“Mỹ vẫn theo đuổi chính sách thù địch với Mỹ Latin”
Đảng viên đảng Cộng sản Pháp Obey Ament hôm qua 6/4 cho rằng cách hành xử mới đây của Mỹ với Venezuela cho thấy Washington vẫn đang tiếp tục theo đuổi chính sách thù địch đối với Mỹ Latin.
Đảng viên đảng Cộng sản Pháp Obey Ament . (Ảnh: PL)
Tờ PL dẫn lời ông Ament đánh giá tuyên bố chung về bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro hôm 17/12/2014 là dấu hiệu cho thấy Washington đã phải chấp nhận một tương quan lực lượng mới ở khu vực.
Với thỏa thuận lịch sử tháng 12 năm ngoái, nhiều người, thậm chí cả những người theo cánh tả, đã cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS) sẽ diễn ra trong hai ngày 10-11/4 tại Panama sẽ được bắt đầu trên nền tảng mới, thực chất hơn.
Tuy nhiên, ông Ament nhận định thái độ muốn can thiệp vào công việc nội bộ Venezuela của Mỹ cho thấy Nhà Trắng không hề thay đổi mục tiêu chiến lược của họ tại bán cầu Tây.
Đảng viên đảng Cộng sản Pháp cho rằng Tổng thống Obama đã có thể cùng hợp tác với các nước Mỹ Latin, giúp hội nghị OAS năm nay trở nên thực chất và hiệu quả nếu không đưa ra tuyên bố “kỳ quặc” rằng Caracas là mối đe dọa cho an ninh quốc gia Mỹ. Trong khi đó, theo ông Ament, Mỹ mới là mối đe dọa cho Mỹ Latinh.
Washington hôm 9/3 đã tuyên bố trừng phạt một số quan chức quốc gia Nam Mỹ, bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, đồng thời khẳng định “Venezuela là mối đe dọa đối với an ninh Mỹ”, một thủ tục thường được thực hiện trước khi công bố các lệnh cấm vận.
Chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 19/3 đã bắt đầu chiến dịch mang khẩu hiệu “Venezuela không phải là mối đe dọa, chúng tôi là hy vọng” nhằm thu thập 10 triệu chữ ký vào một lá thư phản đối các biện pháp trừng phạt mới đây của Mỹ. Chỉ trong vòng 4 ngày kể từ khi bắt đầu chiến dịch, Venezuela đã thu được hơn 1 triệu chữ ký chống Mỹ.
Video đang HOT
Thoa Phạm
Theo PL
Những lý do quan hệ Việt-Mỹ phát triển nhanh chóng
Những ngày gần đây, báo chí nước ngoài có nhiều bài viết đánh giá cao mối quan hệ Việt-Mỹ ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất hơn.
Ngày 27/3, tờ Eurasiareview đã đăng tải bài viết của nhà báo Veeramalla Anjaiah (Jakarta, Indonesia) trong đó nhận định, sau khi tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị trong 2 thập kỷ qua, Việt Nam và Hoa Kỳ giờ đây bước vào giai đoạn làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương trong các lĩnh vực mới như thực thi pháp luật, chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh hàng hải và an ninh mạng.
Nhà báo Anjaiah nhắc lại chuyến thăm Mỹ mới đây của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang. Theo đó, về cơ bản, mục đích chính của chuyến thăm này là để thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước và khám phá thêm những lĩnh vực hợp tác mới.
Bộ trưởng Trần Đại Quang và Bộ trưởng An ninh nội địa Hoa Kỳ
Tại cuộc gặp với Bộ trưởng An ninh Nội địa Jeh Johnson, Bộ trưởng Trần Đại Quang đã thảo luận về khả năng hợp tác trong việc thực thi pháp luật, chia sẻ thông tin, các mối đe doạ xuyên quốc gia, buôn bán người, quyền sở hữu trí tuệ, an ninh hàng hải và không gian mạng.
Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng ký một thư thỏa thuận với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) về việc chuyển nhượng phần mềm phân tích ADN.
"Có lẽ sự trỗi dậy của Trung Quốc, cả về kinh tế và quân sự, đã dẫn đến sự ra đời của các mối quan hệ quan trọng giữa Việt Nam và Mỹ.
Indonesia, một nước lớn và có tầm quan trọng trong ASEAN, có mối quan hệ khá tốt với Mỹ. Nhưng bây giờ Việt Nam đang nổi lên như một đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực, vượt qua các đồng minh truyền thống của Mỹ như Philippines và Thái Lan.
