Năm 2022, tuyển sinh đại học thay đổi như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn là phương thức chính trong kế hoạch tuyển sinh dự kiến của nhiều trường đại học năm 2022.

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 cơ bản giữ ổn định như năm 2021, các trường đại học (ĐH) cũng bắt tay xây dựng kế hoạch tuyển sinh cho năm tới. Nhìn chung, các trường chưa có kế hoạch điều chỉnh nhiều trong phương thức xét tuyển. Dự kiến chiếm chỉ tiêu lớn vẫn là xét theo điểm thi THPT, điểm học bạ.

Vẫn ưu tiên xét điểm tốt nghiệp THPT

ThS Phạm Doãn Nguyên (Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho rằng năm 2022, hầu hết các trường ĐH vẫn sử dụng các phương thức xét tuyển như năm 2021. Tuy nhiên, có thể có một số điều chỉnh về tỉ lệ chỉ tiêu của các phương thức, hình thức nhận hồ sơ, thời gian xét tuyển… để phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

Riêng Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM dự kiến tiếp tục sử dụng các phương thức gồm xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển theo kết quả kỳ thi đ.ánh giá năng lực (ĐGNL) của ĐH Quốc gia TP.HCM, xét học bạ THPT theo tổ hợp môn và theo điểm trung bình học kỳ.

Năm 2022, tuyển sinh đại học thay đổi như thế nào? - Hình 1

Phụ huynh, thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2021 tại Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM. Ảnh: CTV

Bên cạnh đó, ThS Nguyên cũng cho biết trong năm tới, để hạn chế những khó khăn vì ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, trường sẽ sớm có những chính sách và giải pháp phù hợp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh chủ động trong việc nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và xác nhận nhập học ngay từ đầu.

Với Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh, cũng cho biết trường dự kiến giữ nguyên bốn phương án tuyển sinh như cũ. Gồm xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét tuyển từ điểm kiểm tra ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM và xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Đặc biệt, để chủ động hơn, trường sẽ tăng cường tư vấn online và đẩy mạnh tư vấn tuyển sinh từ tháng 11-2021 đến tháng 2-2022.

Tương tự, tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, TS Nguyễn Trung Nhân (Trưởng Phòng đào tạo) cho biết dự kiến kế hoạch tuyển sinh của trường vẫn giữ ổn định như năm 2021. Trong đó, phương thức chiếm tỉ trọng chính vẫn là dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, trường vẫn duy trì một số phương thức bổ sung khác như xét học bạ, xét điểm thi ĐGNL, tuyển thẳng…

Còn với Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ông Nguyễn Trường Thịnh, phụ trách trường, cho hay hiện trường đang xây dựng đề án tuyển sinh năm 2022. Qua đ.ánh giá chất lượng đầu vào những năm vừa qua, trường dự kiến vẫn chủ yếu xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT, kế đến là xét học bạ để thuận lợi cho tất cả thí sinh. Tuy nhiên, có thể trường sẽ điều chỉnh một số điều kiện, tiêu chí đi kèm để đảm bảo tuyển sinh hiệu quả hơn.

Tổ chức nhiều đợt thi đ.ánh giá năng lực

Năm 2022, một trong các phương thức tuyển sinh tiếp tục được các trường ĐH sử dụng làm phương thức chính hoặc bổ sung nhiều là xét kết quả thi ĐGNL.

Trong đó, hai đơn vị tiếp tục duy trì tổ chức kỳ thi này ở quy mô lớn nhất vẫn là ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội. Theo chia sẻ của TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đ.ánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM, kỳ thi ĐGNL năm 2022 cơ bản không có nhiều thay đổi so với năm 2021 về công tác tổ chức, hình thức thi, quy chế thi, cấu trúc đề thi…

Video đang HOT

Ông Chính cho biết ĐH này dự kiến sẽ vẫn tổ chức hai đợt thi ĐGNL trong năm 2022: Đợt 1 vào cuối tháng 3, khi học sinh cơ bản hoàn thành chương trình lớp 12 và một đợt vào tháng 7, tức sau kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục cho các em thực hiện các thao tác đăng ký thi, đóng lệ phí, in giấy báo dự thi, đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng… trực tuyến.

ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tiếp tục phối hợp với các trường ĐH, CĐ trong và ngoài hệ thống để tổ chức thi sao cho thuận lợi nhất cho thí sinh. Việc mở rộng quy mô hoặc tăng đợt thi sẽ được cân nhắc cẩn trọng, tùy theo tình hình và điều kiện thực tế.

Tại khu vực phía Bắc, năm 2022, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng dự kiến tổ chức kỳ thi ĐGNL khoảng 7-8 đợt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8-2022, đáp ứng cho khoảng 30.000 thí sinh dự thi. Kết quả kỳ thi sẽ được dùng xét tuyển vào các trường trong và ngoài hệ thống, tùy nhu cầu của các trường.

Một số trường khác cũng dự kiến sẽ duy trì trở lại kỳ thi tuyển sinh riêng như Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Sư phạm TP.HCM…

Tiếp tục tự chủ tuyển sinh, mở rộng xét tuyển chung

Theo văn bản mới nhất của Bộ GD&ĐT, năm 2022, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức cơ bản giữ ổn định như năm 2021.

Các cơ sở giáo dục ĐH, CĐ tiếp tục thực hiện quyền tự chủ trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật và quy chế, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Bộ cũng yêu cầu các trường ĐH, CĐ phải tổ chức tuyển sinh đảm bảo an toàn, hiệu quả, công bằng; đổi mới công tác tuyển sinh, đề án tuyển sinh, xác định phương thức, hình thức tuyển sinh cần phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính công khai, minh bạch theo quy định. Chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng phương án tổ chức tuyển sinh trong bối cảnh dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp.

Bộ GD&ĐT khuyến cáo những trường ĐH, ngành học có mức độ cạnh tranh cao chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để sơ tuyển, sau đó cần có thêm các hình thức chọn lọc bổ sung nhằm phân loại tốt hơn đối tượng tuyển chọn.

Thứ trưởng GD&ĐT nêu nguyên nhân thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng những em điểm cao không đặt nguyện vọng vào ngành có thể lấy thấp hơn dẫn đến trượt đại học là điều đáng tiếc.

Theo thống kê từ Bộ GD&ĐT, năm nay, số ngành giữ nguyên hoặc tăng/giảm tới 3 điểm chiếm 86% (trong 3.259 mã ngành). Số ngành tăng từ 5 điểm trở lên là 8%, trong đó tăng từ 9-11 điểm là 30 ngành, chưa tới 1%.

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, trong số 265 ngành lấy điểm chuẩn cao hơn năm ngoái từ 5 điểm trở lên, khối kỹ thuật - công nghệ và sư phạm chiếm đến 50% với số mã ngành lần lượt là 70 và 64.

Thứ trưởng cũng đưa ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc điểm chuẩn ở một số ngành tăng mạnh.

Thứ trưởng GD&ĐT nêu nguyên nhân thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học - Hình 1

Thứ trưởng GD&ĐT nêu nguyên nhân thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học - Hình 2

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội lấy điểm chuẩn tăng đến 10,95 điểm so với năm 2020.

Số lượng đăng ký xét tuyển tăng 24%

- Điểm chuẩn năm nay gây chú ý trong dư luận, phụ huynh, học sinh với hiện tượng điểm chuẩn tăng cao đột biến ở một số ngành. Bộ GD&ĐT có phân tích, lý giải gì về hiện tượng này?

- Chúng ta nhìn nhận mùa tuyển sinh năm nay có rất nhiều điểm đặc biệt. Trong một năm học dịch bệnh kéo dài, chúng ta tổ chức hai đợt thi. Nhiều trường có các phương thức khác nhau. Nhưng cuối cùng, chúng ta đã hoàn thành nhiệm vụ tuyển sinh với việc xét tuyển, lọc ảo trơn tru.

