Myanmar: Nhân dân đã ủng hộ, không gì có thể không thể vượt qua
Khi đã có sự ủng hộ của nhân dân, quân đội, thậm chí từ các đảng đối lập và sự hậu thuẫn của một số nước phát triển có kinh nghiệm, chắc chắn đảng NLD sẽ vượt qua để đưa đất nước Myanmar đi lên.
Cơ hội thuận lợi, hậu thuẫn từ nhiều phí dồn dập đến
Bà San Suu Kyi
Khả năng phát triển chính trị của bà San Suu Kyi có lẽ sẽ mạnh hơn rất nhiều sau khi quân đội nước này tuyên bố hậu thuẫn cho chính phủ mới và bà cũng là người được nhân nhân Myanmar ủng hộ, hy vọng và trông đợi.
Thông tin mới nhất từ Myanmar cho hay, ngày 11/11/2015, Tư lệnh Lực lượng vũ trang Myanma – Tướng Min Aung Hlaing đã cam kết rằng các lực lượng vũ trang sẽ phối hợp với chính phủ mới và nỗ lực vì sự ổn định, yên bình và phát triển thực sự của đất nước.
Tướng Min Aung Hlaing đưa ra phát biểu trên chỉ 3 ngày sau khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử với kết quả sơ bộ là đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đang dẫn đầu.
Ông Min Aung Hlaing, dù chính phủ nào nhậm chức, các lực lượng vũ trang sẽ cố gắng trở thành một quân đội chuẩn mực.
Văn phòng Tư lệnh quân đội Myanmar cũng đã ra thông cáo báo chí đáp lại đề nghị của bà San Suu Kyi về việc tổ chức đối thoại với Tướng Hlaing.
Video đang HOT
Thông cáo cho biết cuộc gặp sẽ được tiến hành sau khi Ủy ban Bầu cử Liên bang (UEC) hoàn tất công việc của mình. Thông cáo cũng hoan nghênh cử tri đã đi bỏ phiếu và hoan nghênh NLD đạt kết quả thắng lợi sau các đợt kiểm phiếu sơ bộ vừa qua.
Tổng thống U Thein Sein cũng đã hồi đáp tương tự Tướng Hlaing đối với đề nghị của bà San Suu Kyi, đồng thời chúc mừng bà và đảng NLD.
Đáp lại, Văn phòng Tổng thống ra tuyên bố cho biết Chính phủ Myanmar cam kết phối hợp với tất cả các bên để đảm bảo ổn định và hòa bình sau bầu cử.
Chủ tịch Hạ viện U Shwe Mann cũng bất ngờ bày tỏ sẵn sàng hợp tác với bà San Suu Kyi xây dựng một đất nước ổn định về chính trị, hòa bình, thịnh vượng và phát triển.
Kết quả cập nhật tối 11/11/2015 cho thấy, NLD đã giành được tổng cộng 490 ghế tại nghị viện ba cấp. Đây là thuận lợi vô cùng to lớn, đến từ nhiều hướng, nhiều cấp đối với vai trò lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi trong tương lai.
Nhân dân đã ủng hộ, không gì có thể không thể vượt qua
Tất nhiên, cơ hội, thế vận mới luôn đi kèm với những thách thức và khó khăn. Theo giới quan sát chính trị, đảng NLD nói riêng và Myanmar sẽ phải đối mặt với 5 thách thức lớn gồm:
Thưc hiên sư chuyên tiêp binh ôn; Thanh lâp chinh phu mơi; Xư ly tôt môi quan hê vơi quân đôi; Thực hiện tiên trinh hòa binh khi mà chinh phu va môt sô nhom vu trang săc tôc đa ky kêt thỏa thuân ngưng băn toan quôc; Thưc hiên nhưng thay đôi gi, trong bối cảnh ngươi dân Myanmar đang hết sức mong chờ.