Việt Nam cho biết lợi ích kinh tế và địa chính trị là những lý do chính đằng sau các mối quan hệ phát triển nhanh chóng với Mỹ; trong khi Mỹ coi Việt Nam là một đối tác chiến lược trong chính sách xoay trục về châu Á", nhà báo Veeramalla Anjaiah viết.
Nhà báo Anjaiah đặt câu hỏi: Quan hệ Mỹ-Indonesia lâu năm hơn nhiều so với Việt Nam, tại sao Mỹ bây giờ lại ủng hộ Việt Nam hơn Indonesia, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, quốc phòng, an ninh, thậm chí cả trong lĩnh vực khoa học hạt nhân?
Mặc dù các nhà đầu tư Mỹ quan tâm đến Indonesia nhưng họ không muốn đầu tư mạnh vào quốc gia này do nhiều vấn đề khác nhau, từ pháp luật, tham nhũng, thuế đến các vấn đề lao động và thu hồi đất.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 tại ASEAN của Mỹ, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Indonesia xếp thứ 5. Chi phí lao động thấp, giàu tài nguyên, cải cách kinh tế và chính trị mạnh mẽ, ưu đãi cho các nhà đầu tư và cơ sở hạ tầng tương đối tốt hơn, Việt Nam đã trở thành nơi thu hút các nhà sản xuất nước ngoài trong những năm gần đây.
Nhà báo Anjaiah cho rằng, Indonesia, quốc gia mà ngành sản xuất đang trong tình trạng xấu, có thể học hỏi từ kinh nghiệm của Việt Nam.
Năm nay sẽ có hai chuyến thăm quan trọng. Đầu tiên là chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và sau đó là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama, để định hình lại các mối quan hệ song phương và mở đường cho quan hệ đối tác chiến lược.
Một bước ngoặt trong quan hệ hai nước là khi Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay. Thương mại song phương giữa Mỹ và Việt Nam sẽ dễ dàng đạt mức 100 tỷ USD trong 2-3 năm. Ngày càng có nhiều khoản đầu tư đổ vào Việt Nam không chỉ từ Mỹ mà còn từ các nước thành viên TPP khác.
Đánh giá mối quan hệ Việt-Mỹ đang ngày càng tốt đẹp còn có nhiều tờ báo của châu Âu.
Cổng thông tin Đức (pressportal.de) ngày 26/3 đánh giá chuyến thăm Mỹ của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một bộ trưởng thuộc lực lượng vũ trang Việt Nam, cũng là để chuẩn bị cho chuyến thăm chính thức Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kiến vào tháng 6/2015 tới.
Điều này cho thấy quan hệ Đối tác toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam (từ tháng 7/2013) ngày càng được củng cố trong những năm gần đây, đặc biệt trong bối cảnh hướng tới kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
Xét từ góc độ địa chính trị chiến lược, Việt Nam là một trong những quốc gia quan trọng nhất tại khu vực Đông Á mà Mỹ muốn tranh thủ, tăng cường quan hệ trong chính sách "tái bân bằng" ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của mình.
Cũng theo bài viết, tầm quan trọng của quan hệ với Việt Nam đối với Mỹ, nhất là trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng, được thể hiện trong chương trình làm việc dày đặc của Bộ trưởng Trần Đại Quang.
Trong khi đó, trang Tin tức Đức (achrichten.de) đề cập việc hai bên trao đổi về những vấn đề nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền một cách thẳng thắn, cởi mở.
Trong đó, mặc dù giữa Việt Nam và Mỹ còn tồn tại một số bất đồng quan điểm được thể hiện qua việc Mỹ thường xuyên chỉ trích Việt Nam về một vài trường hợp Mỹ cho là vi phạm nhân quyền, song điều này không ảnh hưởng đến bầu không khí trao đổi, làm việc rất tích cực giữa hai bên nói riêng và quan hệ song phương nói chung.
Cả Việt Nam và Mỹ đều ý thức được tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ song phương vì những lý do chính trị chiến lược cũng như kinh tế.
Theo An Nhiên (tổng hợp)
Đất Việt
Mỹ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa tại California Một tên lửa đạn đạo liên lục địa đã được phóng đi sáng qua trong vụ thử nghiệm từ một căn cứ ở California, Không quân Mỹ thông báo, nói rằng các vụ thử nghệm là một thông điệp với thế giới về các khả năng hạt nhân của Washington. Tên lửa bay lên trong vụ thử nghiệm ngày 23/3 (Ảnh: RT) Theo...