Nam Định đưa giáo viên nước ngoài vào dạy, xếp hạng môn tiếng Anh cải thiện rõ
Trước đây, điểm số thi tiếng Anh trong các đợt thi tốt nghiệp của Nam Định hầu như không được xếp trong tốp 10, nhưng mấy năm trở lại đây thì luôn ở tốp 5, 6.
Ngày 14/9 Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có bài “Các trường ở Nam Định sẽ có giáo viên người nước ngoài trực tiếp dạy tiếng Anh”, cho biết: Từ năm học 2021 – 2022 Nam Định sẽ chính thức triển khai cho học sinh trong tỉnh này học tiếng Anh trực tiếp với giáo viên người nước ngoài, đến từ những nước có ngôn ngữ hành chính là tiếng Anh và có trợ giảng là người Việt Nam (nếu cần).
Thực tế, không chỉ riêng ở Nam Định, nhiều thành phố, địa phương cũng triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh do người nước ngoài dạy. Điều này khiến cho cho dư luận băn khoăn về chất lượng dạy và học tiếng Anh trong chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo không đáp ứng được yêu cầu, không đảm bảo chất lượng nên các địa phương thi nhau có chương trình tăng cường tiếng Anh do người nước ngoài dạy?
Thầy Bùi Văn Khiết – Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định. – Ảnh: Nhân vật cung cấp
Để làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với thầy Bùi Văn Khiết – Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, thầy Khiết cho biết:
“Thực ra Đề án này đã được Sở Giáo dục Nam Định đưa vào dạy thí điểm trong giai đoạn 2015 – 2020 rồi. Cái này cũng được nhiều Sở Giáo dục ở các tỉnh khác thực hiện chứ không riêng Nam Định.
Đây là giai đoạn 2 của Đề án và có mở rộng thêm, trước đó thì chỉ tăng cường giáo viên dạy môn Toán và tiếng Anh nhưng giai đoạn này còn bổ sung thêm giáo viên dạy các môn Công nghệ thông tin nữa.
Qua giai đoạn thí điểm đã cho thấy nhiều biến chuyển tốt, đặc biệt là khả năng nghe nói của học sinh trong tỉnh được nâng lên rất nhiều. Các em cũng tỏ ra tự tin hơn khi giao tiếp với người nước ngoài. Việc này được thể hiện rất rõ qua các cuộc thi như thi hùng biện tiếng Anh hay thi tốt nghiệp.
Trước đây, điểm số thi tiếng Anh trong các đợt thi tốt nghiệp của Nam Định hầu như không được xếp trong tốp 10, nhưng mấy năm trở lại đây thì chúng tôi luôn giữ vững vị trí thứ 5, thứ 6 trong cả nước. Đó là cơ sở để Sở Giáo dục cũng đề xuất với tỉnh tiếp tục triển khai thêm 5 năm nữa”.
Lý giải những thắc mắc của độc giả về việc, phải chăng do lực lượng giáo viên tiếng Anh của địa phương còn hạn chế nên Nam Định mới phải kêu gọi giáo viên nước ngoài về dạy, thầy Khiết bày tỏ: “Cách hiểu của nhiều người như vậy là không đúng về bản chất sự việc. Ở đây chúng ta cần hiểu, không phải là do giáo viên tiếng Anh trong tỉnh không đủ năng lực mới phải đưa giáo viên người nước ngoài vào.
Bởi lẽ, giáo viên người Việt cũng đóng vai trò quan trọng không kém và những giáo viên được chúng tôi tuyển về hầu hết đều có đủ trình độ, nghiệp vụ sư phạm vững vàng để dạy theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục.
Nhưng có một hạn chế là, các giáo viên người Việt khi dạy theo khung chương trình đó thì phần lớn họ phải đảm nhiệm dạy các phần đọc, viết, vốn ngữ pháp và từ vựng nữa, không có nhiều thời gian để luyện chuyên sâu vào kỹ năng nghe, nói cho học sinh.
