Năm 2018, ngành công nghiệp ICT Việt Nam cán mốc doanh thu 98,9 tỷ USD
Năm 2018, tổng doanh thu ngành công nghiệp ICT ước đạt 98,9 tỷ USD, trong đó, công nghiệp phần cứng, điện tử, sản xuất thiết bị viễn thông là thành phần chủ lực đóng góp doanh thu khoảng 88 tỷ USD.
Theo thông tin được Bộ Thông tin và truyền thông đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 ngày 15/1, năm 2018, công nghiệp ICT tiếp tục đóng góp tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu toàn ngành Thông tin và truyền thông với tốc độ phát triển nhanh, doanh thu cao, có giá trị xuất khẩu lớn.
Công nghiệp phần mềm duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, khoảng 13,8%
Các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp ICT được định hướng để tạo nền tảng phát triển kinh tế tri thức, thực hiện cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần làm chủ các hệ thống thông tin, đảm bảo an toàn thông tin và chủ quyền số quốc gia.
Tổng doanh thu ngành công nghiệp ICT Việt Nam ước đạt 98,9 tỷ USD (năm 2017 là 91,5 tỷ USD), xuất khẩu ước đạt 94 tỷ USD.
Trong đó, công nghiệp phần mềm có tốc độ tăng trưởng 13,8% với doanh thu ước đạt 4,3 tỷ USD, xuất khẩu ước đạt 3,5 tỷ USD. Số doanh nghiệp phần mềm khoảng 10.000 với 120.000 nhân lực.
Việt Nam hiện đã sản xuất được 70% các loại thiết bị viễn thông, quyết tâm trở thành nước thứ 4 trên thế giới sản xuất được tất cả các thiết bị viễn thông và tiến đến xuất khẩu.
Phát triển IoT là định hướng trọng tâm trong thời gian tới của Bộ TT&TT để tạo bước đột phá, đưa ngành công nghiệp ICT Việt Nam mang nhãn hiệu “Made-in-Viet Nam” vươn tầm thế giới.
Theo ICTnews
Video đang HOT
Smartphone đang đi vào "vết xe đổ" của ngành công nghiệp máy tính?
Thị trường điện thoại thông minh đang có dấu hiệu chững lại trong thời gian gần đây với sự cạnh tranh khốc liệt từ những thiết bị khác, đặc biệt là sự tăng trưởng của máy tính cá nhân.
Viễn cảnh này dường như được lặp lại từ vài năm trước, tuy nhiên lần này tình thế đã thay đổi khi mà giờ đây, smartphone mới là nạn nhân.
Thị trường smartphone đang đi vào "vết xe đổ" của PC
Làng di động đang chứng kiến sự sụt giảm doanh số bán smartphone trong thời gian gần đây, đặc biệt là những công ty lớn như Apple và Samsung. Theo ước tính từ công ty nghiên cứu thị trường IDC, các sản phẩm điện thoại thông minh trên toàn thế giới đã giảm nhẹ trong hai năm liên tiếp vào năm 2018.
Có vẻ như thị trường điện thoại thông minh đang bước vào giai đoạn mà ngành công nghiệp PC đã vướng phải cách đây vài năm. Các thiết bị ngày càng được nâng cấp cả về thiết kế lẫn cấu hình, đảm bảo tuổi thọ lâu hơn, do đó chu kỳ thay thế cũng bị dãn ra. Chính điều này đã làm giảm doanh số của các thiết bị mới.
Doanh số bán PC qua các năm 2007 - 2018
Theo số liệu của IDC, các sản phẩm PC đạt đỉnh điểm vào năm 2011 ở mức 364 triệu chiếc một năm. Tuy nhiên tính đến ngày 30/9/2018, con số này đã giảm xuống còn 260 triệu chiếc được bán ra trong một năm.
Trong khi đó, thị trường điện thoại thông minh lớn hơn nhiều lần so với PC. Khoảng 1.4 tỷ điện thoại thông minh mới được xuất xưởng trên thế giới mỗi năm. Tuy vậy, sự sụt giảm doanh số trong hai năm liên tiếp (0.3% năm 2017 và 3% năm 2018) là một điềm báo không lành cho thị trường này.
