Năm học đặc biệt
Thông lệ hằng năm, Hội nghị tổng kết công tác ngành diễn ra vào giữa mùa hoa phượng, nhưng năm nay, lần đầu tiên, sự kiện được tổ chức vào một ngày cuối thu.
Ảnh minh họa/INT
Bởi chúng ta lần đầu tiên trải qua một năm học đặc biệt, năm học bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Không chỉ lo nhiệm vụ thường xuyên, rồi tập trung triển khai Nghị quyết của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; triển khai Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới Chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới; triển khai Nghị quyết của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, năm học 2019 – 2020, toàn ngành còn đồng thời phải làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh.
Mỗi cơ sở giáo dục là một “pháo đài” trước bão Covid-19. Cán bộ, giáo viên, nhân viên, HSSV trở thành chiến sĩ trên mặt trận phòng dịch.
Bình tĩnh, chủ động, linh hoạt và sáng tạo, Bộ GD&ĐT đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch năm học; vận dụng linh hoạt hình thức dạy học trực tuyến, tinh giản chương trình giáo dục phổ thông học kỳ II; điều chỉnh quy định đánh giá cuối năm học, phương án thi tốt nghiệp THPT và hướng dẫn công nhận kết quả đào tạo từ xa.
Song song đó việc tăng cường năng lực ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và trong dạy học; cắt giảm các thủ tục hành chính, đổi mới công tác truyền thông cũng được ngành triển khai quyết liệt, mang lại những hiệu quả đáng ghi nhận.
Kết thúc trọn vẹn, năm học 2019 – 2020 khép lại với nhiều thành quả quan trọng, trong đó đặc biệt ấn tượng với những sự kiện được ghi nhận lần đầu tiên. Lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục Việt Nam, chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng một cách tổng thể, đồng bộ ở tất cả môn học, lớp học.
Đó cũng là lần đầu tiên toàn ngành xây dựng được cơ sở dữ liệu đầy đủ thông tin của gần 53.000 trường học, 1,5 triệu giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và gần 23 triệu hồ sơ học sinh, sinh viên. Cùng với đó là bước chuyển đổi số mạnh mẽ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy và học, điển hình là việc dạy học trực tuyến qua Internet và trên truyền hình, nhất là trong thời gian giãn cách xã hội do dịch bệnh; xây dựng và chia sẻ dùng chung trong toàn ngành kho bài giảng E-learning.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức đáp ứng được mục tiêu kép vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch, vừa đáp ứng yêu cầu tổ chức kỳ thi gọn nhẹ, hiệu quả, khách quan, công bằng. Bộ GD&ĐT thực hiện đối sánh kết quả thi với điểm học bạ cũng được xem là một dấu mốc chưa từng có trong lịch sử. Thành công của kỳ thi đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đông đảo các tầng lớp nhân dân ghi nhận, đánh giá cao; qua đó khẳng định thành quả của quá trình đổi mới tổ chức kỳ thi cũng như những nỗ lực, cố gắng của ngành.
Video đang HOT
Ở lĩnh vực giáo dục ĐH, lần đầu tiên 3 cơ sở giáo dục ĐH lọt vào bảng xếp hạng 1.000 trường ĐH tốt nhất thế giới; có 7 trường ĐH được vào danh sách các ĐH hàng đầu châu Á; Mới đây nhất, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TPHCM đã vào tốp 101 – 150 Bảng xếp hạng thế giới các trường ĐH trẻ tuổi có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới của Tổ chức xếp hạng đại học QS.
Bên cạnh đó, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên xuất hiện trong tốp 200 của bảng xếp hạng các trường ĐH trong “độ tuổi vàng” và cũng là đại diện duy nhất đến từ Việt Nam.
Làm nên thành công của năm học đặc biệt có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội; chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Chính phủ, sự phối hợp hiệu quả của các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành phố; ủng hộ của các tầng lớp nhân dân; đặc biệt là sự tâm huyết, trách nhiệm, nỗ lực vượt qua chính mình của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Đây là nền tảng vững chắc để toàn ngành bước vào năm học 2020 – 2021, năm đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1; thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, với tâm thế đầy hứng khởi, tự tin.
Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới?
Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt, giúp giáo viên phát huy sự sáng tạo...
Đây là những nhận định của giáo viên, chuyên gia tại tọa đàm tổng kết 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ chia sẻ tại tọa đàm.
Đổi mới chương trình giáo dục, SGK theo hướng mở
Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông, SGK mới, bắt đầu với lớp 1.
