Năm 2025: Kỳ vọng 55% người dân Việt Nam biết mua hàng online
Ngoài mục tiêu 55% dân số Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến. Kế hoạch này còn có tham vọng đẩy giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam đạt trung bình 600 USD/người/năm.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, Thương mại điện tử (TMĐT) là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số. Doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt triển khai ứng dụng TMĐT, trong khi Nhà nước đóng vai trò quản lý, thiết lập hạ tầng và tạo môi trường phá triển.
Mục tiêu của Kế hoạch này là đến năm 2025, 55% dân số Việt Nam sẽ tham gia mua sắm trực tuyến. Giá trị mua hàng hóa và dịch vụ trực tuyến tại Việt Nam đạt trung bình 600 USD/người/năm.
Khi đó, doanh số TMĐT B2C tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Với Kế hoạch tổng thể vừa được thông qua, Chính phủ coi TMĐT là một trong các lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số.
Video đang HOT
Về hạ tầng dịch vụ phụ trợ cho TMĐT, mục tiêu đặt ra là đến năm 2025, thanh toán không dùng tiền mặt qua TMĐT đạt 50%. Chi phí trung bình cho chuyển phát và hoàn tất đơn hàng chặng cuối chỉ chiếm 10% giá thành sản phẩm trong TMĐT.
Kế hoạch đặt ra yêu cầu 70% các giao dịch mua hàng hóa trên website/ứng dụng TMĐT phải có hóa đơn điện tử. Việt Nam sẽ xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu dùng chung về TMĐT trong tương lai.
Về tương quan phát triển TMĐT giữa các vùng kinh tế, mục tiêu của Kế hoạch là các địa phương ngoài Hà Nội và TP.HCM chiếm 50% giá trị TMĐT B2C trên toàn quốc. Bên cạnh đó, 50% số xã và các đơn vị hành chính tương đương trên cả nước có thương nhân thực hiện hoạt động buôn bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trực tuyến.
Về ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp, Chính phủ đặt mục tiêu 80% website TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến. 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn TMĐT. 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT trên ứng dụng di động và 70% các đơn vị viễn thông, điện nước, truyền thông triển khai hợp đồng điện tử với người tiêu dùng.
Một trong những mục tiêu của Kế hoạch phát triển TMĐT là 55% dân số Việt Nam sẽ tham gia mua sắm trực tuyến.
Để làm được điều này, Chính phủ đã đề ra nhiều nhóm giải pháp nhằm biến mục tiêu trên trở thành sự thực. Trong đó có việc hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển TMĐT, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ tìm cách tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ TMĐT, đồng thời tiến hành các giải pháp để xây dựng thị trường và tạo lòng tin cho người tiêu dùng.
Trong tương lai, TMĐT cũng sẽ được ứng dụng vào lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, mở rộng tiêu dùng nội địa và thúc đẩy phát triển TMĐT tại các địa phương.
Người Cần Thơ hài lòng với dịch vụ mua sắm online thời dịch
Để phòng dịch Covid-19, nhiều hộ dân đã chọn cách mua đồ qua mạng online, qua điện thoại những nhu yếu phẩm cần thiết.
Sau 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, tại thành phố Cần Thơ, người dân đều đồng tình, ủng hộ, nhiều người dân đã thực hiện việc cách ly xã hội bằng nhiều cách. Trong đó chọn mua hàng nhu yếu phẩm qua mạng để tránh tiếp xúc và ra đường thời điểm này, cùng chung tay phòng, chống dịch Covid-19.
Đường phố vắng vẻ, không còn cảnh dòng người đứng chờ đèn đỏ đông đúc như trước đây. Các nhà hàng khách sạn, quán cà phê đóng cửa từ nhiều ngày trước để phòng dịch Covid-19, với những người có việc thực sự thì nhanh chóng hoàn thành công việc để về nhà.
Để phòng dịch Covid-19, nhiều hộ dân đã chọn cách mua đồ qua hàng online, qua điện thoại, đặt những nhu yếu phẩm cần thiết và sau đó sẽ được nhân viên của cửa hàng tiện ích, siêu thị giao hàng đến tận nhà.
Người tiêu dùng vào mạng lựa chọn hàng hóa thiết yếu để được phục vụ tại nhà.
Anh Nguyễn Hải Triều, ngụ quận Ninh Kiều cho biết, mua hàng qua mạng, qua điện thoại cảm thấy tiện lợi và yên tâm. Gia đình sẽ cố gắng thực hiện việc này trong thời gian cách ly qua dịch bệnh.
Còn chị Trần Thị Thu Hiền, ngụ phường An Thới, quận Bình Thủy chọn cách mua nhu yếu phẩm qua điện thoại để an toàn. Sau khi đã chọn được những mặt hàng thiết yếu cho gia đình, nhân viên cửa hàng tiện ích sẽ mang hàng đến tận nhà giao cho khách hàng, không phải đến tận nơi để mua như trước đây. Chị Hiền cho biết, đây là cách làm tốt nhất thời điểm này để cùng chung tay phòng dịch Covid-19.
"Tôi thấy dịch vụ giao hàng này rất thuận tiện, trong bối cảnh dịch bệnh không ai muốn đi ra ngoài, nhưng vẫn có thể điện thoại đến siêu thị đặt mua và họ giao hàng rất thuận tiện. Hàng hóa mua qua điện thoại giá cả hợp lý, hàng hóa tốt, tốc độ giao hàng nhanh, đúng như ý của mình", chị Hiền cho biết.
Nắm bắt được xu thế mua sắm của người tiêu dùng, nhiều cửa hàng tiện ích đã thực hiện bán hàng online, bán qua điện thoại và giao hàng tận nhà. Với hóa đơn trên 200.000 đồng, các cửa hàng sẽ giao hàng trong vòng bán kính 5 km mà không thu thêm phí.
Ngoài phạm vi 5 km, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền 6.000 đồng/km, để hỗ trợ xăng xe cho nhân viên. Ngoài cung cấp hàng hóa tận nơi cho người tiêu dùng, các cửa hàng tiện ích cũng đưa ra giải pháp để bảo vệ khách hàng mua sắm trực tiếp, và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên trong quá trình giao dịch.
Nhu yếu phẩm cần thiết cho những ngày cách ly được người tiêu dùng lựa chọn và đặt mua.
Chị Nguyễn Hương Thủy, Cửa hàng trưởng Co.op Food đường Trần Việt Châu, quận Ninh Kiều cho biết, hàng ngày cửa hàng cho vệ sinh quầy, kệ bằng nước sát khuẩn, vệ sinh sàn và đồng thời có trang bị nước rửa tay khô cho khách hàng, nhắc nhở khách hàng đeo khẩu trang khi mua sắm.
Trong 4 ngày thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân Cần Thơ đã chấp hành tốt, hạn chế đi lại, chuyển sang làm việc tại nhà, kết nối trực tuyến, qua mạng internet với cơ quan, đơn vị; đồng thời mua sắm đồ dùng thiết yếu qua online, qua điện thoại. Với mỗi người dân, việc không ra đường thời điểm này là góp phần chung tay cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh Covid-19./.
Phạm Hải
Mua hàng online: Không đặt được hàng, khách vẫn phải chịu thiệt Mua hàng trực tuyến (online) là lựa chọn tối ưu để hạn chế lây lan Covid-19 nhưng nhiều người vẫn nghi ngại vì luôn ở "thế yếu" với bên bán hàng. Dù không yêu cầu, khách hàng vẫn bị báo cáo tự hủy đơn hàng Có nhu cầu mua nồi chiên không dầu về sử dụng, chị Diệu Linh (Đống Đa- Hà Nội)...