Nam Định triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm cuối năm học 2021-2022
Sau khi kết thúc 8 tuần học đầu tiên của học kỳ 2, ngành giáo dục Nam Định đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cũng như các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian còn lại của năm học 2021-2022.
Chú trọng công tác phòng dịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
Khắc phục khó khăn do dịch bệnh
Theo ông Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Nam Định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp thời gian qua, ngành giáo dục tỉnh vẫn nỗ lực để hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ của học kỳ 1 năm học 2021-2022 và đạt được một số kết quả đáng khích lệ.
Đặc biệt, sau 8 tuần đầu của học kỳ 2, các cơ sở giáo dục đã phối hợp với y tế địa phương triển khai thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, xử trí linh hoạt khi có trường hợp F0, F1 tại đơn vị. Phối hợp với ngành Y tế triển khai tiêm vắc xin mũi 3 cho giáo viên, mũi 2 cho học sinh độ tuổi từ 12-17. Đến nay, tỉ lệ tiêm phủ vắcxin mũi 2 cho học sinh khối THCS từ 12-15 tuổi đạt trên 96,8%; khối THPT, GDTX là hơn 97,6%.
Bên cạnh đó, các trường đã tổ chức các kỳ thi, hội thi có nhiều sự đổi mới trên tinh thần thích ứng với tình hình dịch bệnh, đảm bảo an toàn, nghiêm túc. Trong đó, hội thi Hùng biện Tiếng Anh tổ chức trên nền tảng Zoom được phát trực tiếp qua kênh YouTube của Sở GD&ĐT, giám khảo chấm trực tuyến từ nhiều nước trên thế giới. Hội thi có 434 thí sinh (145 tiểu học, 145 THCS, 144 THPT) thuộc 10 phòng GD&ĐT và 47 trường THPT tham dự. Kết thúc hội thi đã có 251 giải cá nhân (28 giải Nhất, 75 giải Nhì, 93 giải Ba, 55 giải Khuyến khích) và 35 giải tập thể.
Với cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh (kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến), có 55/88 dự án dự thi đạt giải (06 giải Nhất, 10 giải Nhì, 17 giải Ba và 22 giải Tư). Ban tổ chức đã chọn hai dự án của Trường THPT Nguyễn Khuyến và THPT Mỹ Lộc dự thi cấp quốc gia.
Thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT với 92 học sinh dự thi tại trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm nay tăng khối lớp dự thi khi bậc THCS có thêm lớp 8, 9; THPT có lớp 11, 12 với tổng số 3.991 em. Kỳ thi nghề phổ thông được tổ chức thành hai đợt với tổng số 7.338 thí sinh được cấp giấy chứng nhận.
Các trường phổ thông tại Nam Định phải linh hoạt hình thức dạy học giữa trực tiếp và trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Video đang HOT
Cũng theo lãnh đạo ngành giáo dục Nam Định, các đơn vị đã triển khai tới toàn bộ cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu, đánh giá, góp ý, chọn SGK lớp 3, 7 và 10 nghiêm túc, đúng theo quy định của Bộ, Sở, tỉnh. Đối với các trường THPT đang tích cực triển khai xây dựng phương án về các tổ hợp môn học lựa chọn và chuyên đề học tập lựa chọn. Thầy cô sử dụng tài khoản được cấp để bồi dưỡng các mô-đun triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 theo quy định.
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên địa bàn tỉnh khiến nhiều giáo viên, học sinh trở thành F0, F1 dẫn tới các trường phải liên tục chuyển đổi hình thức dạy học giữa trực tiếp và trực tuyến. Việc quản lý chất lượng dạy học của nhà trường gặp nhiều khó khăn; nhiều giáo viên khá vất vả chuẩn bị cho các bài dạy do vừa dạy học trực tiếp và trực tuyến.
Tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm
Với những kết quả đạt được qua 8 tuần đầu học kỳ 2, ngành giáo dục Nam Định cũng vạch ra một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian còn lại của năm học 2021-2022. Trong đó ưu tiên triển khai các biện pháp bảo đảm công tác phòng chống dịch khoa học, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở giáo dục khi học sinh học trực tiếp; căn cứ vào tình hình thực tiễn để tổ chức hình thức dạy học cho phù hợp, không để học sinh học trực tuyến kéo dài; thực hiện kiểm tra, đánh giá các tác động tiêu cực của việc học trực tuyến, đặc biệt là đối với trẻ em để có giải pháp phù hợp.
