sẽ sớm khống chế được dịch COVID-19, riêng ngành giáo dục có thêm điều kiện thuận lợi để triển khai công tác dạy và học./.

Chuyện chưa kể về kỳ thi đặc biệt ở Đà Nẵng

"Lúc đó, chúng tôi đã nghĩ đến phương án hoặc Đà Nẵng sẽ thi ở đợt 3 hoặc xin miễn thi. Cả hai phương án này đều vô cùng khó khăn vì ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 10.000 thí sinh của TP"- ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, cho hay.

Chuyện chưa kể về kỳ thi đặc biệt ở Đà Nẵng - Hình 1

Năm 2020 là năm khó quên đối với ngành giáo dục Đà Nẵng, nhất là các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Với sự nỗ lực và quyết tâm cao nhất, Đà Nẵng đã tổ chức xét nghiệm virus SARS-CoV-2 cho khoảng 14.000 người để đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn ngay trong tâm dịch. Công tác phòng, chống dịch được thực hiện đồng bộ và quyết liệt, thí sinh F1, F2, thí sinh trong khu cách ly y tế được bố trí điểm thi riêng và có xe đưa đón, cán bộ làm nhiệm vụ thi được trang bị đồ bảo hộ nghiêm ngặt.

Báo Pháp Luật TP.HCM đã có buổi trao đổi với ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng, để cùng nhìn lại kỳ thi lịch sử này.

"Chúng tôi vừa làm, vừa mong một điều kỳ diệu"

. Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 diễn ra từ ngày 3 đến 4-9, trong khi dịch COVID-19 tại Đà Nẵng còn hết sức căng thẳng. Tổ chức thi trong bối cảnh như vậy, sở có gặp nhiều áp lực không, thưa ông?

Ông Mai Tấn Linh: Đợt dịch thứ hai, Đà Nẵng là tâm dịch nên việc tổ chức kỳ thi gặp nhiều thách thức hơn so với các địa phương khác. Một trong những khó khăn lúc đó là tham mưu UBND để ủy ban tham mưu Bộ GD&ĐT chọn được thời gian thi phù hợp.

Tôi nhớ Bộ quyết định thi vào ngày 28-29/8 nhưng Sở Y tế cho rằng Đà Nẵng chỉ có thể thi sớm nhất từ ngày 9 và 10-9. Sau khi họp, lấy ý kiến, chúng tôi thấy không thể tổ chức thi vào cuối tháng 8 được vì tình hình dịch quá phức tạp. Phương án thi vào đợt 3 hoặc xin ý kiến cho Đà Nẵng miễn thi đã được nghĩ tới. Nhưng nếu thế thì sẽ vô vàn bất lợi cho hơn 10.000 thí sinh vì các em xét tuyển ĐH thế nào? Chọn phương án hài hòa được tất cả mọi việc không đơn giản.

Chuyện chưa kể về kỳ thi đặc biệt ở Đà Nẵng - Hình 2
Ông Mai Tấn Linh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Đà Nẵng. Ảnh: T.AN

Chúng tôi thống nhất chỉ tổ chức thi khi dịch đã được kiểm soát, quan trọng nhất là phụ huynh và học sinh có được sự an tâm, tâm thế tốt trước kỳ thi.

Đà Nẵng cố gắng "đàm phán" với Bộ GD&ĐT để lựa thời điểm phù hợp nhất, Bộ trễ hơn một chút, Đà Nẵng sớm hơn một chút, nhưng phải trước ngày 5-9. Vì nếu kỳ thi chuyển sang đầu năm học 2020-2021 thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến địa phương. Quá trình "đàm phán" rất khó khăn, Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND TP liên lạc thường xuyên với Bộ để quyết định mốc thời gian. Cuối cùng thời điểm được chọn là ngày 3 và 4/9, trước khai giảng một ngày.

Chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ đặc biệt của TP khi quyết định tổ chức xét nghiệm COVID-19 cho toàn bộ thí sinh và lực lượng làm công tác thi. Nhờ đó mà bỏ được một phần gánh nặng, áp lực để toàn tâm toàn lực chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Đây là một quyết định đúng đắn và bước ngoặt của Đà Nẵng.

