Myanmar trước mối đe dọa chết người của đại dịch Covid-19
Giai đoạn đầu, số ca mắc và ca tử vong do Covid-19 ở Myanmar rất thấp, gần như không đáng kể. Nhưng nay tốc độ lây nhiễm dịch bệnh tại quốc gia Đông Nam Á này đã ở mức báo động.
Dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp ở Myanmar. Vào ngày 29/10/2020, nước này ghi nhận tổng cộng 50.503 ca mắc Covid-19 và 1.199 ca tử vong do bệnh này, tăng thêm tương ứng 10.734 ca mắc và 226 trường hợp tử vong so với một tháng trước đó. Số lượng này được cho là mới chỉ là đỉnh của tảng băng trôi khi Myanmar thiếu các dịch vụ y tế toàn quốc phụ trách việc xét nghiệm và chữa trị cho bệnh nhân Covid-19.
Lấy mẫu xét nghiệm từ một phụ nữ ở Yangon, Myanmar. Ảnh: AFP.
Hiện nay các cuộc xét nghiệm chủ yếu được thực hiện ở các trung tâm đô thị; phần lớn các khu vực khác vẫn thiếu các cơ sở y tế cơ bản.
Với dân số 53,6 triệu người theo cuộc điều tra dân số mới nhất ở đây, Myanmar nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ dân mắc Covid-19 cao nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia, Philippines, và Singapore.
Hiện nhiều bệnh nhân tại Myanmar đang bị thiếu thuốc và thiết bị điều trị. Các bệnh viện dã chiến để chữa Covid-19 đã được lập tại các sân vận động bóng đá và không gian mở do sự quá tải tại các bệnh viện hiện có. Nhiều bệnh nhân dương tính với Covid-19 phải chung phòng với các bệnh nhân chưa mắc Covid-19. Các nhân viên y tế Myanmar thiếu thốn đồ bảo hộ khi tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19.
Tình trạng lây nhiễm bệnh dịch này có giảm chút xíu ở thủ đô Yangon trong tuần qua nhưng lại đang tăng ở bang Rakhine và các vùng Bago, Mandalay và Ayeyarwady.
Trong khi đó nước Thái Lan láng giềng mới chỉ có 3.759 ca mắc Covid-19, với 59 trường hợp tử vong (tính đến cuối tháng 10).
Thái Lan đã cố gắng phong tỏa biên giới dài 2.100km giữa nước này với Myanmar. Thái Lan thậm chí còn triển khai binh sĩ để ngăn người nhập cảnh trái phép qua đoạn biên giới này.
Quá khứ hoành tráng và hiện tại khó khăn
Myanmar từng sở hữu một trong các hệ thống y tế tốt nhất châu Á. Cho đến đầu thập niên 1960, hệ thống y tế của Myanmar vẫn là niềm mơ ước của nhiều nước láng giềng. Thời đó sinh viên y của Myanmar dự thi tương tự như sinh viên ở Anh. Vào thập niên 1950, chính quyền dân sự ở Myanmar thiết kế một kế hoạch mang tên “Xứ Hạnh phúc” nhằm phát triển quốc gia này thành một nhà nước phúc lợi xã hội công nghiệp hóa với ngành y tế tương xứng, khá giống mô hình của các nhà nước phúc lợi ở vùng Scandinavia.
Giới quân nhân Myanmar trong đợt Covid-19 năm 2020. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Sau đó quân đội lên nắm quyền ở Myanmar vào năm 1962. Và cũng từ đây sự đầu tư được dành nhiều cho hoạt động của quân đội, cho các ngành công nghiệp quốc phòng, cũng như cho việc mua vũ khí từ nước ngoài.
Theo các số liệu chính thức, quy mô lực lượng vũ trang Myanmar (bao gồm cả hải-lục-không quân) đã tăng từ 199.581 quân vào năm 1988 lên 500.000 quân vào thời nay. Ngành công nghiệp vũ khí bản địa cũng mở rộng từ vài doanh nghiệp trước năm 1988 lên hơn 20 hãng vào thời điểm này.
Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới vào năm 2000 xếp hệ thống y tế Myanmar vào nhóm thấp nhất thế giới.
Một báo cáo năm 2012 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) viết rằng “Myanmar là quốc gia châu Á đang phát triển duy nhất có ngân sách quốc phòng cao hơn cả ngân sách giáo dục và y tế cộng lại”.
Báo cáo này ghi nhận chính phủ Myanmar đã tăng đáng kể chi tiêu cho khu vực xã hội nhưng “chi tiêu cho giáo dục và y tế vẫn chiếm dưới 2% GDP dựa trên ngân sách tài khóa 2012-2013″.
Năm 2015, ngân sách y tế tiếp tục tăng ở Myanmar.
Năm 2016, chính phủ dân sự mới cam kết hướng tới một dịch vụ y tế phổ cập, thể hiện trong Kế hoạch Y tế Quốc gia 2017-2021.
Nhưng kỳ vọng này đã gặp khó do đại dịch Covid-19 cũng như hệ quả tích lũy từ sự thiếu chuẩn bị từ rất nhiều năm trước đó./.
COVID-19 tại ASEAN hết 31/10: Toàn khối trên 6.800 ca nhiễm mới; Myanmar chưa có tín hiệu hạ nhiệt
Tính tới 23 giờ 59 phút ngày 31/10, các nước ASEAN ghi nhận thêm 6.832 ca mắc COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong đã lên tới 22.676 người.
Tình nguyện viên chờ tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 tại Depok, Indonesia, ngày 22/10. Ảnh: EPA -EFE
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến hết ngày 31/10, các nước ASEAN ghi nhận tổng cộng 938.536 ca mắc COVID-19 trong đó có 22.676 ca tử vong và 785.907 bệnh nhân đã bình phục.
Indonesia tiếp tục dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm mới, với trên 3.100 ca/ngày, trong khi Myanmar vẫn ghi nhận ca nhiễm mới ở mức 4 con số, lên trên 52.000 ca nhiễm và trên 1.200 ca tử vong.
Tình hình Malaysia cũng vẫn phức tạp với 659 ca nhiễm mới trong ngày 31/10, nhưng không có thêm ca tử vong. Thái Lan và Singapore chỉ còn ghi nhận lần lượt 5 và 12 ca nhiễm mới, đều là các ca nhập cảnh.
Biểu đồ tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tử vong tại các nước ASEAN đến hết ngày 31/10/2020 (Theo số liệu của worldometers.info).
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Yangon, Myanmar. Ảnh: AFP/TTXVN
Malaysia: Kỷ lục số ca bình phục trong ngày
Ngày 31/10, Malaysia thông báo ghi nhận con số bệnh nhân COVID-19 bình phục trong ngày cao kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát, với 1.000 ca trong vòng 24 giờ tính đến trưa cùng ngày.
Liên quan đến ngân sách trong năm dịch bệnh, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã khẳng định, ngân sách năm tài khóa 2021 của nước này sẽ cung cấp các khoản kinh phí nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, giữa bối cảnh Chính phủ Malaysia đang đẩy mạnh cuộc chiến chống đại dịch.
Ông Muhyddin cho hay, Chính phủ Malaysia có thể đưa ra các biện pháp bổ sung trong Dự thảo ngân sách 2021, dự kiến sẽ được Quốc hội nước này bàn thảo vào ngày 6/11, như một phần các nỗ lực giúp người dân trở lại cuộc sống bình thường.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Subang Jaya, ngoại ô Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 22/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Thủ tướng Muhyddin, chính phủ đã chi 2 tỷ ringgit (480 triệu USD) cho Bộ Y tế, trong đó riêng bang Sabah, nơi tình hình dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng, được cấp 400 triệu ringgit (gần 100 triệu USD) kể từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại để cung cấp thức ăn và vật tư y tế.