Về những khó khăn ban đầu này, xét một cách toàn diện, khi đã có sự ủng hộ của nhân dân, quân đội, thậm chí từ chính các đảng phái đối lập và sự hậu thuẫn của một số nước phát triển có kinh nghiệm chắc chắn đảng NLD nói chúng và cá nhân bà Aung San Suu Kyi sẽ vượt qua để đưa đất nước Myanmar đi lên.
Phản ánh chung từ truyền thông quốc tế cho biết, đại đa số ngươi dân Myanmar đang hết sức mong chờ sự thay đôi. Điều họ mong chờ không chi la thay đôi chinh trị, sưa đôi hiên phap ma còn là kinh tê phat triên nhanh hơn, an sinh xa hôi đươc cai thiên lơn hơn, cac dân tôc cang binh đăng hơn, cơ hôi cung đông đêu hơn.
Hoà Bình
Theo_Người Đưa Tin
Tổng thống Obama gọi điện ca ngợi Tổng thống Myanmar
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi điện ca ngợi và chúc mừng Tổng thống Thein Sein đã tổ chức thành công cuộc bầu cử hôm 8.11.
Tổng thống Obama gọi điện ca ngợi Tổng thống Myanmar vì cuộc bầu cử ở nước này - Ảnh minh họa: AFP
Cuộc bầu cử được Washington gọi là dân chủ đầu tiên ở Myanmar đã thu hút hàng triệu cử tri nước này đi bầu, mang lại thành công và danh dự không chỉ cho chính phủ nước này mà cả phong trào cải cách dân chủ của Myanmar.
"Tổng thống Obama đã chúc mừng Tổng thống và toàn bộ chính phủ của ông vì đã tổ chức thành công cuộc tổng tuyển cử lịch sử diễn ra trong không khí công bằng và tự do", người phát ngôn của tổng thống, cũng là Bộ trưởng Thông tin của Myanmar, ông Ye Htut phát biểu trên trang Facebook cá nhân.
"Tổng thống Mỹ nói rằng nước Mỹ tiếp tục hợp tác với chính phủ Myanmar", ông Htut nói tiếp, theo Reuters ngày 12.11.
Tổng thống Obama từng thăm Myanmar 2 lần trong vòng 3 năm qua và ông hy vọng cuộc chuyển tiếp sang nền dân chủ của Myanmar trở thành một di sản trong chính sách đối ngoại của ông.
Washington theo sát cuộc bầu cử của Myanmar, tuyên bố hôm 10.11 rằng còn quá sớm để nói cuộc bầu cử dân chủ ở Myanmar là két quả của chính sách nới lỏng cấm vận kinh tế cũng như chính sách thắt chặt quan hệ quân sự giữa Nay Pyi Taw và Washington.
Dưới sự giám sát của hàng trăm quan sát viên quốc tế, cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên trong lịch sử Myanmar diễn ra thành công và gần như không có biến động nào về mặt chính trị ở nước này.
Myanmar đang chờ két quả chính thức của cuộc bầu cử, tuy vậy chiến thắng gần như chắc chắn đã thuộc về đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi.
Giới quan sát cho rằng thành công của cuộc bầu cử phải ghi công của chính phủ và cả quân đội Myanmar đã chấp nhận để cuộc bầu cử dân chủ diễn ra trên một đất nước hơn 50 năm dưới quyền kiểm soát của quân đội.
Cả Tổng thống Thein Sein và Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing cũng đã chúc mừng đảng của bà Suu Kyi và hứa sẽ hợp tác và chuyển giao quyền lực cho chính phủ mới.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Quân đội Myanmar vẫn thâu tóm quyền lực dù thất thế bầu cử Mặc dù giành thắng lợi áp đảo trong bầu cử Myanamar vừa qua, đảng đối lập do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo vẫn cần sự hợp tác của quân đội để quản lý đất nước, bởi theo hiến pháp lực lượng này kiểm soát các cơ quan siêu quyền lực. Tổng thư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing. Ảnh:Indian Express...