Mỹ xác định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ
Bộ Tài chính Mỹ hôm 5/8 tuyên bố Trung Quốc thao túng tiền tệ sau khi nước này hạ giá đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.
“Được sự ủy nhiệm của Tổng thống Trump, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin xác định Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ”, Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong thông báo cuối ngày 5/8.
Tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ được đưa ra sau khi Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ (NDT) xuống 6,9999 NDT đổi một USD. Đây là lần đầu tiên NDT xuống dưới mốc quan trọng 7 NDT một USD trong 11 năm qua.
(Ảnh minh họa: Reuters)
Tổng thống Trump giận dữ, đăng Twitter cáo buộc Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ “để đánh cắp các doanh nghiệp và nhà máy của chúng ta”. Phố Wall thông báo mức lỗ tồi tệ nhất của năm 2019 và hy vọng về một giải pháp ngắn hạn đối với cuộc chiến thương mại đã kéo dài hơn một năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết Bộ trưởng Mnuchin sẽ làm việc với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) “để loại bỏ lợi thế cạnh tranh không lành mạnh do các hành động mới nhất của Trung Quốc tạo ra”.
Việc Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ được cho là biện pháp trả đũa sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc từ ngày 1/9. Trung Quốc rạng sáng nay cũng thông báo dừng mua các sản phẩm nông nghiệp Mỹ với lý do Washington “vi phạm nghiêm trọng” thỏa thuận đình chiến giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Trump tại G20 hồi tháng 6.
Luật pháp Mỹ đưa ra ba tiêu chí để xác định sự thao túng giữa các đối tác thương mại lớn: thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu, thặng dư thương mại song phương đáng kể với Mỹ và can thiệp một chiều liên tục vào thị trường ngoại hối.
Sau khi xác định một quốc gia là nước thao túng, Bộ Tài chính Mỹ sẽ xem xét một số hình phạt trả đũa như loại trừ khỏi các hợp đồng mua sắm của chính phủ Mỹ.
Mỹ đã chỉ định Đài Loan và Hàn Quốc là nước thao túng tiền tệ vào năm 1988, năm Quốc hội ban hành luật đánh giá tiền tệ. Trung Quốc là nước cuối cùng bị dán nhãn nước thao túng tiền tệ vào năm 1994.
Hồi tháng 5, Bộ Tài chính Mỹ không tuyên bố Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ dựa trên các tiêu chí ngặt nghèo hơn, thặng dư tài khoản vãng lai toàn cầu, sự can thiệp một chiều và thặng dư thương mại song phương lớn với Mỹ. Tuy nhiên, trong báo cáo, Bộ Tài chính giữ Trung Quốc trong danh sách giám sát tăng cường.
Bộ Tài chính Mỹ cũng cáo buộc động thái của Trung Quốc đã vi phạm cam kết G20 của nước này trong việc hạn chế làm mất giá đồng tiền với mục đích cạnh tranh. Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục kêu gọi Trung Quốc tăng cường minh bạch trong tỷ giá hối đoái và bảo lưu các mục đích và hoạt động quản lý.
Các động thái trả đũa qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ khiến căng thẳng thương mại gia tăng và cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ còn tiếp tục kéo dài.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Mỹ cáo buộc Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ bù đắp tác động cuộc chiến thuế quan
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin hôm 8/6 cáo buộc Trung Quốc để đồng nhân dân tệ giảm giá trong nỗ lực bù đắp tác động cuộc chiến thuế quan với Washington.
"Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên mà đồng tiền này giảm giá từ khoảng 6,30 nhân dân tệ/ USD lên 6,90 nhân dân tệ mới đổi được 1 USD", ông Mnuchin nói bên lề cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính G20 tại Nhật Bản.
"Theo truyền thống, để thao túng tiền tệ, sự can thiệp vào thị trường ngoại hối phải được tiến hành theo một cách nhất định. Can thiệp để hỗ trợ tỷ giá hối đoái của đồng tiền không được coi là thao túng tiền tệ", ông nói.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ. (Ảnh: EPA)
"Tuy nhiên, khi thị trường có sự can thiệp để hỗ trợ tiền tệ trong một thời gian rất dài - dù là bởi Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác - thì khi không còn sự can thiệp nào nữa, có thể tạo ra tác động thị trường lớn", ông Mnuchin nói. "Quyết định không can thiệp sau khi can thiệp trong một thời gian rất dài có thể khiến thị trường cho rằng có mong muốn khiến cho đồng tiền yếu đi."
Ông Mnuchin cũng nói rằng các công ty Trung Quốc đang hứng chịu tác động đáng kể của việc tăng thuế. Bình luận của ông Mnuchin được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trên Twitter tối 7/6 rằng Mỹ đang thu hàng tỷ USD vì mức thuế cao hơn.
Tuy nhiên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, trong một báo cáo được công bố vào cuối tháng trước cho rằng, các khoản thuế quan chủ yếu do các nhà nhập khẩu Mỹ chịu và một số do người tiêu dùng Mỹ chịu.
Ông Mnuchin nói thêm rằng để giúp giảm tác động của thuế quan đối với người tiêu dùng Mỹ, chính phủ sẽ hỗ trợ cho các công ty không thể chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc trong thời gian ngắn vì những hạn chế của chuỗi cung ứng.
Bộ trưởng Tài chính Mnuchin, người cùng với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer, dẫn đầu các cuộc đàm phán thương mại với Trung Quốc, cho biết thỏa thuận để giải quyết tranh chấp hoàn tất 90% nhưng vấn đề quan trọng vẫn còn.
"Nếu Trung Quốc nghiêm túc và muốn quay lại đàm phán một thỏa thuận thực sự, Mỹ sẵn sàng đàm phán để đạt được thỏa thuận lịch sử", ông nói. "Nếu không, Mỹ sẽ tiếp tục với kế hoạch áp thuế quan."
Ông Mnuchin cho biết sẽ thảo luận về các vấn đề thương mại thông thường với Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc Dịch Cương vào ngày 9/6, nhưng sẽ để lại cuộc thảo luận về tranh chấp thương mại cho ông Trump và ông Tập Cận Bình.
Video: Mỹ tự tin chiến thắng trong chiến tranh thương mại
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
TT Rouhani: Lệnh trừng phạt Ngoại trưởng Iran "như trẻ con", Mỹ đang "run sợ" Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã chỉ trích Mỹ vì những biện pháp trừng phạt mà ông gọi là "trẻ con" đối với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif, đồng thời khẳng định Mỹ đang bộc lộ sự mềm yếu của mình. "Phía Mỹ sau cùng đã phải dùng đến những biện pháp trẻ con này. Có lẽ không có từ nào khác...