Naga Siren tại DOTA 2 TI3 – Từ Carry chuyển thành Support
Năm thứ 2 liên tiếp Naga Siren là một sự lựa chọn quan trọng trong metagame ở DOTA 2 The International, nhưng năm nay cô nàng lại tỏa sáng ở vị trí support.
Trong tổng số 43 game DOTA 2 được pick, Naga chỉ được farm trong 6 trận đấu. Tỉ lệ thắng thua của cô là 24-19 (55,8%), trong khi chỉ đạt 1-5 (16,7%) khi được chơi như một carry. Bạn hãy để ý rằng, không giống như Outworld Devourer, chỉ có 2 team thường xuyên pick Naga Siren là Alliance và Orange, 2 đội lần lượt về ở vị trí thứ nhất và thứ 3. Trong thực tế, Na`Vi chơi Naga support 2 lần, nhưng có vẻ như đó là nỗ lực để ngăn cản Orange pick hero này. Và trong 7 game Na`Vi đối đầu với Alliance, Naga đã được first pick bởi Alliance hoặc bị ban ngay lượt đầu tiên bới Na`Vi trong mỗi game đấu.
Vậy điều gì đã khiến vai trò của Naga chuyển từ carry sang support? Có lẽ đó là do bị nerf damage khởi đầu trong phiên bản 6.75. Mặc dù trước đó Naga không đặc biệt nguy hiểm trong vai trò của một hard carry, nhưng mất đi 12 damage ở level 1 đã khiến cho khả năng carry của cô nàng bị xuống thể thảm. Nhưng những team chuyên nghiệp nhận ra rằng, việc Naga được chơi như một carry không hẳn đến từ khả năng carry khủng khiếp, mà chủ yếu đến từ bộ skill của cô nàng. Và bộ skill này đủ mạnh cho vai trò support trong xu thế nhiều đội game sử dụng chiến thuật multi-core như hiện nay.
Thay vì phân tích các game đấu cụ thể, chúng ta hãy so sánh Naga với hero support được ưa thích nhất trước kia, cùng ultimate khủng khiếp trong combat, Tidehunter. Trong bối cảnh DOTA 2 hiện nay, ở vị trí support Naga thi đấu tốt hơn so với Tidehunter. Cô nàng là sự lựa chọn an toàn hơn trong đi lane, đồng thời cũng tuyệt vời hơn trong việc kiểm soát combat trong đội hình multi-core.
Trước tiến hãy so sánh từ giai đoạn đi lane. Đóng góp của Tidehunter đến từ Gush, một skill slow, trử giáp và nuke damage, điều mà Naga đều làm được, với sự kết hợp của Riptide và Ensnare, tuy nhiên với lượng mana tiêu tốn nhiều hơn. Nhưng do debuff trừ giáp của Naga là riêng biệt, nên debuff tồn tại lâu hơn đồng thời ảnh hưởng đến nhiều mục tiêu hơn, cho phép đồng đội có thể thay đổi mục tiêu tấn công trong cuộc đối đầu trilane khi mà debuff gần như có trên mọi đối thủ. Trong việc quản lý mana, mặc dù combo của Naga tốn kém hơn, nhưng nếu chỉ muốn dùng Ensnare để bắt đối thủ, thì sẽ tốn ít mana hơn so với Gush (75 so với 120).
Dựa vào các chỉ số cơ bản, chúng ta có thể thấy Tidehunter có khả năng tank mạnh hơn, điều này chủ yếu dựa vào Kraken’s Shell, tuy nhiên skill này sẽ được max sau cùng vào late game khi Tidehunter được sử dụng như một support. Ở mức HP khởi điểm, Tidehunter cũng có lợi hơn chút ít với 19 streng ở level 1. Tuy nhiên trong thực tế là giáp của Naga rất cao, tới 5,94, gần gấp đôi so với 3,1 armor của Tide. Đồng thời tốc độ chạy của cô nàng là 320, trong khi của Tidehunter chỉ là 310. Đấy chỉ là sự khác biệt nhỏ nhưng sẽ mang lại lợi thế lớn cho một hero melee trong cuộc chiến tri-lane.
Cuối cùng, chúng ta nên phân tích về sự làm giảm tốc độ chạy. Gush không hẳn là tệ, nhưng nó chỉ là một skill gây slow, trong khi các hero như Anti-Mage và Dark Seer lại sợ Ensnare hơn vì skill này đưa tốc độ chạy về 0, đồng thời cũng không thể blink được. Bên cạnh đó Ensnare cũng phá channeling, loại bỏ tàng hình trong thời gian tác dụng (lên tới 5s), và đặc biệt là xuyên kháng phép.