Riêng phần tên gọi của Đề án này cũng đã cho mọi người hiểu về nội dung chính của nó rồi. Ở đây chúng tôi đang muốn đề cập đến việc tăng cường, dạy thêm kỹ năng nghe, nói chứ không phải là tuyển họ về đảm nhiệm thay trách nhiệm của các giáo viên tiếng Anh người Việt.
Mặt khác chúng ta cũng có thể thấy, so về kỹ năng nghe, nói thì các giáo viên người Việt rất ít người có thể đảm bảo được yếu tố phát âm chuẩn bằng các giáo viên người bản xứ nói tiếng Anh được.
Video đang HOT
Điều quan trọng nữa mà chúng tôi muốn nói đến đó là tâm lý học của học sinh, việc đưa giáo viên nước ngoài vào giảng dạy tăng cường vừa tạo ra sự mới mẻ vừa gợi được sự hứng khởi và yêu thích học cho các học sinh. Điều này là đảm bảo theo yếu tố phát triển toàn diện thể chất của trẻ nhỏ”.
Thông tin thêm về phương án đảm bảo nguyên tắc tính tự nguyện khi thực hiện Đề án này, thầy Khiết cho biết: “Trong Đề án này chúng tôi cũng đã nêu rõ việc, chương trình học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài là dựa trên tinh thần tự nguyện đăng ký của học sinh và phụ huynh nên việc này được chúng tôi thực hiện rất nghiêm túc.
Chúng tôi sẽ lựa chọn học sinh dựa trên các đơn đăng ký của học sinh, có chữ ký xác nhận của phụ huynh hoặc người giám hộ học sinh đó. Hồ sơ ấy sẽ được tập hợp lại gửi cho các Phòng Giáo dục, sau đó các Phòng sẽ gửi về Sở Giáo dục để chúng tôi thẩm định, cấp phép.
Ngoài ra, về phía Sở Giáo dục thì hàng năm đều có các đợt kiểm tra, thanh tra. Việc này không phải là chỉ làm hình thức mà được làm thành các câu hỏi điều tra xã hội học. Các phiếu trả lời của học sinh gửi đi chúng tôi không yêu cầu ghi tên để đảm bảo tính khách quan, cảm xúc của từng em.
Hoặc là tổ chức đột xuất kiểm tra tại một trường mà không có mặt của giáo viên của nhà trường đó để hỏi xem các em có hứng thú, thực sự muốn học với giáo viên người nước ngoài hay không. Từ đó, chúng tôi mới có cơ sở làm việc với nhà trường và đưa hết vào Đề án giai đoạn 2 những điều khoản ràng buộc, để có thể hạn chế được tiêu cực, bệnh thành tích khi triển khai việc này”.
Nêu ra một số khó khăn khi thu hút đội ngũ giáo viên người nước ngoài về địa bàn tỉnh Nam Định giảng dạy, thầy Khiết cho rằng: “Thực ra, khi triển khai bất cứ một phương án mới nào trong giáo dục thì đều có khó khăn cả.
Các giáo viên người nước ngoài khi về giảng dạy tại tỉnh lẻ như Nam Định thì họ gặp rất nhiều bất tiện trong điều kiện sinh hoạt, nơi ăn, chốn ở. Đa số phong cách của họ đều có xu hướng hưởng thụ rất cao, đó có thể là du lịch, dã ngoại vào các ngày cuối tuần. Nhưng Nam Định là một tỉnh nhỏ, ở địa phương lại không có nhiều sự lựa chọn về các địa điểm vui chơi chất lượng cao như Hà Nội hoặc các thành phố lớn khác nên để họ về thì họ cũng đắn đo rất nhiều.
Phương thức để chúng tôi cho các giáo viên này vào các trường giảng dạy hiện tại vẫn là theo dạng liên kết với các trung tâm Ngoại ngữ. Các trung tâm này họ có hợp đồng giảng dạy với giáo viên từ trước, sau đó họ đưa các giáo viên này vào nhà trường để giảng dạy. Nhà trường chỉ đóng vai trò phối hợp chứ không phải là đưa vào thỉnh giảng hay biên chế ở trong trường.
