Năm 2021 có nên lau dọn, bày biện bàn thờ ngày ông Công ông Táo
Lau dọn bàn thờ luôn là công việc được các gia đình chú trọng dịp cuối năm để mừng Tết đến xuân về, cầu mong năm mới thuận buồm xuôi gió.
Tỉa và đổ chân hương
Bàn thờ là biểu tượng tâm linh thiêng liêng đối với người Việt Nam. Đó là nơi con cháu hướng về tổ tiên, các vị thần linh cầu mong sự bình an, tỏ lòng hiếu thuận. Đây là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng niệm, tưởng nhớ cũng như ước nguyện của gia chủ với các vị thần linh, gia tiên.
Trong ngày 23 tháng Chạp, theo tập tục sau khi cúng ông Công ông Táo xong, các gia đình sẽ tiến hành rút tỉa chân nhang, bao sái lau dọn vệ sinh bàn thờ, tổng vệ sinh nơi thờ cúng và nhà cửa để chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán.
Năm 2021, sang ngày 24 hay 25 mới nên rút tỉa chân nhang
Năm 2021, ngày lập xuân đúng vào ngày 23/12 (âm lịch), tức trùng ngày ông Công ông Táo. Do vậy, những gia đình cúng ông Công ông Táo đúng ngày 23 tháng chạp, cúng xong nên để an yên và sang ngày 24 hay 25 mới rút tỉa chân nhang. Vì nếu rút tỉa chân nhang vào đúng ngày lập xuân sẽ gây bất ổn cho vận khí đầu năm mới.
Khi rút tỉa chân nhang cuối năm, gia chủ nên giữ lại 7, 17, 27, 37 chân nhang nếu trạch chủ chính là nam nhân và giữ lại 9, 19, 29, 39 chân nhang nếu trạch chủ chính là nữ nhân.
Chú ý, không được rút chân hương rồi cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài, theo người xưa như vậy rất dễ gây “tán tài”, nên dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài rồi mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.
Không được vứt chân hương bừa bãi, nhất là ở những nơi bẩn thỉu, vì người xưa quan niệm như thế sẽ bị các Thần quở trách, dễ gặp xui xẻo. Chân hương tỉa ra thường đốt và tất cả tro được thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây.
Với bàn thờ cũ, cây nến, cây hương tiện bằng gỗ sơn son thiếp vàng cổ nên hóa đi, chứ không nên để nguyên vứt linh tinh, vừa “phạm”, vừa ô nhiễm môi trường.
Nước để lau dọn bàn thờ
Nên dùng nước ấm để lau bát hương, rửa bình hoa hay chén đĩa trên bàn thờ. Có nhà còn nấu hẳn một nồi nước lá trầu hoặc gồm 5 thứ thảo dược: quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn, để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng, giúp bàn thờ tổ tiên ngày Tết được thanh sạch, trang trọng nhất.
Rượu pha gừng thường được dùng để lau dọn bàn thờ
Ngoài ra, có một thứ nước đơn giản rất hay được dùng để lau dọn bàn thờ là rượu pha gừng. Quan niệm dân gian cho rằng, gừng và rượu có công dụng trừ tà rất tốt, chúng có thể giúp loại bỏ những vết bẩn, tẩy uế, đuổi sạch xui xẻo của năm cũ đi. Khi lau dọn bàn thờ, đặc biệt là lau bài vị hay tượng thờ, người ta thường lấy rượu gừng thay cho nước lọc. Nhờ vậy, bàn thờ được sạch sẽ, thoáng mát để sẵn sàng đón một năm mới an khang, thịnh vượng hơn.
Video đang HOT
Những lưu ý khác
Khi dọn dẹp, cần chuẩn bị một chiếc mâm/ bàn có phủ giấy đỏ hoặc giấy trắng lên trên để đặt bát hương, bài vị và các đồ thờ. Nếu ngoài thờ gia tiên, gia đình bạn còn thờ các vị thần linh khác thì chuẩn bị sẵn hai chỗ để hạ đồ thờ, không nên để lẫn.
Lau dọn bàn thờ nhẹ nhàng, tránh làm rơi vỡ đồ thờ
Về thứ tự lau dọn, nếu thờ Phật thì lau dọn tượng Phật trước rồi mới lau đến bài vị gia tiên, tiếp đó là bát hương rồi đến các đồ cúng khác.