Xét tình hình chung, năm nay, các trường tuyển sinh đạt kết quả tương đối tốt so với năm 2020. Điểm chuẩn chỉ là một phần. Dựa trên phân tích số thí sinh tuyển được trên số chỉ tiêu, tình hình có sự thay đổi, tiến bộ đáng kể so với năm ngoái. Các trường tuyển được cũng có nghĩa thí sinh trúng tuyển.

Việc điểm chuẩn tăng ở một số ngành, khối, trường có một số lý do chính. Thứ nhất, số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT tăng 11%, từ 900.000 lên lên 1.020.000 em.

Đặc biệt, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng tăng 24%, có thể do các em không thể du học nước ngoài hoặc xu hướng chọn học đại học tăng lên. Số thí sinh tăng lên là 152.000. Điều này làm cho điểm chuẩn một số trường tăng vọt.

Trong khi đó, điểm chuẩn các trường tốp trên tăng nhưng không nhiều. Chỉ tiêu tổng thể của hệ thống, đặc biệt các trường tốp trên, không tăng đáng kể. Những thí sinh chưa trúng tuyển vào các trường này sẽ tập trung xuống những trường, ngành tốp giữa.

Vì thế, chúng ta thấy các trường tốp giữa, đặc biệt ở một số nhóm ngành, có điểm chuẩn tăng vọt. Đây là lý do quan trọng nhất cho việc tăng điểm chuẩn.

Khi tỷ lệ thí sinh đăng ký trên số chỉ tiêu tăng hẳn như thế, chuyện tăng điểm chuẩn là bình thường.

Nguyên nhân chính thứ hai nằm ở xu hướng chọn ngành. Tâm lý của thí sinh trong điều kiện kinh tế, xã hội như hiện nay, các em suy nghĩ rất kỹ về việc chọn ngành nào.

Chúng ta thấy theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong những ngành có điểm chuẩn tăng từ 5 trở lên, điều đáng mừng, nhóm tăng nhiều nhất là khối kỹ thuật và công nghệ với 70 mã nhóm ngành tăng.

Đứng thứ hai là nhóm ngành liên quan đến khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên với 64 ngành. Hai khối ngành này chiếm một nửa số các ngành có điểm chuẩn tăng từ 5 điểm trở lên so với năm 2020.

Sau đó mới đến khối ngành kinh tế, kinh doanh, xã hội, nhân văn. Điều này cho thấy xu hướng chọn nghề của học sinh hiện nay, các em cân nhắc rất kỹ.

Xu hướng chọn kỹ thuật, công nghệ và giáo viên là tín hiệu đáng mừng.

Lý do thứ 3, khi phân tích phổ điểm thi, chúng ta có thể thấy ở một số môn như Tiếng Anh, kết quả cải thiện so với năm 2020. Điều này góp phần làm tăng điểm chuẩn.

Thứ trưởng GD&ĐT nêu nguyên nhân thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học - Hình 3

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng chỉ những em điểm cao mà không đặt nguyện vọng vào những ngành có thể lấy thấp hơn mới trượt. Ảnh minh họa: Chí Hùng

Xét tuyển đại học là cạnh tranh

- Điểm chuẩn tăng cao dẫn đến việc một số thí sinh điểm rất cao nhưng vẫn phải đối mặt với nguy cơ trượt đại học. Bộ có thống kê số lượng thí sinh rơi vào tình huống này không và có định hướng gì cho các em?

- Số lượng, tỷ lệ tuyển được năm nay cao hơn hẳn năm 2020. Chỉ những em điểm cao mà không đặt nguyện vọng vào những ngành có thể lấy thấp hơn mới trượt. Điều đó rất đáng tiếc.

Các trường còn nhiều hình thức xét tuyển khác nhau, các em còn cơ hội để trúng tuyển bằng phương thức khác.