Dù là liên kết nhưng tất cả đều phải có hợp đồng để quy định rõ trách nhiệm. Đồng thời chúng tôi cũng thực hiện việc kiểm soát bằng cách cho nhà trường cử các giáo viên có chuyên môn để tham gia trợ giảng. Chi phí khi các Hiệu trưởng nhà trường đó tham gia vào công tác sắp xếp thời khoá biểu, bố trí giáo viên của trường trợ giảng là do các trung tâm này chi trả”.
Đại diện Sở Giáo dục Nam Định cho biết, các giáo viên nước ngoài chỉ dạy tăng cường kỹ năng nghe, nói cho học sinh chứ không đảm nhiệm vai trò chính của giáo viên tiếng Anh người Việt. – Ảnh minh hoạ: Báo Nam Định
Phóng viên nêu lên thắc mắc, nếu giáo viên đó là người của các trung tâm Ngoại ngữ ở bên ngoài, vậy khi đưa vào trường để giảng dạy thì việc kiểm định chất lượng của những giáo viên ấy được thực hiện như thế nào. Về vấn đề này, thầy Khiết chia sẻ: “Về việc này thì trong Đề án chúng tôi cũng đã đề ra các quy định, tiêu chuẩn cụ thể với những giáo viên của các trung tâm đó rồi.
Thứ nhất là tiêu chuẩn về bằng cấp, dù là người nước ngoài nhưng nhất thiết giáo viên đó phải có bằng cấp chuyên môn về tiếng Anh thì mới được tham gia giảng dạy.
Thứ hai là phải có chứng chỉ sư phạm giảng dạy phù hợp với cấp học được phân công.
Thứ ba, trong quá trình cán bộ Sở Giáo dục đi thanh tra, kiểm tra thì chúng tôi còn có nội dung là dự giờ giáo viên. Các đội ngũ dự giờ gồm những chuyên gia có trình độ Thạc sỹ trở lên sẽ đánh giá sát sao về chất lượng dạy học của các giáo viên nước ngoài đó.
Về chuẩn đầu ra thì chúng tôi không yêu cầu và không thay đổi theo các quy định có từ trước. Vì đây là việc tăng cường thêm việc giảng dạy tiếng Anh nên chúng tôi chỉ chú trọng đến việc năng lực nghe, nói của học sinh được biến chuyển như thế nào.
Hơn nữa, vì là dựa trên tinh thần tự nguyện của học sinh nên có trường học sinh tham gia ít, tham gia nhiều, không đồng đều với nhau nên chúng tôi không thể đặt ra tiêu chuẩn chung để đánh giá cho chuẩn đầu ra được”.
Từ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021: Điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng
Nhìn từ báo cáo so sánh điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và điểm học bạ lớp 12 năm 2021 do Bộ GD&ĐT tạo vừa công bố mới đây cho thấy, trung bình điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 của hầu hết các môn thấp hơn trung bình điểm học bạ lớp 12.
Cùng với đó là sự chênh lệch điểm thi giữa các tỉnh, thành phố; giữa các vùng, miền, đặc biệt ở một số môn thi như tiếng Anh, Lịch sử...
Các thí sinh nghe phổ biến quy chế thi tại điểm thi Trường THPT Cẩm Khê (Phú Thọ). Ảnh: Trung Kiên/TTXVN
Chất lượng chưa đồng đều
Theo dữ liệu điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 đợt 1, 10 tỉnh, thành phố có điểm trung bình cao nhất cả nước là: Bình Dương (7,056 điểm), Nam Định (6,996 điểm), Ninh Bình (6,903 điểm), An Giang (6,869 điểm), Vĩnh Phúc (6,862 điểm), Hà Nam (6,806 điểm), Bạc Liêu (6,714 điểm), Vĩnh Long (6,691 điểm), TP Hồ Chí Minh (6,688 điểm) và Phú Thọ (6,662 điểm). Đây cũng là các tỉnh có điểm trung bình cao tại kỳ thi này những năm trước.