Video đang HOT
Tóm lại, Nage support trong giai đoạn đi lane rất tốt, thậm chí ngay cả trong trường hợp đấu tri-lane. Nhưng đi lane chỉ là một nửa của câu chuyện, thậm chí là một nửa ít quan trọng hơn. Điều khiến Naga vượt qua Tidehunter là từ mid đến late game, chủ yếu xoay quanh cách vận dụng sáng tạo ultimate: Song of the Siren.
Giá trị của Tidehunter trong team phụ thuộc chủ yếu vào ultimate của hắn, và giá trị này sẽ giảm đi nếu team địch sở hữu nhiều BKB. Có 3 cái BKB trong 1 team không hẳn là điều chưa từng xảy ra. Ví dụ như trận đấu giữa iG và Liquid, nếu bạn chơi Tidehunter cho team Liquid, bạn sẽ phải đối mặt với BKB trên người của 3 thành viên quan trọng nhất trong đội hình iG. Keeper of the Light thì rõ ràng không có BKB, nhưng vai trò của hero này chỉ là đứng phía sau và dùng skill. Trong khi đó, Nyx Assassin của iG có thể dùng Vendetta để đe dọa team bạn từ phía sau.
Cố gắng sử dụng Ravage sao cho trúng nhiều hero nhất là rất khó khăn, và thậm chí còn khó khăn hơn khi bạn biết rằng, luôn luôn có một Batrider với BKB sẵn sàng nhảy vào tóm bạn chỉ để ngăn chặn sao cho Ravage không bao giờ được sử dụng.
Nhưng Nage Siren không quan tâm. Cô ấy muốn bạn bật BKB lên, bởi vì trong khoảng khắc bạn làm điều đó, cô ấy sẽ cô lập bạn với đồng đội trong 7 giây với ultimate, và sử dụng Ensnare khiến bạn một mình chống lại cả 5 người. Nếu đội hình của bạn không đứng sát nhau, điều đó không thành vấn đề vì Song of the Siren có AoE rất rộng, và nó sẽ không thể bị ngăn chặn trừ khi Naga chết.
Quên Beast Master và Bane đi, bởi vì Naga là hero counter lại BKB tốt nhất vào late game. Thực ra nói như vậy là đã phóng đại lên, bởi vì Beast Master và Bane cũng đã thể hiện tốt tại TI3. Nhưng Naga cần ít đồ hơn Beast Master và cũng không phải lo nghĩ đến việc channeling như Bane, cả 2 hero này đều có nhược điểm đáng kể.
Bên cạnh việc counter lại BKB, Song of the Siren có thể dùng để phá các ultimate có thể dùng để mở combat. Nếu đối phương phụ thuộc vào Roar của Beast Master hay Lasso của Batrider để thắng combat xung quanh các mục tiêu quan trọng như Barrack hay Roshan, Naga sẽ chờ đợi phía sau và hoàn toàn vô hiệu hóa các ultimate đó. Specter là một hero mà ultimate của mình bị vô hiệu hóa hoàn toàn bởi Song of the Siren. Ngoài ra nó còn có thể được dùng để counter lại Wisp. Alliance đã sử dụng Naga rất nhiều lần để counter Wisp, tuy nhiên chúng ta sẽ bàn về điều này trong một bài viết khác.
Đó là sự so sánh giữa Naga và Tidehunter, nhưng tầm quan trọng của Naga trong combat còn vượt xa hơn thế. Đối với một Alchemist rush BKB sớm hay một Spectre quá phụ thuộc vào Haunt, Song of the Siren khiến cho chúng gặp vấn đề thực sự. Giá trị của cô nàng như một phần chiến thuật của Alliance và Orange (và cả sự nhận thức của Na`Vi rằng Naga thực sự là một mối đe dọa) là hoàn toàn hợp lý, do đó, không ngạc nhiên khi các team sử dụng Naga nhiều hơn trong tương lai gần, cho đến khi cô nàng có những thay đổi lớn trong các bản patch tiếp theo.
Theo VNE
Abaddon lựa chọn mới cho vị trí support trong DOTA 2?
Tuy mới được đưa vào DOTA 2 gần đây và không mấy phổ biến trong DotA chuyên nghiệp trước đó, tuy nhiên, những ai đã có thời gian dài theo dõi DotA chuyên nghiệp có thể sẽ nhớ về một giai đoạn Abaddon là một pick khá phổ biến ở phiên bản 6.59d trở về trước.
Tại đại hội thể thao trong nhà Asian Indoor Game 3 được tổ chức vào Hà Nội vào năm 2009, chính niềm tự hào của DotA Việt Nam lúc đó là StarsBoba cũng đã phải để thua một game đấu trước đại diện không mấy tên tuổi của Mông Cổ khi đội bạn sử dụng cặp đôi bất tử Abaddon - Enchantress (khi đó còn có lượng Strength tăng theo lvl là 2).