Câu chuyện xét tuyển đại học là cạnh tranh. Khi Bộ GD&ĐT đã đưa ra mô hình để xét tuyển các em có nguyện vọng vào nhiều trường, nhiều ngành, cơ hội hoàn toàn nằm trong tay thí sinh.

Đương nhiên, trong quá trình để làm sao kỳ thi đi vào thực chất hơn, để các trường đ.ánh giá tốt hơn năng lực thí sinh, bộ đang xây dựng lộ trình, phương án.

Đáng lẽ, những phương án này được từng bước đưa vào. Từ năm 2020, trong hoàn cảnh dịch bệnh, một số trường đã xây dựng phương án xét tuyển khác nhau, bằng kỳ thi đ.ánh giá năng lực, kiểm tra tư duy. Nhưng cuối cùng, vì dịch bệnh, các trường không tổ chức được. Chúng tôi cho rằng điều này cũng hợp lý, không để thí sinh đi lại nhiều lần trong dịch bệnh.

Ngay cả năm nay, việc tổ chức được kỳ thi tốt nghiệp THPT hai đợt cũng là nỗ lực rất lớn. Thực ra, trường nào tổ chức thêm vào giữa cũng chỉ khiến thí sinh vất vả.

Trong năm tới, tùy vào điều kiện dịch bệnh, Bộ GD&ĐT sẽ có những phương án để làm sao có thể các trường đại học tăng quyền tự chủ, tổ chức kỳ thi, phối hợp với nhau, liên kết với nhau để bổ sung cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Nhưng việc tổ chức này phải làm sao đảm bảo nhẹ nhàng, thí sinh không phải đi thi nhiều lần, các trường đ.ánh giá được năng lực thí sinh, lựa chọn được người phù hợp với ngành.

Quan trọng nhất, làm gì thì làm, các trường không để tăng áp lực cho thí sinh, xã hội, không thay đổi nhiều so với cách tổ chức thi hiện nay. Chúng ta cải tiến để làm tốt hơn, sẽ có từng bước để cải thiện.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đỗ Mỹ Linh và chồng tặng anh trai t.iền tỷ, cặp anh em chuẩn con nhà vọng tộc
12:46:50 22/06/2024
Chồng Hằng Du Mục bị Trang Trần dọa xử, tuyên bố xanh chín sẽ "đắp mộ cuộc tình"
11:33:54 22/06/2024
Hằng Du Mục bị nhà chồng hắt hủi, bạn thân nổi đoá, 2 con riêng "quay xe"?
16:02:35 22/06/2024
Siu Black về vườn nuôi gia súc, nợ ngập đầu chưa trả nổi gốc, bị hỏi thẳng mặt
13:56:49 22/06/2024
Miss Supranational 2024: Đương kim Hoa hậu lấn át thí sinh, Lydie Vũ cực slay
13:20:55 22/06/2024
Quang Linh livestream trấn an vụ Hằng Du Mục, thừa nhận biết từ đầu đến cuối
16:01:02 22/06/2024
Lệ Quyên úp mở việc lên chức mẹ chồng, Lâm Bảo Châu sắp ngồi sui?
13:00:51 22/06/2024
Táo đỏ Tân Cương là gì mà Hằng Du Mục chốt đơn ầm ầm, Hà Linh phán thẳng mặt?
14:38:52 22/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chồng hoa hậu Ngọc Hân "xả" loạt ảnh đi đăng ký kết hôn, tất cả đồng nghiệp đều mặc áo dài chúc phúc

Sao việt

17:30:23 22/06/2024
Chồng hoa hậu Ngọc Hân gây chú ý khi xả loạt ảnh đi đăng ký kết hôn ở Arab Saudi với sự làm chứng của tất cả đồng nghiệp.

