Năm dấu hiệu khi hút thuốc cảnh báo ung thư phổi xuất hiện
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ung thư phổi. Nếu mắc phải 5 triệu chứng sau, bạn nên kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt.
Một bệnh nhân nam tại Trung Quốc tên Zhao, 55 tuổi đã tới gặp bác sĩ trong tình trạng xanh xao, ốm yếu và có những cơn ho kéo dài. Ban đầu, ông Zhao tưởng mình mắc bệnh lao.
Nhưng sau khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ kết luận ông bị ung thư phổi giai đoạn ba, khối u đã di căn sang nhiều bộ phận và phải phẫu thuật gấp. Nguyên nhân gây bệnh đến từ thói quen lâu năm của ông: hút thuốc lá.
Nhiều chuyên gia đã cảnh báo, thuốc lá chứa rất nhiều tar, nicotine, carbon monoxide và các chất khác khi chúng bị đốt cháy. Những chất này được hít vào phổi có thể gây ung thư.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ung thư phổi, bao gồm suy giảm miễn dịch, những biến đổi bên trong hệ thống gen và tác động bên ngoài môi trường… nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn đến từ thói quen hút thuốc lá. Trên thực tế, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 30 – 40 lần so với người bình thường.
Để phát hiện sớm và có giải pháp kịp thời cho sức khỏe, bạn nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp 5 dấu hiệu sau khi hút thuốc:
1. Ho kéo dài
Nhiều bệnh nhân thường nhầm ho do ung thư phổi với viêm phế quản và dễ chủ quan với tình trạng này. Thế nhưng, khi phổi đã tổn thương nặng nề do hút thuốc lá, việc gặp những cơn ho kéo dài là một triệu chứng nguy hiểm.
2. Đau tức ngực
Nếu cảm thấy đau ngực khi hút thuốc, đặc biệt là đau ngực ở vùng phổi trên, bạn cần đặc biệt lưu ý. Triệu chứng này có thể là nguyên nhân của ung thư phổi đã di căn vào thành ngực, cần được điều trị kịp thời.
Video đang HOT
3. Chán ăn và giảm nhiều cân
Bệnh nhân ung thư phổi sẽ gặp phải tình trạng mất cảm giác ngon miệng và sụt giảm cân nặng một cách đột ngột và bất thường. Đây là dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, tuy nhiên một số bệnh nhân khi mắc ung thư phổi có thể không nhất thiết phải biểu hiện các triệu chứng hô hấp điển hình mà chỉ chán ăn, giảm cân. Do vậy, những người hút thuốc lá nên chú ý những thay đổi từ nhỏ nhất của sức khỏe để sớm ngăn chặn bệnh kịp thời.
4. Máu bên trong đờm khi ho
Một số người ho kéo dài do ung thư phổi có thể gặp dấu hiệu đờm có máu. Mặc dù ung thư phổi giai đoạn đầu không gây ra máu trong đờm, thế nhưng nếu cơ thể đã có dấu hiệu này, rất có thể các mạch máu trên bề mặt khối u đã bị phá vỡ, gây ra tình trạng máu trộn lẫn đờm nguy hiểm.
5. Khó thở
Khi ung thư phổi xuất hiện, cơ quan duy trì nhịp thở đã bị tổn thương nên việc khó thở diễn ra thường xuyên hơn. Bạn nên dừng hút thuốc và kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt để lá phổi luôn khỏe mạnh. Cách tốt nhất để kiểm tra tình trạng này là thực hiện chụp CT phổi, nội soi phế quản hoặc sinh thiết kim để sớm có biện pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, bạn cũng nên làm 4 việc để bảo vệ phổi một cách tốt nhất:
1. Uống nhiều nước
Để phổi và cơ thể vận hành tốt, mỗi người trung bình nên uống ít nhất 2 lít nước một ngày. Ngoài việc uống nước, bạn có thể bổ sung nước bằng cách uống canh và súp trong mỗi bữa ăn.
2. Ăn thực phẩm có lợi cho phổi
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng các thực phẩm màu trắng rất tốt cho phổi và có hiệu quả thanh lọc, chăm sóc bộ phận quan trọng này. Bạn có thể tham khảo các món ăn được chế biến từ thực phẩm trắng như: củ cải trắng, nấm trắng, quả lê, củ sen… với giá thành rẻ và rất phổ biến.
3. Tập các bài tập thể dục tốt cho phổi
Tập thể dục mỗi ngày là thói quen tốt cho sức khỏe, bạn hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, chậm và vừa phải sẽ rất tốt cho tim phổi.
4. Tập hít thở sâu
Hít thở sâu và đều đặn là cách hiệu quả để phổi luôn nhận đủ oxy, dẻo dai, khỏe mạnh. Cách làm rất đơn giản, hít không khí vào bằng mũi thật chậm cho tới khi bụng từ từ phình ra. Giữ trạng thái này từ 3 tới 5 giây rồi thở ra thật chậm, ép toàn bộ không khi trong phổi ra ngoài. Nghỉ ngơi vài giây rồi tiếp tục lặp lại, mỗi ngày bạn duy trì thở sâu ít nhất 6 – 10 lần.