Abaddon cũng đã từng được Dendi cầm khá nhiều lần khi mới bắt đầu bước chân vào DotA chuyên nghiệp. Tất nhiên, từ đó đến nay, DotA đã trải qua gần 20 phiên bản và meta game đã thay đổi hoàn toàn, liệu việc được buff khá nhiều lần kể từ 6.71 đến nay có đủ giúp hero này tìm lại phần nào sức mạnh trước đây?
Abaddon sở hữu một bộ skill khá đa năng, khiến cho nhiều người phải bối rối khi không biết chơi hero theo vai trò nào. Mist Coil vừa có thể hồi máu giúp đồng đội hay gây damage lên đối phương. Aphotic Shield là một trong những skill hữu dụng nhất của DotA :không chỉ bảo vệ đồng đội và bản thân, gây ra một lượng sát thương AOE có tầm ảnh hưởng rộng, skill này khi cast còn thể xóa bỏ rất nhiều những debuff có hại đang tác động lên đồng minh của bạn.
Những kĩ năng khác của Abaddon mang lại khả năng tank hay có thể là semi-carry. Curse of Avernus là skill bị động giúp đòn đánh của Abaddon có thể slow đối phương đồng thời làm tăng tốc độ đánh và di chuyển cho bản thân và đồng đội khi tấn công mục tiêu. Với ultimate Borrowed Time, Abaddon có thể hồi máu từ chính đòn tấn công của đối phương, giúp hero này có thể sống sót trong combat.
Trên thực tế, khả năng Abaddon được chơi như một carry trong thi đấu là không cao, bởi chỉ với Curse of Avernus là không đủ để phát huy hết sức mạnh của những item DPS mà hero này có thể lên. Theo thống kê từ dotametrics, trong 3200 trận đấu có sự tham gia của Abaddon, hướng build carry với chỉ số cs cao chỉ có tỉ lệ chiến thắng là 14%.
Một đánh ba không phải là quá khó.
Mặc dù vậy, khả năng sống sót và bộ skill khó chịu có thể giúp Abaddon tỏa sáng ở mid game như một semi-carry với những item thích hợp và chuyển lợi thế đó thành sức mạnh ở late game. Abaddon cũng là một support rất tốt khi không quá phụ thuộc vào item và bộ skill cũng rất hữu dụng tại tri-lane. Mist Coil và Aphotic Shield có thể mang lại sự đa năng ở trong phòng thủ hay phản công.
Mặc dù khá tốn mana và không quá mạnh ở những level đầu, Aphotic Shield và Curse of Avernus cũng khiến cho hero này có khả năng chơi off-lane hay solo với một số hero nhất định. Vị trí thứ 3 hay thứ 4 có lẽ sẽ là phù hợp nhất với hero này.
AOE khi phát nổ của Aphotic Shield rất lớn.
Abaddon ở trong tay của một player giỏi sẽ khá là đáng ngại bởi khả năng "lật kèo" trong combat cũng như skirmish nhỏ lẻ là rất lớn. Một Aphotic Shield được cast đúng lúc có thể khiến combat hoàn toàn thay đổi khi có thể cứu sống hero quan trọng khi xóa bỏ hầu hết những hiệu ứng hex, stun, trói và thậm chí là ultimate của Batrider hay Bane,...
Nhược điểm của skill này nằm ở tầm cast skill khá ngắn khiến cho hero này dễ bị vô hiệu hóa bởi những disable khác hay skill AOE. Trong các bài phỏng vấn gần đây, một số player chuyên nghiệp như Loda, Scandal, Bulba... đã đánh giá Abaddon rất cao. Hero này cũng đang xuất hiện khá nhiều ở vị trí support tại vòng loại của các giải đấu DOTA 2 đang diễn ra hiện nay.
Đa năng nhưng cũng có những nhược điểm, Abaddon có thể có ảnh hưởng tốt trong những đội hình nhất định. Đặc biệt, hero này có thể counter rất tốt những hero dựa vào skill disable mạnh đang được ưa chuộng hiện nay như Batrider, Dragon Knight, Alchemist hay Bane Elemental. Là một hero mới của DOTA 2 cùng với một bộ skill khá mạnh, Abaddon chắc hẳn sẽ được sử dụng như một nhân tố mới trong chiến thuật của các đội game chuyên nghiệp.
Theo VNE
Nhìn lại những heroes thời kì ban đầu của DotA 2 (Phần 2) Bạn nghĩ đó là những heroes nào? Batrider Batrider, ganker cực kì khủng khiếp trong DotA 2 với khả năng gây sát thương rất lớn dù ở level thấp đi nữa. Khả năng slow liên tục đồng thời stack sát thương và làm chậm của hắn làm nản lòng bất cứ kẻ nào đi cùng lane. Trong thời kì đầu, Batrider thiết kế...