Myanmar triển khai binh sĩ khắp cả nước sau khi Mỹ, Anh lên tiếng
Chính quyền quân sự Myanmar hôm nay 15.2 cắt dịch vụ internet và triển khai binh sĩ khắp đất nước, chỉ vài giờ sau khi lực lượng an ninh bắn đạn hơi cay giải tán nhóm người biểu tình chống cuộc chính biến.
Xe bọc thép của quân đội Myanmar xuất hiện trên một con đường ở thành phố Yangon trong cuộc biểu tình chống chính biến hôm 14.2 . Ảnh REUTERS
Chính quyền quân sự Myanmar gia tăng nỗ lực dập tắt chiến dịch bất tuân dân sự với yêu cầu khôi phục vị trí của Cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi. Bà Suu Kyi cùng một số lãnh đạo của chính quyền dân cử Myanmar bị quân đội bắt giữ trong cuộc chính biến ngày 1.2.
Việc cắt dịch vụ internet và triển khai binh sĩ diễn ra sau khi binh sĩ ở Myitkyina bắn đạn hơi cay vào một nhóm biểu tình tập trung tại thành phố này, ở phía bắc Myanmar, nhằm ngăn chặn nguy cơ bị cúp điện, theo AFP.
Trong một tuyên bố chung ngày 14.2, các đại sứ Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu kêu gọi các lực lượng an ninh Myanmar không làm tổn hại dân thường. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng đã hưởng ứng lời kêu gọi này, đề nghị giới chức Myanmar “đảm bảo quyền tụ tập hòa bình được tôn trọng một cách đầy đủ và những người biểu tình không nằm trong diện bị trả đũa”.
Chính biến Myanmar: c ảnh sát bắt giữ người biểu tình, gây phẫn nộ
Hồi cuối tuần trước, việc cắt dịch vụ internet tại Myanmar đã không dập tắt được cuộc biểu tình quy mô lớn chống cuộc chính biến ở nhiều trung tâm đô thị lớn, và nhiều ngôi làng bị cô lập.
Kể từ cuộc chính biến đã có ít nhất 400 người bị bắt, trong đó có nhiều công nhân dẫn đầu chiến dịch bất tuân dân sự, theo AFP dẫn thống kê từ Hội hỗ trợ tù nhân chính trị. Tuy nhiên, việc bắt giữ người biểu tình đã không ngăn chặn được đám đông người dân quay lại các đường phố khắp đất nước trong ngày biểu tình thứ 9 liên tiếp hôm 14.2.
Myanmar xóa án cho hơn 23.000 tù nhân
Chính quyền Myanmar hôm nay thông báo xóa án cho hơn 23.000 tù nhân, trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối đảo chính chưa hạ nhiệt.
Theo thông báo từ Thống tướng Min Aung Hlaing được truyền thông nhà nước Myanmar đăng tải, bản án của các tù nhân được xóa trong lúc đất nước "đang thiết lập một nhà nước dân chủ mới bằng hòa bình, phát triển và kỷ luật nhằm biến các tù nhân thành những công dân tử tế, làm hài lòng công chúng, đồng thời tạo lập những nền tảng nhân đạo và nhân ái".
Tổng cộng, 23.314 tù nhân Myanmar và 55 tù nhân nước ngoài được xóa án trong lần này.
Thống tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Myanmar, tại một sự kiện ở Yangon hồi tháng 7/2018. Ảnh: AFP .
Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và một loạt quan chức chính phủ bị quân đội bắt sau cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2. Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự.
Phong trào biểu tình phản đối đảo chính vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt tại Myanmar. Hàng chục nghìn người đã đổ xuống đường tuần hành, yêu cầu trả tự do cho Cố vấn Nhà nước Suu Kyi cùng những lãnh đạo dân chủ khác bị bắt trong cuộc binh biến ngày 1/2.
Thống tướng Hlaing ngày 11/2 lần đầu tiên bình luận trước công chúng về phong trào biểu tình, đổ lỗi cho "những người vô đạo đức" đã gây ra tình trạng đình trệ của đất nước.
"Những người đang xa rời khỏi nghĩa vụ của họ được yêu cầu quay trở lại thực hiện nhiệm vụ ngay lập tức vì lợi ích của quốc gia và người dân, không tập trung quá nhiều vào cảm xúc", ông nói.
Trong một thông báo khác, Thống tướng Hlaing kêu gọi người dân tránh tụ tập, điều mà ông cho rằng sẽ khiến Covid-19 lây lan nhanh hơn.
Tuy nhiên, lời kêu gọi của ông vẫn không ngăn được người biểu tình. Hàng trăm công nhân hôm qua xếp hàng dài trên một con đường ở thủ đô Naypyidaw, hô những câu khẩu hiệu phản đối chính quyền quân sự. Họ mang theo những tấm biểu ngữ ủng hộ Cố vấn Nhà nước Suu Kyi.
Hàng nghìn người khác cũng tuần hành ở Yangon, thành phố lớn nhất Myanmar. Trong những ngày gần đây, cảnh sát được cho là đã tăng cường sử dụng vũ lực như xịt hơi cay, bắn đạn cao su và phun vòi rồng vào người biểu tình.
Thống tướng Myanmar: Quân đội tôn trọng và tuân thủ hiến pháp Thống tướng Min Aung Hlaing bảo vệ hành động của quân đội trong bài phát biểu trực tiếp đầu tiên trước người dân Myanmar từ sau cuộc đảo chính. "Quân đội luôn tôn trọng và tuân thủ hiến pháp, không ai được đứng trên pháp luật, đó là yêu cầu cơ bản của một nền dân chủ. Không tổ chức nào được đứng...