. Vào thời điểm ấy, ông và nhiều thầy cô có lẽ đã trải qua nhiều đêm khó ngủ?

Chúng tôi không nhớ tham gia bao nhiêu cuộc họp mỗi ngày, họp ủy ban, lãnh đạo các phòng rồi đi kiểm tra cơ sở, gần như không có ngày nghỉ, điện thoại thì hết pin liên tục. Là những người phụ trách, mình rất lo cho chuyện thi cử của các cháu nên phải có những đầu tư, những trăn trở, vừa làm, vừa cầu mong một điều kỳ diệu để không xảy ra thiệt hại nào.

Rất may mắn là điều đó đã đến, chúng ta đã khống chế được dịch bệnh để tổ chức thành công kỳ thi theo hai phương diện là vừa phòng dịch tốt, vừa thực hiện đúng quy chế của Bộ GD&ĐT.

Chuyện chưa kể về kỳ thi đặc biệt ở Đà Nẵng - Hình 3
Đà Nẵng xét nghiệm cho toàn bộ thí sinh và lực lượng làm công tác thi. Ảnh: T.AN

Với tôi, đây cũng là một kỳ thi nhiều cảm xúc. Có một kỷ niệm là khi xét nghiệm gộp 5 người trong Ban In sao đề thi, tôi nằm trong nhóm có nguy cơ dương tính vì một người có kết quả dương tính lần một. Trong tình huống đó, đương nhiên là có những tâm tư, băn khoăn, rồi cả gia đình nữa. Điều khủng khiếp nhất là nếu như công chức của sở là F0 thì cả sở là F1 và cùng nhau đi cách ly. Lúc đó ai là người điều hành tổ chức kỳ thi?

Khi nghe báo cáo, trong đầu tôi đã nghĩ đến phương án Đà Nẵng phải thi đợt 3 chứ không thể tổ chức thi được nữa. Thật may kết quả xét nghiệm lần 2, lần 3 của trường hợp này là âm tính và kỳ thi vẫn diễn ra theo kế hoạch.

Khó khăn giúp ta trưởng thành hơn

. Ngoài tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 với tỉ lệ tốt nghiệp hơn 98%, đâu là điểm tâm đắc của ngành giáo dục TP năm qua, thưa ông?

Trước hết là công tác phòng, chống dịch, bám sát chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm nguy hiểm của dịch COVID-19; triển khai đồng bộ, quyết liệt các công tác phòng chống dịch như sát khuẩn, mang khẩu trang... Trong thời gian bùng phát dịch thứ 2, chúng ta cũng tiếp tục thực hiện tốt việc này.

Thứ hai là dù dịch phức tạp và diễn biến thời tiết không thuận lợi, thực hiện chỉ đạo của Bộ về việc tinh giản chương trình, sở đã chỉ đạo tất cả các phòng giáo dục đào tạo cũng như các trường thực hiện tổ chức dạy học, hoàn thành được kế hoạch năm học. Trong đó nổi bật nhất là tổ chức được kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 ở thời điểm rất thuận lợi, sớm không được, muộn không được. Bởi kỳ thi vừa kết thúc, công bố kết quả thì TP bùng phát dịch bệnh thứ 2.

Qua kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2, chúng tôi cũng thấy công tác tham mưu, phòng chống dịch của mình tốt. Thực tế, cả nước cũng ghi nhận Đà Nẵng đã thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch để tổ chức kỳ thi cùng với các địa phương khác. Đặc biệt là chúng ta đảm bảo cho các em tham gia dự thi để được dự tuyển vào các trường ĐH như nguyện vọng.

Dù khó khăn nhưng Đà Nẵng có tình thần tương thân tương ái rất tốt. Khi bão lũ xảy ra, chúng tôi đã hỗ trợ 500 triệu đồng cho các địa phương từ Phú Yên đến Quảng Bình khắc phục khó khăn. Ngoài ra hỗ trợ sách vở, dụng cụ học tập cho học sinh huyện miền núi Tây Giang, kịp thời hỗ trợ hơn 600 triệu đồng cho giáo viên, học sinh Đà Nẵng bị thiệt hại do ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai.