Ba địa phương có điểm trung bình thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 thấp nhất (đều dưới 6,0) là: Cao Bằng, Hoà Bình và Hà Giang. Những năm trước, các tỉnh này cũng liên tục đứng cuối bảng.
Tính về số lượng điểm 10, Hà Nội có số lượng điểm 10 nhiều nhất cả nước với 2.239 bài, tiếp sau đó là TP Hồ Chí Minh với 1.641 điểm 10; Thanh Hóa có 1.275 điểm 10; Hải Phòng có 1.124 điểm 10.
Về kết quả đối sánh giữa điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và điểm học bạ lớp 12, xét theo tỉnh, thành phố, nhiều nơi có kết quả đối sánh điểm học bạ và điểm thi trùng nhau ở một số môn hoặc chênh lệch trên dưới 1 điểm. Tuy nhiên, vẫn có địa phương, điểm học bạ và điểm thi chênh nhau đến hơn 3, chẳng hạn môn Lịch sử ở Long An, điểm học bạ cao hơn điểm thi 3,371, Sóc Trăng 3,339, Hải Phòng 3,168...
Hà Nội có mức chênh lệch lớn nhất giữa điểm trung bình học bạ và điểm thi ở nhiều môn nhất. Với Lịch sử, mức chênh là 3,376, Sinh học 3,184, Hóa học 1,757, Địa lý 1,503. Ở môn Tiếng Anh, Hà Giang có điểm học bạ cao hơn điểm thi 2,439. Với các môn thi khác, mức chênh lệch ở tất cả các tỉnh, thành phố chỉ từ 1,757 trở xuống.
Đi sâu vào phân tích phổ điểm của từng địa phương, vùng miền, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, kết quả điểm thi phản ánh khách quan chất lượng dạy học của các địa phương, vùng miền. Cụ thể, những địa phương, vùng miền có truyền thống học tập, điều kiện dạy học tốt thì kết quả thi cao hơn; các địa phương, vùng miền có điều kiện khó khăn hơn thì điểm thi cũng thấp hơn.
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đối sánh điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông với điểm học bạ lớp 12 của thí sinh. Kết quả đối sánh cho thấy, vẫn có sự chênh lệch. Tuy nhiên, so với năm 2020, sự chênh lệch giữa kết quả điểm thi và điểm học bạ đã được thu hẹp. Tại một số địa phương, kết quả học tập thể hiện trong học bạ khá sát với điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông. Điều này cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của các địa phương đã có tiến bộ. Đối với các môn có kết quả thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2021 còn thấp, như Tiếng Anh, Lịch sử, mức chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi có phần cao hơn các môn khác. Điều đó có nghĩa, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá trong nhà trường chưa tương đồng với thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông.
Nhận xét về kết quả đối sánh, Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ, điểm thi và điểm học bạ có sự khác biệt không lớn. Cụ thể, môn Toán và Ngữ Văn có độ chênh lệch giữa điểm thi với điểm học bạ của tất cả các địa phương là tương đối thấp. Độ chênh với môn Toán cao nhất là 1,6 điểm, môn Văn là 1,4, nhưng số lượng địa phương có mức chênh lệch này rất ít. Điều này cho thấy, trên cả nước, môn Toán và Ngữ Văn vẫn được chú trọng trong dạy học nhiều nhất. Tuy nhiên, theo Giáo sư Nguyễn Đình Đức, ở các môn khác, có địa phương tương đối ổn định, nhưng có địa phương lại chênh lệch điểm thi và học bạ lớn.
Ông Đặng Tự Ân, Giám đốc Quỹ hỗ trợ Đổi mới Giáo dục Phổ thông Việt Nam, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, qua kết quả đối sánh, có một số vấn đề đòi hỏi cần có cách lý giải hợp lý.