Doanh số bán smartphone qua các năm 2012 - 2018
Ngành công nghiệp máy tính đang nỗ lực để hồi sinh
Nhiều nhà sản xuất PC đã kết hợp các yếu tố của máy tính bảng và điện thoại thông minh, bao gồm khả năng kết nối internet và tín hiệu di động vào chiếc máy tính của mình. Bên cạnh đó, thiết kế của các mẫu máy tính mới cũng trở nên mỏng, nhẹ và thời trang hơn.
Ngoài ra, các nhà sản xuất PC cũng đã giới thiệu một loạt các phần cứng máy tính được cải tiến phù hợp với các trò chơi điện tử yêu cầu đồ họa cao, nhiều trong số đó đã được giới thiệu tại CES 2019.
Các mẫu máy tính chơi game, ChromeBook giá rẻ được ra mắt ngày càng nhiều, phục vụ nhiều tình huống và nhu cầu sử dụng của người dùng. Ngành công nghiệp máy tính đang nỗ lực thay đổi để có thể hồi sinh mạnh mẽ.
Kết quả là những cố gắng đã được đền đáp xứng đáng. IDC ước tính rằng các sản phẩm máy tính cá nhân trên toàn thế giới đã tăng 0.7% trong 9 tháng đầu năm 2018 so với cùng kỳ năm trước. Các ông lớn trong ngành công nghiệp này như Microsoft, Dell, Intel và HP đã tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ từ phân khúc máy tính cá nhân của họ trong thời gian gần đây.
Có thể các thiết bị mới hơn như smartphone, tablet, smartwatch sẽ dần thay thế những tính năng của PC, tuy nhiên, thiết bị này vẫn có chỗ đứng riêng của mình, đặc biệt là với những người dùng đã quen và yêu thích giao diện cũng như các tính năng mà máy tính cá nhân mang lại.
Smartphone đang phải trả giá
Nhớ lại vài năm trước, sự ra mắt của smartphone đã "cướp đi" thời gian, tiền bạc của người dùng mà lẽ ra PC mới là đối tượng được hưởng. Và giờ đây, "quả báo" đã đến với smartphone khi điều tương tự đang xảy ra.
Carolina Milanesi, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu thị trường Creative Strategies, cho biết người dùng đang dành phần lớn ngân sách và thời gian của họ cho các thiết bị mới hơn như loa thông minh và các thiết bị đeo.
Vậy smartphone cần làm gì lúc này? PC đã thành công khi "lột xác" chính mình, thế thì tại sao smartphone lại không thử? Thời lượng pin còn thấp, bộ xử lí chưa đủ mạnh hay màn hình dễ vỡ là những điểm yếu là điện thoại thông minh cần khắc phục để có thể vực dậy chính mình.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của một số phát triển công nghệ điện thoại thông minh như 5G hay màn hình gập cũng sẽ hứa hẹn cải thiện tình hình kinh doanh cho smartphone.
Tạm kết
Trên đây là những nhận định của Bloomberg về những gì đang diễn ra trong thị trường smartphone. Có đấu tranh mới có phát triển, đó là quy luật đang diễn ra trong toàn bộ ngành công nghiệp di động.
Dấu hiệu trì trệ trong kết quả bán hàng sẽ chưa phải là dấu chấm hết cho các thiết bị mà sẽ là động lực để các nhà sản xuất phải suy nghĩ nhiều hơn cho sự đổi mới. Cùng chờ xem thị trường smartphone sẽ làm gì tiếp theo để có thể vượt qua những khó khăn hiện tại và thành công nhé.
Theo Thế Giới Di Động
Thương hiệu Viettel được định giá hơn 3 tỷ USD Theo Brand Finance, nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới, Viettel tiếp tục là thương hiệu đứng số 1 về giá trị, với mức định giá 3,178 tỷ USD. Với con số 3,178 tỷ USD, thương hiệu Viettel tăng 23,7% so với năm 2017, bằng tổng giá trị của thương hiệu đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng...