Mỹ vẫn chưa được phép tham gia điều tra vụ rơi máy bay Nga
Cả Cơ quan An toàn giao thông Quốc gia ( NTSB) và Cục Điều tra Liên bang (FBI) của Mỹ đều nói rằng họ chưa hề nhận được sự chấp thuận từ phía Ai Cập, theo Reuters.
Hai cơ quan Mỹ gồm NTSB và FBI đều nói rằng chưa từng nhận lời chấp thuận chính thức từ phía Ai Cập về cuộc điều tra máy bay Nga – Ảnh: AFP
Đây là thông tin đi ngược lại với bản tin của đài CNN trước đó, khi Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định nước này đã chấp nhận lời yêu cầu cho phép các cơ quan Mỹ hợp tác điều tra vụ máy bay Nga rơi cuối tháng 10.2015 làm chết 224 người.
Đại diện của FBI nói rằng họ đã đề nghị cả Nga lẫn Ai Cập về việc cho phép tham gia trợ giúp pháp lý cũng như các vấn đề khác. Tuy nhiên đến hôm 12.11, đề nghị ấy không nhận được bất kỳ sự chấp thuận nào, Reuters cho biết.
Trong khi đó người phát ngôn của NTSB cho hay vài ngày nay cơ quan của ông đã trả lời các câu hỏi về kỹ thuật từ các nhà điều tra Ai Cập, nhưng không có tính chính thức như thông tin do CNN đăng trước đó.
Vào hôm 10.11, chương trình The Situation Room của CNN đăng lời của Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết NTSB được phép tham gia điều tra và phối hợp với các nhà sản xuất của chiếc máy bay gặp nạn.
Video đang HOT
Tuy vậy, vừa qua NTSB nói họ chỉ trả lời câu hỏi chứ không hề cử người nào sang Ai Cập, vì cơ quan chức năng Ai Cập là những người thi hành trách nhiệm điều tra vụ này.
Cả Nga và Ai Cập tính tới nay vẫn chưa công bố những chi tiết mới xung quanh nguyên nhân vụ máy bay của hãng hàng không Kogalymavia (Nga) rơi tại bán đảo Sinai (Ai Cập) hôm 31.10 qua.
Khá nhiều giả thuyết đã được đặt ra, trong đó nổi bật là nghi vấn chiếc máy bay bị đánh bom và thủ phạm là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Có 219 người Nga thiệt mạng trong thảm họa trên, trong khi địa điểm rơi tại Ai Cập nên hai nước này đang dẫn đầu các cuộc điều tra.
Hiện không rõ tại sao lại có những thông tin không trùng khớp về chuyện người Mỹ tham gia hỗ trợ công tác điều tra nêu trên.
Theo Reuters, mối quan hệ giữa NTBS và Ai Cập đã trở nên căng thẳng, nhất là sau vụ tai nạn năm 1999 ngoài khơi bờ biển Massachusetts của chuyến bay Egyptair 990 của Ai Cập, có đường bay từ sân bay quốc tế Los Angeles (Mỹ) đến sân bay quốc tế Cairo (Ai Cập).
NTSB khi đó kết luận rằng chiếc máy bay đã cố tình lao xuống biển vì một trong số phi công muốn tự tử. Cơ quan điều tra Ai Cập lúc đó không thể tìm ra các vấn đề thuộc về kỹ thuật.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Các thủ lĩnh IS khoe khoang 'chiến tích' vụ rơi máy bay Nga ở Ai Cập
Các thủ lĩnh của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) đã khoe khoang "chiến tích" vụ máy bay Nga rơi ở bán đảo Sinai, Ai Cập, đồng thời nói về cách họ đã làm máy bay này rơi như thế nào, theo tình báo Mỹ.
Các điều tra viên Nga tại hiện trường vụ rơi máy bay ở Ai Cập - Ảnh: Reuters
Tình báo Mỹ đã nghe lén những cuộc điện thoại giữa các thủ lĩnh IS ở tỉnh Raqqa (Syria) và các phần tử IS ở bán đảo Sinai khoe khoang và ca tụng "chiến tích" vụ máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Nga Kogalymavia (Metrojet) rơi ở bán đảo Sinai vào ngày 31.10, khiến tất cả 224 người trên máy bay thiệt mạng, theo đài NBC (Mỹ) ngày 6.11.
"Họ rõ ràng đang ca tụng chiến thắng này", đài NBC dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Thông qua những cuộc điện thoại của IS, tình báo Mỹ được cho là đã nắm thông tin chi tiết về việc IS đã dùng cách nào để làm máy bay rơi, nhưng các quan chức Mỹ nói sẽ không công bố thông tin này.
Tình báo Mỹ chỉ tiết lộ rằng một nhánh của IS ở Sinai đã cảnh báo "một thứ gì đó lớn xuất hiện trong khu vực" ngay trước khi máy bay rơi, nhưng các quan chức Mỹ cho hay IS không nói rõ đó có phải là máy bay hay không.
Trước đó, tình báo Anh và Mỹ tiết lộ đã nghe lén được "những cuộc nói chuyện" của các phần tử IS cho rằng một quả bom giấu trong hành lý phát nổ khiến máy bay rơi.
NBC dẫn lời một nguồn tin tình báo Mỹ cho biết: "Chúng tôi hiện vẫn không thể khẳng định tuyệt đối, nhưng rất có khả năng đó là một quả bom". Hai nguồn tin tình báo khác cũng thừa nhận khả năng có bom giấu trên máy bay, nhưng từ chối cung cấp thêm thông tin.
"Giọng điệu và nội dung những cuộc điện đàm giữa IS ở Syria và nhánh IS ở Ai Cập khiến các nhà phân tích tin rằng một hành khách hoặc nhân viên mặt đất ở sân bay đã đưa bom lên máy bay", theo tờ The Times (Anh).
Một số mảnh vỡ máy bay được gửi đến thủ đô Moscow (Nga) để kiểm tra liệu có dấu vết thuốc nổ hay những dấu hiệu nào cho thấy có thể bom được cài trên máy bay hay không.
Bộ ghi âm buồng lái được phát hiện từ hiện trường rơi máy bay vẫn còn hoạt động, có thể cung cấp đầu mối về nguyên nhân vụ rơi máy bay, theo ông Mohamed Rahma, người phát ngôn của cơ quan hàng không dân dụng Ai Cập. Hộp đen máy bay là bộ lưu thông tin chuyến bay bao gồm hai thiết bị thường tích hợp làm một, gồm bộ lưu dữ liệu chuyến bay và bộ ghi âm buồng lái.
Anh đã hoãn các chuyến bay đến thành phố Sharm el-Sheikh ở Ai Cập, cũng là nơi máy bay hãng Metrojet cất cánh để về Nga và bị rơi. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 6.11 cũng đã ra lệnh tạm hoãn tất cả chuyến bay đến Ai Cập.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Giả thuyết nguyên nhân rơi máy bay Nga và những lợi ích quốc gia Trong bối cảnh hiện nay, việc lèo lái truyền thông về nguyên nhân rơi máy bay Nga đang trở thành một kênh bảo vệ lợi ích cho các bên. Nếu IS thật sự tấn công máy bay Nga, đây sẽ là hướng đi mới của tổ chức này - Ảnh: Reuters Máy bay Airbus A321 của hãng hàng không Kogalymavia (Nga) ngày 31.10...