Trước hết, môn Giáo dục công dân là môn học duy nhất có điểm thi cao hơn điểm học bạ (-0,2 điểm). Hiện tượng này có thể do các nhà trường đã đổi mới cách dạy môn học Giáo dục công dân. Nội dung thi không đòi hỏi học sinh học thuộc lòng mà tập trung vào đánh giá khả năng vận dụng, tìm hiểu nội dung của pháp luật, các chuẩn mực đạo đức, các quan hệ tình bạn, tình thầy trò. Cùng với hình thức thi trắc nghiệm khách quan và với học sinh lớp 12, các em đã trưởng thành, có hiểu biết nhất định về xã hội thì kết quả điểm thi Giáo dục công dân cao hơn điểm học bạ là điều dễ thấy.
Với môn Lịch sử, có địa phương điểm đối sánh cao trên 3 điểm. Điều này thể hiện sự không đồng bộ giữa quá trình dạy-học và thi. Theo ông Đặng Tự Ân, sự bất cập này tồn tại qua nhiều năm qua, đòi hỏi sự đổi mới trong viết sách giáo khoa cũng như hình thức thi và kiểm tra đánh giá học sinh khi học môn Lịch sử trong thời gian tới.
Riêng môn Tiếng Anh, phổ điểm có 2 đỉnh và cũng có điểm đối sánh cao. Điều này thể hiện sự không đồng đều về chất lượng dạy và học Ngoại ngữ ở các tỉnh, thành phố cũng như giữa các trường trong cùng một địa phương. Ông Đặng Tự Ân cho rằng, các trường phổ thông cần đổi mới cách dạy, cách học môn Ngoại ngữ cho tương xứng với vị trí ngang bằng môn Toán và Ngữ văn.
Đổi mới dạy và học Lịch sử - Ngoại ngữ
Tiếng Anh, Lịch sử là những môn thi có điểm trung bình thấp so với các môn thi khác, nhưng khi đối sánh với kết quả học bạ lớp 12 thì độ chênh lại nhiều hơn so với các môn khác. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhận định, quá trình kiểm tra, đánh giá đối với các môn này ở các trường phổ thông đối với học sinh lớp 12 có phần "rộng tay" và chưa có sự tương đồng khi so sánh với cách đánh giá của kỳ thi tốt nghiệp vừa qua.
Lịch sử là môn duy nhất trong 9 môn thi có điểm trung bình dưới 5. Điều này tiếp tục thể hiện thực trạng dạy và học Lịch sử hiện nay tại các bậc học, nhất là bậc Trung học Phổ thông chưa hiệu quả.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học xã hội và Nhân văn (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh đạt điểm thấp môn Lịch sử. Điều đầu tiên phải kể đến việc nước ta đang ở giai đoạn hội nhập quốc tế nên người dân có nhu cầu quan tâm đến các môn học, lĩnh vực mang tính hội nhập như Tin học, Ngoại ngữ... ; các ngành nghề mang tính hội nhập hay phục vụ quá trình hội nhập như: Ngoại giao, Ngoại thương, Quan hệ quốc tế, Luật... Khi chọn để thi, học sinh không thích chọn các môn xã hội, đặc biệt là môn Sử. Cùng với đó, do cha mẹ thường hướng con theo những tổ hợp dễ chọn nghề, chọn trường và dễ tìm việc làm. Trong số những ngành nghề này, ít xuất hiện "bóng dáng" của môn Lịch sử.