. Ông nói rằng năm 2020 ít nhiều cho chúng ta những kinh nghiệm, những trưởng thành. Cụ thể đó là gì, thưa ông?

Đúng vậy, nếu không bị đặt vào những hoàn cảnh như vậy thì những năng lực tiềm ẩn trong chúng ta không có cơ hội thể hiện. Trong khó khăn mới xuất hiện cách nghĩ, cách làm, cách trăn trở, cách ứng biến, cách thích ứng mới, nó giúp mình trưởng thành hơn, giúp mình tự tin là dù có chuyện gì thì cũng có thể xử lý được. Đây là cái quan trọng nhất.

Chuyện chưa kể về kỳ thi đặc biệt ở Đà Nẵng - Hình 4
Kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 2 tại Đà Nẵng đã diễn ra an toàn, trọn vẹn. Ảnh: T.AN

Về chất lượng dạy và học, khi dịch bệnh, thời tiết bất lợi rõ ràng ảnh hưởng đến quỹ thời gian học tập, làm thay đổi được kế hoạch, thói quen dạy và học trước đây. Chúng ta phải giảm thời gian học trực tiếp trên lớp, tăng thời gian học sinh tự học bằng việc tổ chức dạy học qua truyền hình, internet. Chính điều này mở ra phương pháp dạy và học mới trong những hoàn cảnh khó khăn.

Các học sinh phát huy được tính tự học, giáo viên được học thêm kỹ năng để tổ chức cho học sinh học qua internet. Hiện dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chúng ta đã kiểm soát nhưng vẫn có thể bùng phát bất kỳ thời điểm nào. Vì vậy, việc tổ chức dạy học qua internet hay tự học là điểm tích cực cần phát huy, là cơ sở để chúng ta triển khai trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến bất lợi thời gian tới.

Ngoài ra đó còn là sự nỗ lực, đoàn kết, phối hợp của từng cá nhân trong sở, giữa sở với các cơ quan, ban, ngành khác trong công tác ứng phó, tuyên truyền phòng chống dịch. Chúng tôi cũng kết hợp rất tốt với các cơ quan báo chí, nổi bật là phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng tổ chức dạy học qua truyền hình.

Đây thực sự là một nỗ lực của TP, của ngành để học sinh tiếp cận được nội dung học tập, tạo hiệu ứng tốt là ngành đã làm tất cả những gì có thể cho học sinh. Học trên tuyền hình thì hiệu quả về yếu tố tâm lý nhiều hơn yếu tố về củng cố nội dung kiến thức, nó tạo được sự hưng phấn cho các em tự học.

. Lúc này, nếu có một điều ước trong năm mới, ông sẽ ước điều gì?

Chúng ta đã phần nào thích ứng được với thời tiết, dịch bệnh, năm 2021, dù có khó khăn thì chúng ta cũng tự tin triển khai theo đúng kế hoạch năm học. Tôi ước rằng chúng ta sớm khống chế được dịch bệnh, ước rằng thời tiết thuận lợi hơn cho người dân, riêng ngành giáo dục có thêm điều kiện thuận lợi để triển khai công tác dạy và học. Đó là yếu tố khách quan. Còn cái nội lực là chúng ta sẽ triển khai đúng theo chỉ đạo của Bộ, kế hoạch năm học của UBND TP để năm học tới không quá nhiều khó khăn như năm học vừa qua.

. Xin cảm ơn ông!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tin không vui cho Kỳ Duyên trước thềm Chung kết Miss Universe 2024
23:46:08 16/11/2024
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Em gái quốc dân" lộ mặt sưng phù gây sốc, Triệu Lệ Dĩnh "chặt đẹp" dàn mỹ nhân trong bài test cam thường
22:06:03 16/11/2024
1 Hoa hậu lên tiếng về nghi vấn livestream nói xấu Kỳ Duyên
23:51:06 16/11/2024
Phi Thanh Vân thân mật bên bạn trai hơn 10 tuổi, NSƯT Đức Hải sống kín tiếng
23:48:37 16/11/2024
Đàm Vĩnh Hưng nộp đơn kiện đòi bồi thường vụ tai nạn tại Mỹ
23:27:56 16/11/2024
Em gái Cẩm Ly lên tiếng thông tin ly hôn chồng tỷ phú đô la
23:42:24 16/11/2024
Chung kết Miss Universe 2024: Kỳ Duyên thế nào sau khi bị "chê tơi tả"?
23:37:32 16/11/2024
Triệu Lộ Tư trở thành trò cười
21:17:17 16/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