Khi lau chùi, không xê dịch vị trí bát nhang.
Lau dọn một cách cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh làm rơi vỡ các đồ thờ cúng.
Mở cửa sổ hoặc cửa ra vào khi dọn dẹp để phòng được thông thoáng.
Mai là 23 tháng Chạp, tham khảo ngay những mâm cơm cúng ông Công ông Táo bắt mắt của hội chị em đảm đang
Ngày mai là ngày 23 tháng Chạp, đây cũng là khoảng thời gian các gia đình chuẩn bị làm lễ cúng ông Công ông Táo.
Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính không thể thiếu như mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc, tiền vàng, cá chép... người ta thường làm lễ mặn với các món xôi gà, thịt gà luộc, các món canh... hay lễ chay với trầu cau, hoa quả, giấy vàng, giấy bạc... để tiễn Táo quân.
Ngày nay, mâm cúng ông Công ông Táo được làm đơn giản hơn, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống mà sẽ phụ thuộc vào văn hóa vùng miền hay điều kiện kinh tế, khẩu vị của mỗi gia đình.
Nhiều gia đình thường có thói quen tiễn Táo quân sớm vài ngày. Cùng xem các chị em trổ tài làm mâm cơm cúng ông Công ông Táo như thế nào nhé!
Chỉ cần nhìn mâm cúng ông Công ông Táo này là biết người làm vô cùng đảm đang và khéo léo. Ảnh: Thanh Huyền
Mâm cúng ông Công ông Táo với các món gà luộc, xôi vò, nem tôm thịt, tôm chiên sốt trứng muối, chả cá thác lác, bắp bò sốt tiêu đen, cá diêu hồng chiên xù, nụ bắp cải xào tim gà, canh nấm nấu mọc. Ảnh: Winnie Nguyen
Một mâm cơm bắt mắt với các món ăn đầy màu sắc. Ảnh: Ngọc Linh
Mâm cơm cúng đơn giản nhưng được bày biện tạo cảm giác rất dễ chịu. Bên cạnh đó, cành tuyết mai mang đến không khí rất Tết. Ảnh: Nguyễn Lan Hương
Bên cạnh canh bóng, thịt kho tàu kho bằng giò heo, miến xào thập cẩm thì bạn Khánh Linh còn làm chả hoa hình cá chép, xôi giấc hình cá chép và đặc biệt là chè trôi nước cùng chè bí đỏ hình cá chép rất dễ thương. Ảnh: Khánh Linh
Bạn Nguyễn Thảo Vy thì trổ tài làm món mực hình bông hoa vô cùng đẹp mắt. Ảnh: Nguyễn Thảo Vy
Bên cạnh những món quen thuộc, mâm cơm cúng ông Công ông Táo này còn có cả chim quay và chả cá xiên. Ảnh: Lại Thu Trang
Bạn Hòa Phạm chia sẻ mâm cơm cúng ông Công ông Táo cầu kỳ với hoa quả, xôi cá chép, bánh chưng, bánh đậu xanh trái cây, gà luộc, súp lơ hấp, nem thịt rán, thịt lợn mán xào sả ớt, tôm sú hấp rượu, giò lụa, canh bí mọc. Ảnh: Hòa Phạm
Tong tien mam cung khoang 630.000VNĐ nhưng phải an 2 ngay moi het noi. Ảnh: Hoàng Thị Hiền
Không quá cầu kỳ nhưng mâm cúng ông Công ông Táo này cũng rất đầy đủ, nhiều món. Ảnh: Mit Xinh
Nếu bạn dự định làm mâm cúng ông Công ông Táo vào ngày mai, hãy tham khảo ý tưởng từ những mâm cúng trên đây nhé!
Những lưu ý khi dọn nhà đón Tết Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà lại tất bật mua sắm, dọn dẹp nhà cửa cuối năm để "Tống cựu nghinh tân", chuẩn bị bước sang năm mới sáng sủa hơn, khỏe mạnh hơn, may mắn hơn, tài lộc dồi dào hơn. Dọn dẹp đón tết tuy ai nấy cũng khá mệt mỏi nhưng cũng rất háo hức. Tuy nhiên dọn...