Về phía các nhà trường, môn Lịch sử vẫn chưa thực sự được coi trọng, có chỗ, có nơi còn phân công giáo viên môn khác kiêm nhiệm dạy môn này. Một bộ phận giáo viên chưa tâm huyết, đam mê, tìm tòi phương pháp đổi mới trong dạy Lịch sử, vì vậy, không truyền được cảm hứng cho học sinh. Thêm nữa, chương trình sách giáo khoa Sử vẫn dài; phương pháp dạy Sử chưa lôi cuốn. Lịch sử là câu chuyện kể về quá khứ. Nếu chỉ kể đơn thuần, cũ kỹ và dài dòng kiểu nhồi nhét kiến thức thì không ai muốn nghe, muốn học.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Liệu, muốn điểm Lịch sử cải thiện trong những năm tới, phải có giải pháp đồng bộ từ giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhà trường kết hợp sách giáo khoa và phương pháp dạy. Chỉ có giải pháp đồng bộ mới giúp chất lượng học Lịch sử, điểm thi Lịch sử được nâng lên.
Với môn tiếng Anh, nhiều chuyên gia và giáo viên cùng nhận định, phổ điểm cho thấy sự phân hoá giữa các địa phương, vùng miền. Cô Lê Phương Lan, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Sơn Tây, Hà Nội cho rằng: Đặc thù việc học tiếng Anh ảnh hưởng nhiều bởi cơ hội tiếp xúc với môi trường học, cơ hội được đầu tư cho học tập, khả năng tài chính của các gia đình...
Phổ điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông khá giống với phổ điểm thi tiếng Anh vào lớp 10 của Hà Nội năm nay, thể hiện trình độ tiếng Anh khác nhau giữa học sinh nông thôn và thành thị, nơi khó khăn và nơi có điều kiện kinh tế tốt hơn.
Theo cô Lan, điểm thi Tiếng Anh tăng có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là ý thức học tiếng Anh, sự đầu tư cho dạy học tiếng Anh ngày càng được chú trọng. Các gia đình cũng đầu tư nhiều, học sinh không chỉ học Tiếng Anh ở trường mà học thêm tại các trung tâm, do đó các em học tốt Tiếng Anh hơn là đương nhiên.
Từ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông và đối sánh trung bình điểm thi với trung bình điểm học bạ lớp 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận, nếu môn nào, ở tỉnh nào kết quả còn thấp và có sự chênh lệch lớn thì nơi đó cần tiếp tục điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng. Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đó cần điều chỉnh việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học bảo đảm sát hơn với năng lực của học sinh.
HOT: Vinschool dạy online miễn phí toàn quốc, cho cả học sinh không phải của Vinschool Dân mạng đang không ngừng kháo nhau thử tham gia lớp học online của Vinschool để được một lần trong đời trải nghiệm môi trường học tập quốc tế. Nhằm hỗ trợ học sinh chủ động ôn tập an toàn trong giai đoạn nghỉ hè tại nhà do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ ngày 03/06/2021, Vinschool chính thức triển khai chương trình...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chu Thanh Huyền thân thiết với mẹ Quang Hải như con gái ruột vẫn bị dân tình chê lố vì một hành động
Sao thể thao
23:51:05 21/02/2025
Chủ shop "đau đầu" vì thông tin khách bị lộ, giả shipper lừa đảo tràn lan
Tin nổi bật
23:47:04 21/02/2025
Tội ác của kẻ tạt axit 4 cấp trên vì bị nhắc nhở
Pháp luật
23:42:13 21/02/2025
Phim của Song Hye Kyo bùng nổ MXH Việt, gây tranh cãi gay gắt vẫn càn quét phòng vé
Hậu trường phim
23:38:49 21/02/2025
Phim Trung Quốc nhồi nhét cảnh quấy rối phụ nữ, bị chỉ trích khắp MXH: Nữ chính 6 lần gặp biến thái gây phẫn nộ
Phim châu á
23:34:06 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
Sao châu á
23:25:07 21/02/2025
Tỷ phú Elon Musk thách thức ông Zelensky
Thế giới
23:24:25 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc
Sao việt
23:04:47 21/02/2025
Bộ phim gây chấn động thế giới công bố lịch chiếu tại Việt Nam
Phim âu mỹ
22:53:25 21/02/2025
Diễn viên Jodie Foster khiến con trai 'phát điên'
Sao âu mỹ
22:44:46 21/02/2025