Sức khỏe

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

Nữ ca sĩ bị quay lưng, mất hết quan hệ vì làm mẹ đơn thân, đi hát với cát xê 20 nghìn là ai?

Tv show

07:13:39 17/11/2024
Mới đây, chương trình Người kể chuyện tình đã lên sóng, với khách mời là ca sĩ Hiền Anh. Tại đây, nữ ca sĩ chia sẻ về sự nghiệp gian truân của mình.

Nhận lời đe dọa khi nhắn tin với AI

Thế giới

07:11:44 17/11/2024
Một cử nhân sau đại học tại Mỹ đã nhận tin nhắn đe dọa khi trò chuyện với chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) Gemini của Công ty Google.

Hoang mang vì gia cảnh nhà bạn trai quá nghèo khó

Góc tâm tình

07:09:23 17/11/2024
Tôi biết gia đình anh khó khăn, nhưng không nghĩ lại đến mức ở quê không có lấy 1 mảnh đấy nhỏ để ở, phải ở nhờ nhà các bác.

Nguy cơ nào khi dùng sản phẩm chăm sóc da hết hạn?

Làm đẹp

07:01:22 17/11/2024
Có thể dùng tủ lạnh mini đựng mỹ phẩm ở ngăn mát đối với các sản phẩm tự nhiên không chứa chất bảo quản, làm chậm quá trình phân hủy một số thành phần dễ bị oxy hóa (như vitamin C).

Loài người bí ẩn đã tuyệt chủng từng 'cấy' gien cho người hiện đại

Lạ vui

07:01:08 17/11/2024
Báo cáo mới cho thấy không những tổ tiên loài người từng quan hệ với người Neanderthal mà còn giao lưu với người Denisova, dẫn đến gien của người Denisova xuất hiện trong bộ gien của người hiện đại.

10 cách phối áo thun dài tay và quần jeans trẻ trung

Thời trang

06:47:22 17/11/2024
Áo thun trắng cổ tim ghi điểm ở nét nữ tính, dịu dàng. Chị em nên kết hợp item này với quần jeans ống suông để vẻ ngoài thêm năng động, phóng khoáng. Đôi giày sneaker trắng là mảnh ghép hoàn hảo của bộ trang phục trẻ trung.

Cặp đôi ngôn tình gây sốt MXH vì ngọt từ phim đến đời, chemistry bùng nổ khiến khán giả mong yêu thật

Phim châu á

06:08:27 17/11/2024
Dù lần đầu tiên song kiếm hợp bích cùng nhau, nhưng Woo Do Hwan lẫn Lee Yoo Mi khiến khán giả mê mẩn bởi những phân cảnh tung hứng duyên dáng và phản ứng hoá học ngọt ngào, bùng nổ.

'Chiến tranh giữa các vì sao' bị hủy lịch chiếu năm 2026

Hậu trường phim

06:04:46 17/11/2024
Ông lớn Disney vừa thông báo hủy lịch chiếu của phần phim mới nhất thuộc thương hiệu Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars) trong năm 2026.

Trổ tài làm cơm rang dứa giăm bông ngon 'bá cháy'

Ẩm thực

06:03:35 17/11/2024
Cơm rang dứa giăm bông không chỉ dễ làm, còn rất hấp dẫn, phù hợp cho bữa sáng, bữa trưa hay một bữa tối nhẹ nhàng.

Azerbaijan giúp Slovakia thoát khỏi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga

Uncat

04:50:37 17/11/2024
Trong bối cảnh rủi ro chính trị và khả năng chấm dứt quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine, Slovakia đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế và mở rộng dự trữ năng lượng để đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.