Mỹ ủng hộ nghị quyết của IAEA liên quan đến Iran
Ngày 2/6, Mỹ xác nhận sẽ cùng với các nước châu Âu ủng hộ nghị quyết hối thúc Iran hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế ( IAEA) của Liên hợp quốc (LHQ), bất chấp Tehran cảnh báo động thái này sẽ làm xói mòn những nỗ lực ngoại giao.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price phát biểu tại một cuộc họp báo ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới trước thềm cuộc họp của Hội đồng Thống đốc IAEA trong tuần tới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price khẳng định nước này có kế hoạch phối hợp với các nước Anh, Pháp và Đức tìm kiếm một giải pháp tập trung vào việc yêu cầu Iran hợp tác đầy đủ với IAEA.
Theo ông Price, báo cáo mới nhất của IAEA đã nêu ra “những mối lo ngại rất sâu sắc rằng Iran không thể đưa ra câu trả lời đáng tin cậy” đối với những nghi vấn của cơ quan có trụ sở tại Vienna (Áo).
Video đang HOT
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh Iran cần tuân thủ đầy đủ những nghĩa vụ mang tính ràng buộc về mặt pháp lý của nước này theo quy định của Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).
Ngày 30/5 vừa qua, IAEA công bố báo cáo quý cho biết Iran chưa giải đáp được những nghi vấn lâu nay về các hạt urani được tìm thấy tại 3 cơ sở Marivan, Varamin và Turquzabad không nằm trong danh sách đã được nước này báo cáo. Một ngày sau đó, Iran cho rằng báo cáo này của IAEA là “không công bằng”. Đây là một trong những vấn đề làm đình trệ tiến trình đàm phán giữa Iran và phương Tây về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 có tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện ( JCPOA).
Ngày 1/6, Bộ Ngoại giao Iran tuyên bố Tehran sẽ đáp trả bất kỳ “hành động không mang tính xây dựng” nào tại cuộc họp sắp tới của Hội đồng Thống đốc IAEA. Iran đưa ra tuyên bố này sau khi có thông tin cho rằng Mỹ, Pháp, Anh và Đức đang hối thúc Hội đồng Thống đốc IAEA gây áp lực đối với Tehran vì Iran chưa giải đáp được những nghi vấn lâu nay của cơ quan này về những dấu vết urani được tìm thấy tại các cơ sở không được khai báo. Theo hãng tin Reuters, động thái này được đưa vào dự thảo nghị quyết chuẩn bị cho cuộc họp sắp tới của Hội đồng Thống đốc IAEA.
Theo kế hoạch, Hội đồng Thống đốc IAEA sẽ nhóm họp vào ngày 6/6 tới và nội dung của dự thảo nghị quyết này sẽ còn được thảo luận và điều chỉnh giữa các thành viên trong hội đồng trước khi chính thức được đệ trình tại cuộc họp.
IAEA: Đàm phán hạt nhân với Iran đang trong giai đoạn khó khăn
Cuộc đàm phán giữa Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) với Iran liên quan các mẫu urani đã qua xử lý được tìm thấy tại các cơ sở hạt nhân không nằm trong danh sách được Tehran thông báo hiện đang ở thời điểm "rất khó khăn".
Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi trong cuộc họp báo tại Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên đây là nhận định được Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đưa ra ngày 25/5 về vấn đề vốn đã bế tắc lâu nay và ảnh hưởng đến quá trình đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 có tên chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA).
Dự kiến, ông Grossi sẽ công bố báo cáo về các vấn đề còn tồn tại trong quan hệ với Iran trước Hội đồng thống đốc IAEA trước cuộc họp hàng quý bắt đầu vào ngày 6/6 tới. Phát biểu tại cuộc thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sĩ), ông Grossi bày tỏ hy vọng khoảng thời gian từ nay đến lúc đó sẽ được sử dụng hiệu quả.
Hồi tháng 3, IAEA và Iran đã nhất trí về lịch trình 3 tháng để làm rõ những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên đang cản trở đàm phán khôi phục JCPOA. Ông Grossi cho rằng khó có thể nghĩ đến việc đạt được một thỏa thuận nhằm phục hồi JCPOA khi IAEA chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng về hoạt động của các những cơ sở hạt nhân chưa từng được Iran công bố.
Năm 2015, Iran đã ký JCPOA với nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức). Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Washington ra khỏi văn kiện này vào tháng 5/2018 và tái áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Iran, dẫn đến việc Tehran dần từ bỏ một số cam kết của mình.
Kể từ tháng 4/2021 đến nay, Iran và các bên còn lại tham gia ký kết JCPOA đã tổ chức nhiều vòng đàm phán trực tiếp tại thủ đô Vienna của Áo nhằm hồi sinh thỏa thuận này. Mỹ tham gia đàm phán gián tiếp thông qua Liên minh châu Âu (EU).
Iran: IAEA vẫn tiếp tục giám sát hoạt động hạt nhân Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) ngày 16/4 cho biết Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tiếp tục giám sát hoạt động tại các cơ sở hạt nhân của Iran, song nhấn mạnh cơ quan này không có quyền tiếp cận thông tin được lưu trữ trong các camera lắp đặt tại những địa điểm đó. Cơ sở...