Na Uy: Tranh cãi về việc thu học phí sinh viên quốc tế
Hiện nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học tại Na Uy không thu học phí đối với sinh viên quốc tế.
Na Uy dự kiến thu học phí từ sinh viên quốc tế ngoài Khu vực Kinh tế châu Âu.
Bộ Giáo dục Na Uy mới đây đã đề xuất lên chính phủ về việc thu học phí đại học của sinh viên đến từ các quốc gia ngoài Khu vực Kinh tế châu Âu ( EEA) và Thụy Sĩ.
Hiện nay, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học tại Na Uy không thu học phí đối với sinh viên quốc tế. Sinh viên chỉ đóng một khoản phí bắt buộc trị giá 300 – 600 NOK/học kì (khoảng 700 nghìn đến 1,4 triệu đồng).
Bộ trưởng Nghiên cứu và Giáo dục Đại học Na Uy, Ola Borten Moe, nhận định biện pháp trên là công bằng vì theo quy định, sinh viên Na Uy phải trả học phí khi du học nước ngoài.
Ngoài ra, theo ông Ola, sinh viên quốc tế lựa chọn Na Uy không phải vì chi phí mà vì chất lượng giáo dục của nước này được đánh giá cao trên thế giới. Việc thu học phí còn giúp kiểm soát số lượng du học sinh tại Na Uy; đồng thời, mở rộng điều kiện học tập và sinh hoạt cho sinh viên trong nước.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định biện pháp trên sẽ gây ra tình trạng phân biệt đối xử với du học sinh.
Ông Emmanuel Kofi Ovon Babtunde, cố vấn cấp cao của Bộ phận Nghiên cứu và Đổi mới tại ĐH Bergen, cho biết, việc thu học phí sẽ ảnh hưởng đến những nhóm dễ bị tổn thương nhất như sinh viên các nước đang phát triển tại châu Phi.
Ước tính năm 2019, khoảng 19 nghìn sinh viên quốc tế đên Na Uy. Những quốc gia có đông du học sinh tại Na Uy lần lượt là Trung Quốc, Iran, Syria, Pakistan…
Không để sinh viên nào bị 'bỏ lại sau'
Hầu hết cơ sở giáo dục đại học đã tổ chức cho tân sinh viên nhập trường đợt 1 năm 2022.
Theo đó, nhiều trường có chính sách hỗ trợ tân sinh viên thông qua chương trình, hoạt động thiết thực.
Đồng hành cùng tân sinh viên, Trường ĐH Gia Định (TP Hồ Chí Minh) có chính sách ưu đãi học phí "khủng" lên đến 9 tỷ đồng. ThS. Luật sư Trịnh Hữu Chung - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Gia Định cho biết, nhà trường dành nhiều suất học bổng hỗ trợ tân sinh viên nhập học từ 10% đến 100% học phí học kỳ I.
Em Nguyễn Lê Minh Phú chia sẻ: "Em thấy chính sách giảm phần trăm học phí của trường rất tốt. Qua đó, giúp sinh viên có thêm động lực để phấn đấu trong học tập, nghiên cứu tại trường".
Bên cạnh đó, còn có các suất giảm học phí chương trình tài năng trị giá 5 triệu đồng. Khi sinh viên đóng học phí 1 năm được giảm 10%, đóng học phí 2 năm được giảm 12%. Đặc biệt, khi đóng học phí toàn khóa, tân sinh viên được giảm 20% học phí.
Cụ thể, đối với ngành học có mức học phí 12,5 triệu/kỳ, khi đóng học phí toàn khóa học 8 học kỳ là 100 triệu đồng, tân sinh viên, phụ huynh được giảm 20 triệu, chỉ còn 80 triệu đồng. Tương đương với chương trình tài năng có học phí 25 triệu đồng/học kỳ, khi đóng học phí 8 học kỳ là 200 triệu đồng, tân sinh viên, phụ huynh được giảm 40 triệu đồng, còn 160 triệu đồng.
Trúng tuyển vào Học viện Tài chính, Lê Xuân Anh chính thức trở thành tân sinh viên của lớp CQ60/21.01. Ngày đầu tiên đặt chân đến giảng đường với bao bỡ ngỡ, xa lạ nhưng Xuân Anh được thầy, cô, anh chị khóa trước hỗ trợ nhiệt tình. "Em được tư vấn về phương pháp học tập và giới thiệu nhà trọ, ký túc xá và hướng dẫn tham gia các câu lạc bộ để phát triển kỹ năng mềm" - Xuân Anh bày tỏ.
Với mong muốn hỗ trợ tân sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và các khoa của Trường ĐH Y - Dược TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ tư vấn cho hơn 200 lượt sinh viên, phụ huynh về nhu cầu nhà trọ và gia sư. Hơn 20 lượt sinh viên được hỗ trợ thực hiện các thủ tục học bổng, hồ sơ liên quan về chính sách dành cho tân sinh viên.