Philippines: Số ca COVID-19 vượt 380.000
Bộ Y tế Philippines thông báo trong ngày 31/10, nước này ghi nhận 1.803 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca lên 380.729 trường hợp, trong đó có 42.462 bệnh nhân đang được điều trị tích cực; 7.196 người đã tử vong và 331.046 bệnh nhân đã hồi phục.
Người dân giãn cách khi đến nhà thờ ở Philippines. Ảnh: Straits Times
Myanmar: Thêm 1.237 ca nhiễm mới
Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ Bộ Y tế Myanmar cho hay, nước này có thêm 1.237 ca nhiễm mới và 18 ca tử vong trong ngày 31/10. Cho đến nay, Myanmar đã ghi nhận 52.706 ca bệnh, trong đó 32.774 trường hợp đã bình phục.
Tới ngày 31/10, Myanmar đã tiến hành 688.159 mẫu xét nghiệm COVID-19 kể từ ca đầu tiên vào ngày 23/3.
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Yangon, Myanmar, ngày 13/10/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Singapore: Doanh nghiệp bơt bi quan hơn
Ủy ban Phát triển Kinh tế Singapore (EDB) và Cục Thống kê Singapore (DOS) mơi đây đã công bố báo cáo khảo sát cho thấy các công ty nước này đa bớt bi quan hơn về triên vong kinh doanh trong sáu tháng tơi tinh từ tháng 10 này.
Báo cáo co tên "Kỳ vọng kinh doanh của linh vực chê tao" cho thấy 18% các nhà sản xuất cua Singapore mong đợi điều kiện kinh doanh được cải thiện, trong khi 21% dự đoán triển vọng kinh doanh yếu hơn trong giai đoạn từ tháng 10/2020 - 3/2021.
Nhìn chung, 3% các nhà sản xuất nhân đinh tình hình kinh doanh se kém thuận lợi hơn trong giai đoạn trên so với quý III/2020. Đó là một sư cải thiên so với bao cáo được công bố hôi tháng Bay. Trong bao cao đo, 7% các nhà sản xuất dự đoán tình hình kinh doanh sẽ yêu hơn hơn trong nửa cuối năm 2020 so với quý II năm nay.
Trong quý III/2020, nền kinh tế Singapore đa phục hồi từ sự sụt giảm chưa từng có của quý II/2020. Nhưng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore trong quý III/2020 vẫn thấp hơn khoảng 7% so với quý IV/2019 - thơi điêm trước khi đại dịch COVID-19 bung phat. Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đanh gia đà tăng trưởng của nền kinh tế Singapore dự kiến sẽ chậm lại trong quý IV/2020 và vẫn ở mức khiêm tốn vào năm 2021, dù có sự hỗ trợ từ việc nôi lại hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp phụ thuộc vào lao động nước ngoài. MAS vẫn duy trì dự báo tăng trưởng GDP của Singapore sẽ ở mức -7% tới -5% trong ca năm 2020.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 7/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Indonesia trông đợi vaccine COVID-19
Công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech và Bio Farma, một doanh nghiệp dược quốc doanh Indonesia đã hợp tác và tiến hành một cuộc thử nghiệm lâm sàng một ứng cử viên vaccine COVID-19 tại Indonesia. Khoảng 1.620 tình nguyện viên Indonesia khoẻ mạnh, tuổi từ 18-59, đã tham gia thử nghiệm kéo dài 6 tháng này, và kết quả của nó sẽ quyết định vaccine có được cấp phép lưu hành hay không.
Các thử nghiệm Giai đoạn 1 và 2 đã được tiến hành với quy mô nhỏ hơn tại Trung Quốc, nhằm kiểm tra an toàn và hiệu quả miễn dịch.
Vaccine của Sinovac dự kiến sẽ là loại vaccine COVID-19 đầu tiên có mặt trên thị trường Indonesia. Công ty này cam kết sẽ cung cấp 1,5 triệu liều từ tháng tới.
Dịch COVID-19 tại ASEAN hết 30/10: Toàn khối 22.560 ca tử vong; Malaysia nghiêm trọng trở lại Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 30/10, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 6.817 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên 22.560 người. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Lembang,Tây Java, Indonesia,...