Tiếp tục thực hiện kế hoạch giáo dục linh hoạt, thích ứng để đảm bảo nội dung, tiến độ thực hiện chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục. Đối với các trường mầm non tiếp tục phối hợp chặt chẽ với gia đình để chăm sóc, giáo dục trẻ; lựa chọn những nội dung giáo dục cốt lõi trẻ em mẫu giáo 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ có tâm thế tốt để vào học lớp 1.
Các hoạt động giáo dục trong 8 tuần đầu học kỳ 2 năm học 2021-2022 được các trường thực hiện nghiêm túc.
Triển khai các hoạt động đẩy mạnh giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho học sinh, sinh viên. Tổ chức các sân chơi thu hút học sinh, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh phòng, chống bạo lực học đường.
Các trường tiến hành đánh giá định kì cuối năm học theo quy định. Tăng cường dạy học, ôn tập cho học sinh khối 12 dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, thi thử tốt nghiệp THPT. Tổ chức xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT theo quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Làm tốt công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp; phối hợp giữa trường THCS với các trung tâm GDTX, GDNN-GDTX trong tư vấn, định hướng học nghề cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS.
Tiếp tục triển khai kế hoạch, lộ trình bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn cho giáo viên theo Kế hoạch số 91/KH-UBND của UBND tỉnh; bồi dưỡng giáo viên để triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở các cấp học; tăng cường công tác tự học, tự bồi dưỡng. Thực hiện đổi mới, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ; thực hiện Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ; chuẩn bị đội ngũ giáo viên cho năm học 2022-2023.
Ngoài ra, Sở GD&ĐT Nam Định yêu cầu các đơn vị triển khai đồng bộ các phần mềm trong quản lý và giảng dạy; xây dựng và triển khai đề án “Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành giáo dục tỉnh Nam Định”. Nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm, thiết bị công nghệ thông tin trong hỗ trợ tổ chức thi; hoàn thiện phần mềm xét tốt nghiệp THCS trực tuyến; xây dựng phần mềm đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 THPT theo hình thức trực tuyến. “Cần đẩy mạnh công tác truyền thông trong giáo dục, nhất là truyền thông kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2022, việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, kế hoạch phát triển giáo dục mầm non, phổ thông giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030 của tỉnh” – Giám đốc Cao Xuân Hùng nhấn mạnh.
Bậc THPT, THCS ở TP.HCM bắt đầu năm học mới từ 1/9
UBND TP.HCM vừa chính thức ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021 - 2022 đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn.
Theo đó, bậc Tiểu học , thời gian bắt đầu năm học 2021-2022 từ ngày 8/9 đến 19/9, tổ chức lớp, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp học tập trên internet và củng cố kiến thức.
Học kỳ 1 bắt đầu từ ngày 20/9/2021 đến 22/1/2022 (18 tuần thực học). Học kỳ 2 bắt đầu từ ngày 24/1/2022 đến 28/5/2022 (17 tuần thực học). Kết thúc năm học từ ngày 29 đến 31/5/2022. Xét hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày 30/6/2022.
Bậc THCS và THPT , các trường tổ chức lớp, hướng dẫn kĩ năng, phương pháp học tập trên internet và củng cố kiến thức bắt đầu từ ngày 1/9 đến 5/9.
Học kỳ 1 bắt đầu từ ngày 6/9/2021 đến ngày 15/1/2022 (18 tuần thực học và 1 tuần dự trữ). Học kỳ 2 bắt đầu từ ngày 17/1/2022 đến ngày 28/5/2022 (17 tuần thực học và 1 tuần dự trữ). Kết thúc năm học từ ngày 29 đến 31/5/2022. Các trường THCS xét tốt nghiệp THCS trước ngày 15/6/2022.
Hệ giáo dục thường xuyên , bắt đầu năm học từ ngày 1/9/2021. Học kỳ 1 từ ngày 6/9/2021 đến ngày 15/1/2022 (16 tuần thực học và 3 tuần dự trữ). Học kỳ 2 từ ngày 17/1/2022 đến ngày 28/5/2022 (16 tuần thực học và 2 tuần dự trữ). Xét tốt nghiệp THCS trước ngày 15/6/2022.
Dự kiến, thời gian hoàn thành tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2022-2023 sẽ trước ngày 31/7/2022.
Các ngày nghỉ lễ được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hàng năm của Trung ương và TPHCM.
Thủ trưởng các cơ sở giáo dục chủ động chỉ đạo việc dạy bù, dạy học trên internet đối với các trường hợp phải tạm dừng việc dạy học (vì lý do thiên tai, dịch bệnh...), đảm bảo thời gian thực học theo quy định.