Đội sinh viên tình nguyện của Học viện Tài chính tư vấn, hỗ trợ tân sinh viên về nhà trọ. Ảnh: NTCC
Khẳng định, nhà trường luôn đồng hành cùng tân sinh viên, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết, ngoài chính sách học bổng, nhà trường sẽ có các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống giúp các em "định vị bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân" và "vững tin tiến bước"; Tìm hiểu về khoa và ngành đào tạo.
Với nhiều câu lạc bộ dành cho người học, Học viện Quản lý giáo dục luôn chào đón các tân sinh viên để phát triển kỹ năng mềm. GS.TS Phạm Quang Trung - Giám đốc Học viện nhấn mạnh, trong quá trình học tập, các thầy, cô sẽ đồng hành cùng các em. Sinh viên có thể liên hệ với cố vấn học tập để được tư vấn và hỗ trợ nhiệt tình.
Bên cạnh hỗ trợ của nhà trường, GS.TS Phạm Quang Trung lưu ý, tân sinh cần sớm hòa nhập, thích ứng với môi trường học tập mới. Khác với phổ thông, học đại học, các em cần có tâm thế chủ động, tự học và hình thành kỹ năng phản biện. "4 năm trên giảng đường là khoảng thời gian quý giá để các em lĩnh hội kiến thức, kỹ năng. Vì thế, tân sinh viên cần nỗ lực, cố gắng không ngừng để gia tăng giá trị của bản thân và phát triển nghề nghiệp trong tương lai" - GS.TS Phạm Quang Trung nhắn nhủ.
Cũng theo Giám đốc Học viện Quản lý Giáo dục, học trong môi trường đại học, các em không đơn thuần là chăm chỉ đọc sách, nghiên cứu tài liệu, chuyên cần lên giảng đường, ghi chép bài đầy đủ, mà cần rèn cho mình bản lĩnh, kỹ năng, phẩm chất, hiểu biết xã hội và năng lực nghề nghiệp.
Năm nay, Trường ĐH Phenikaa đón hơn 4.000 tân sinh viên nhập học đợt 1. Nhà trường đã chuẩn bị chỗ ở cho tân sinh viên có nhu cầu ở ký túc xá. Các phòng đều được bố trí phòng vệ sinh khép kín, lắp quạt trần, thiết kế giường hai tầng, tủ quần áo, điều hòa, bình nóng lạnh đầy đủ... Ngoài ra, trường cũng áp dụng quy định ưu tiên được đăng ký ở ký túc xá đối với tân sinh viên diện đối tượng chính sách như: Con thương binh, liệt sĩ, vùng sâu vùng xa, người khuyết tật...
Để đón tiếp sinh viên ở nội trú, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã hoàn thành công tác sửa chữa cơ sở vật chất, bố trí phòng ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường các ký túc xá. Hệ thống dịch vụ sẵn sàng đón tiếp sinh viên vào ở từ những ngày đầu tháng 9/2022. Theo đó, có hàng nghìn chỗ ở dành cho tân sinh viên; trong đó Ký túc xá Ngoại ngữ 456 chỗ, Ký túc xá Mễ Trì 471 chỗ, Ký túc xá Mỹ Đình 328 chỗ. Riêng Ký túc xá Hòa Lạc đáp ứng cho 1.000 chỗ dành toàn bộ cho các sinh viên năm thứ nhất.
Bên cạnh đó, năm nay, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên đã chú trọng công tác truyền thông để sinh viên nắm bắt số lượng chỗ ở nội trú, điều kiện cơ sở vật chất... và địa chỉ liên lạc cùng các thông tin liên quan. Ban quản lý các khu ký túc xá cũng tổ chức đón tiếp, hướng dẫn cho sinh viên đăng ký nội trú trực tuyến, đồng thời có lực lượng sinh viên tình nguyện để hỗ trợ, hướng dẫn thêm cho các em.
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, qua quan sát cho thấy, các cơ sở giáo dục đại học có chính sách, chương trình hoạt động để đồng hành cùng tân sinh viên, không để em nào bị bỏ lại phía sau. Điểm nhấn là các chính sách ưu đãi về học phí, học bổng. Cùng với đó, đồng loạt các trường tổ chức tuần sinh hoạt công dân nhằm trang bị cho tân sinh viên những kỹ năng ban đầu khi gia nhập vào môi trường học tập mới.
Học phí ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cao nhất lên đến 190 triệu đồng/năm Những sinh viên đóng học phí muộn mà không có lý do chính đáng sẽ bị khóa tài khoản sinh viên, tài khoản Microsoft Teams, không được ghi nhận kết quả đăng ký các môn học... ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch vừa ra thông báo về việc đóng học phí năm học 2022-2023 cho các hệ đào tạo trình độ đại học...