Billie Eilish biết ơn Jennie (Blackpink), hứa sẽ "trả ơn" bằng quà khủng

Sao âu mỹ

17:30:03 22/06/2024
Hôm 18/6, Billie Eilish có chuyến công tác bất ngờ đến Hàn Quốc. Nữ ca sĩ Gen Z tham dự buổi listening party album Hit Me Hard and Soft, tự mình quảng bá nhạc mới cho khán giả xứ kim chi.

Bạc Liêu: Sạt lở làm ảnh hưởng hàng chục nhà dân

Tin nổi bật

17:28:24 22/06/2024
Ngay sau khi sự cố xảy ra, chính quyền địa phương đã nhanh chóng cử lực lượng xuống hiện trường hỗ trợ người dân di dời tài sản, tạm khắc phục sự cố.

Tăng Thanh Hà chuẩn vibe dâu hào môn, Xoài Non nên tham khảo

Người đẹp

17:21:01 22/06/2024
Sau khi kết hôn với doanh nhân Louis Nguyễn, Tăng Thanh Hà hoàn toàn vắng bóng khỏi làng giải trí. Tuy nhiên, mỗi lần tái xuất trên MXH, nàng dâu hào môn luôn khiến dân tình không khỏi xuýt xoa vì gu thời trang chiếm sóng

Hot nhất hôm nay: Suzy và Song Hye Kyo công khai "hẹn hò"!

Sao châu á

17:20:04 22/06/2024
Vào ngày 22/6, cư dân mạng nháo nhào trước loạt ảnh hẹn hò của Song Hye Kyo và Suzy. 2 mỹ nhân đình đám đã đi chơi và chụp ảnh cho nhau.

Không nhận ra mỹ nam phim Hoàng Cung vì visual xuống cấp, tóc dài như "bà thím" khiến netizen choáng váng

Phim châu á

17:17:11 22/06/2024
Trong bộ trang phục cũ sờn cùng mái tóc dài khô xơ và gương mặt lấm lem bụi bẩn, trông Joo Ji Hoon cứ như... bà thím nào.

Marie Hoa: Dâu gốc Việt của Hoàng gia Monaco bị đồn khó có con, giờ ra sao?

Netizen

17:16:23 22/06/2024
Từ một cô gái bình thường bỗng thành thành viên hoàng gia, cuộc đời của cô gái gốc Việt - Marie Hoa Chevallier được ví như Lọ Lem giữa đời thực . Sau 5 năm, cuộc sống của cô khiến công chúng tò mò.

Vật thể lạ bất tử đang chiếm cứ tâm thiên hà chứa Trái Đất

Lạ vui

16:57:43 22/06/2024
Những vật thể lạ lùng, cực đoan đang quây lấy vùng tâm hung bạo của Milky Way (Ngân Hà), t.iêu d.iệt vật chất tối để trở nên bất tử.

Kinh nghiệm đ.ánh thuế đồ uống có đường của các quốc gia trên thế giới

Thế giới

16:54:41 22/06/2024
Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng đã chuyển sang nước ép trái cây và các sản phẩm từ sữa có đường, vốn không nằm trong nhóm chịu thuế nước ngọt. Diễn biến này làm suy yếu một phần lợi ích sức khỏe từ thuế nước ngọt.

4 món trộn thính ngon, thơm nức ăn mãi không chán cho cả nhà nhâm nhi cuối tuần

Ẩm thực

16:46:46 22/06/2024
Mùa hè được nhâm nhi các món nem thính thơm bùi cùng các loại rau thơm, lá... thanh mát thì còn gì bằng nhỉ. Hãy tham khảo các công thức dưới đây nhé!

Lâu ngày lên thăm chị gái, tình cờ thấy chị để lộ đầu gối sưng đỏ, tôi nghe lý do mà đau xót

Góc tâm tình

16:40:32 22/06/2024
Tôi nghe mà lặng người đau xót, thương chị gái vô cùng. Chị tôi dù có làm sai thì anh rể cũng không nên trút giận lên cơ thể của chị ấy như thế.