Hai nhóm người này nhất thiết phải khám phát hiện sớm ung thư phổi
Ung thư phổi phát triển âm thầm, các triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, tiên lượng bệnh rất dè dặt.
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong và mắc mới hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 23.667 ca mắc mới và 20.701 bệnh nhân tử vong mỗi năm, đứng vị trí thứ 2 chỉ sau ung thư gan.
Sàng lọc ung thư phổi là kiểm tra, phát hiện bệnh khi chưa có triệu chứng. Việc sàng lọc có thể giúp phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn sớm từ đó giúp tăng khả năng điều trị bệnh tốt hơn. Việc phát hiện sớm ung thư phổi giúp tăng tỷ lệ điều trị khỏi bệnh hoàn toàn, tăng thời gian sống thêm và giảm chi phí y tế cho bệnh nhân.
Ung thư phổi được xếp vào loại ung thư khó phát hiện sớm. Dù đã có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị, song tiên lượng bệnh vẫn còn dè dặt. Tiền sử bệnh, thể trạng, loại mô học ung thư phổi, giai đoạn, phương pháp và phản ứng với điều trị là các tác nhân đóng vai trò tiên lượng trong bệnh lý ác tính này.
Những ai nên sàng lọc ung thư phổi?
Theo BS Nguyễn Tiến Đồng, Trung Tâm Y Học Hạt Nhân và Ung Bướu, Bệnh Viện Bạch Mai (Hà Nội), việc sàng lọc được chỉ định cho những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao, bao gồm:
Nhóm 1:
Tuổi: 55-74 tuổi có tiền sử hút thuốc từ trên 30 bao/năm, có thể hiện tại vẫn tiếp tục hút hoặc người đã bỏ thuốc lá trong vòng 15 năm qua.
Nhóm 2:
Tuổi 50, có hút thuốc trên 20 bao/năm và có một trong các yếu tố nguy cơ như: tiền sử gia đình có người bị ung thư phổi, bệnh nhân mắc các bệnh phổi trước đó như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), lao..., bệnh nhân đang mắc một bệnh ung thư, phơi nhiễm yếu tố nguy cơ ung thư phổi nhưng không phải hút thuốc lá thụ động.
Một số nghiên cứu gần đây trên nhóm bệnh nhân không hút thuốc lá cho thấy yếu tố ô nhiễm không khí cũng là một yếu tố nguy cơ độc lập làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Sàng lọc ung thư phổi bằng cách nào?
Chụp CT scan ngực liều thấp là thăm dò giúp sàng lọc ung thư phổi được khuyến cáo. Thăm dò này được thực hiện với một máy quét tia X sử dụng liều xạ thấp để tạo nên hình ảnh chi tiết về phổi của bạn.
Những xét nghiệm khác như X-quang ngực thẳng, xét nghiệm đàm hay chụp PET/CT không cho thấy lợi ích dựa trên những bằng chứng hiện tại trong sàng lọc ung thư phổi.
Sàng lọc ung thư phổi như thế nào?
Khi bạn có nhu cầu sàng lọc ung thư phổi, bác sẽ khám, khai thác tiền sử, bệnh sử và các yếu tố nguy cơ của bạn từ đó sẽ đưa ra các tư vấn sàng lọc bệnh ung thư cụ thể cho từng đối tượng. Với ung thư phổi để sàng lọc, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn chụp CT scan ngực liều thấp. Việc chụp này khá đơn giản và là một thăm dò không xâm lấn và bạn có thể ra về ngay sau đó.
Để chuẩn bị cho chụp CT scan ngực liều thấp bạn nên:
- Thông báo cho bác sĩ nếu bạn mới bị nhiễm trùng đường hô hấp. Lý do vì nếu bạn đang hoặc gần đây có viêm đường hô hấp việc chụp CT scan ngực liều thấp có thể gây ra các hình ảnh dương tính giả.
- Loại bỏ bất kỳ vật kim loại gì bạn mang trên người
Nếu chưa phát hiện bất thường, bạn nên thực hiện tiếp việc sàng lọc sau đó một năm.
Nếu cơ thể xuất hiện "1 chậm 2 lồi 3 nhiều", cảnh báo bệnh phổi đang tìm đến bạn Một khi có vấn đề với phổi, cơ thể chịu tổn thương rất lớn. Do đó, chúng ta nên chú ý đến các tín hiệu được gửi đến từ cơ thể mỗi ngày để ngăn ngừa các bệnh về phổi. Phổi được gọi là "tán" để "che mưa che gió" cho các cơ quan nội tạng, do đó thấy rằng, lá phổi khỏe...