Năm học 2021-2022, học sinh TP.HCM sẽ nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày 29/1/2022 (tức 27 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 6/2/2022 (mùng 6 tháng Giêng Âm lịch).
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Văn Hiếu cho biết, trong tình hình hiện nay, năm học mới tại TP.HCM không thể bắt đầu bằng hình thức trực tiếp.
Hiện nay, có 249 trường đang sử dụng làm nơi cách ly, 453 trường hỗ trợ hoạt động xét nghiệm, chích ngừa; có 1.960 giáo viên và 5.898 học sinh thuộc diện F0, F1. Trong thời gian tới, chưa thể bàn giao các cơ sở giáo dục đã được các địa phương sử dụng trong phòng, chống dịch bệnh để tổ chức giảng dạy.
"Công tác chuẩn bị năm học mới còn rất nhiều khó khăn. Nhiều trường học được trưng dụng cho công tác phòng, chống dịch, nhiều công trình xây dựng, sửa chữa trường lớp bị tạm ngừng. Công tác tuyển sinh vào các lớp đầu cấp, công tác tuyển dụng giáo viên đều bị chậm hơn so với dự kiến.
Vì vậy, ngành Giáo dục TP.HCM đã dự kiến và xây dựng các phương án để tựu trường, khai giảng trực tuyến, học sinh sẽ bắt đầu năm học mới bằng hình thức học trên môi trường internet; chỉ đạo các nhà trường xây dựng các bài giảng trên môi trường internet cho cả học kỳ I của năm học 2021-2022", ông Hiếu nói.
Riêng bậc học mầm non, do đặc thù phải dạy - học trực tiếp (giữ, giáo dục và chăm sóc trẻ), có thể bắt đầu và kết thúc năm học với thời gian riêng, chậm hơn bậc học phổ thông. Trong thời gian chưa thể bắt đầu đi học, Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non tổ chức cho giáo viên xây dựng các đoạn phim ngắn hướng dẫn trẻ sinh hoạt, vui chơi, giáo dục kỹ năng với sự tham gia, phối hợp của phụ huynh.
Khi Thành phố kiểm soát tốt dịch bệnh, ngành GD-ĐT TP.HCM sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cho trẻ đến trường, tranh thủ cho khối lớp 1, 2, các lớp đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp để học trực tiếp; các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.
Trường hợp việc học trực tuyến kéo dài, TP.HCM sẽ tính toán tham mưu sử dụng các tuần dự trữ, kéo dài thêm năm học, nhất là cho các lớp 1,2 và đầu cấp để đảm bảo chương trình và kết quả học tập.
Liên quan đến công tác tuyển sinh vào lớp 10 chuyên và không chuyên của trường chuyên, do dịch bệnh diễn biến phức tạp, TP.HCM không thể tổ chức vòng thi tuyển như những năm trước, do đó TP.HCM đã điều chỉnh phương thức tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2021 - 2022.
Sở GD-ĐT TP.HCM đã trình Thường trực UBND TP.HCM cho phép, xét tuyển bổ sung cho đủ chỉ tiêu được giao, đồng thời bổ sung thêm 10% chỉ tiêu tuyển sinh các lớp chuyên, lớp không chuyên trong trường chuyên năm học 2021 - 2022 trên toàn Thành phố. Trong trường hợp số lượng xét tuyển vượt quá số học sinh chuyên theo quy định là 35 học sinh/lớp, các em được tuyển bổ sung sẽ không được hưởng chính sách tài chính của các học sinh chuyên.
Về sách giáo khoa, đang gặp khó khăn trong phân phối do không nằm trong danh sách mặt hàng thiết yếu. UBND TP.HCM đã chỉ đạo các Sở ngành liên quan phối hợp, tạo điều kiện để vận chuyển sách giáo khoa đến các trường và hướng dẫn phụ huynh học sinh đăng ký để nhận sách đảm bảo có sách giáo khoa trước ngày bắt đầu năm học mới.
Học sinh lớp 1, 2 ở Hà Nội không phải làm bài kiểm tra cuối năm học Sở GD&ĐT TP Hà Nội vừa có văn bản cho phép học sinh lớp 1 và lớp 2 trên địa bàn không nhất thiết phải làm bài kiểm tra trực tuyến cuối năm học. Ảnh minh họa Trong văn bản, Sở GD&ĐT TP Hà Nội yêu cầu các phòng GD&ĐT chỉ đạo những trường tiểu học trên địa bàn quản lý, nếu chưa...