Ở lần đổi mới này, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện mục tiêu giáo dục định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đây cũng lần đầu tiên xây dựng một chương trình giáo dục một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục tiêu giáo dục mới.
Nghị quyết 88 quy định cả nước thực hiện một Chương trình Giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt; chương trình là gốc, SGK chỉ có vai trò là tài liệu dạy học và có nhiều SGK cho mỗi môn học. Đây cũng là lần đầu tiên việc biên soạn SGK ở nước ta được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, để các tổ chức, cá nhân được tham gia vào quá trình này.
Sau 2 tháng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần của Nghị quyết số 88, theo đánh giá của thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc (tỉnh Vĩnh Phúc), những ngày đầu, khi tiếp cận với chương trình mới, giáo viên của trường cũng có tâm lý e ngại. Tuy nhiên, đến nay thầy cô đã sẵn sàng cho việc đổi mới, vướng ở đâu thì giải quyết ở đó.
"Điều quan trọng nhất để bắt đầu hành trình chính là cán bộ quản lý, cụ thể hiệu trưởng, cần tạo cơ chế cho giáo viên có tâm thế tốt, được phát huy quyền chủ động, sáng tạo, tự chủ của mình theo đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới" - thầy Ngọc cho biết.
Thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc.
Cũng theo đánh giá của thầy Đào Chí Mạnh, SGK mới có kênh hình, kênh chữ được sắp xếp rất khoa học, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 1. Các bài học được sắp xếp theo từng chủ đề, có những gợi ý mở tạo thuận lợi cho giáo viên tổ chức hoạt động dạy học và định hướng phát triển phẩm chất năng lực.
Thầy Mạnh cũng đánh giá cao phiên bản điện tử của SGK, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án. Các video sinh động của SGK điện tử giúp học sinh hứng thú hơn với bài học.
Cũng đồng tình với quan điểm này, cô Đinh Duyên Thịnh, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, sau những khó khăn ban đầu, đến nay cô đã nhận được phản hồi tích của học sinh, phụ huynh.
Học sinh có ý thức hơn trong việc học, biết chuẩn bị bài học, ý thức hơn để tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Cô cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng về việc đổi mới lần này.
Cô Đinh Duyên Thịnh - Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long.
Học sinh được phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện
Ghi nhận tín hiệu này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, SGK trước đây là duy nhất, là "pháp lệnh" yêu cầu các nhà trường phải triển khai thực hiện. Nhưng bây giờ có nhiều bộ SGK để thực hiện, giáo viên có quyền lựa chọn SGK để triển khai một chương trình. Như vậy, cách tiếp cận cũng rất khác so với trước đây.
"Đây chính là chuyển biến từ một nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang một nền giáo dục chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực" - ông Độ nhấn mạnh.
Thứ trưởng Bộ GDĐT cũng cho biết, Bộ đã thành lập ban biên soạn xây dựng chương trình với những nhà khoa học uy tín.
Theo đó, phải xây dựng sơ đồ ngược, bắt đầu từ chuẩn đầu ra, hướng tới hình ảnh người học sinh Việt Nam tương lai ít nhất phải tập trung 5 phẩm chất cỗt lõi (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm); 10 năng lực cơ bản với 3 năng lực quan trọng (tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo)...
Giáo viên phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo
Thực tế kinh nghiệm từ mỗi lần đổi mới giáo dục cho thấy, đổi mới chỉ thành công khi đội ngũ giáo viên sẵn sàng nhập cuộc và được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn đáp ứng yêu cầu của đổi mới.
Chia sẻ về điều này, thầy Đào Chí Mạnh cho rằng: "Điều quan trọng nhất với người giáo viên chính là tâm thế, tư tưởng và nhận thức; ba điều này giống như la bàn để giáo viên thay đổi đúng hướng".
Không "nằm ngoài cuộc", cô Đinh Duyên Thịnh cho biết mình luôn sẵn sàng, bởi đổi mới và không ngừng sáng tạo là một trong những đặc thù của nghề giáo.
Học sinh vùng khó vất vả với chương trình, SGK Tiếng việt 1 Nhiều giáo viên, hiệu trưởng ở trường miền núi, vùng khó khăn nói rằng, thực hiện chương trình, SGK mới có tình trạng học sinh học trước quên sau, cô giáo phải dạy thêm ngoài giờ cho từng em. Học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học & THCS Đồng Lâm 2 (Quảng Ninh) trong một giờ học Tiếng Việt...