Mỹ, UAE và Israel họp bí mật về kế hoạch hậu chiến cho Gaza
Các quan chức Mỹ, Israel và UAE đã tổ chức một cuộc họp bí mật tại Abu Dhabi để thảo luận về kế hoạch tương lai cho Gaza sau khi xung đột kết thúc.
Kế hoạch hòa bình của UAE cũng đề xuất có sự tham gia của các lực lượng quốc tế và yêu cầu chính quyền Palestine tiến hành cải cách.
Quang cảnh hoang tàn ở Gaza do xung đột Israel- Hamas. Ảnh: THX/TTXVN
Đài Sputnik của Nga ngày 24/7 đưa tin, các quan chức từ Mỹ, Israel và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã tổ chức một cuộc họp bí mật để thảo luận về kế hoạch tương lai cho Gaza sau khi chiến tranh kết thúc.
Cuộc họp diễn ra tại Abu Dhabi (UAE) và do Bộ trưởng Ngoại giao UAE Abdullah Bin Zayed chủ trì. Cố vấn hàng đầu về Trung Đông của Tổng thống Joe Biden là Brett McGurk và quan chức Bộ Ngoại giao Tom Sullivan đại diện cho phía Mỹ. Đại diện cho Israel là Bộ trưởng Bộ Chiến lược Ron Dermer.
Đặc phái viên của UAE Lana Nusseibeh đã công bố một kế hoạch hòa bình của nước này một ngày trước khi phái đoàn Israel đến Abu Dhabi. Kế hoạch bao gồm sự tham gia của các lực lượng quốc tế vào giải pháp hòa bình và kêu gọi Chính quyền Palestine tiến hành các cải cách quan trọng.
Video đang HOT
Trước khi phái đoàn Israel đến Abu Dhabi, Đặc phái viên UAE Lana Nusseibeh đã công bố một kế hoạch hòa bình của UAE. Kế hoạch này đề xuất sự tham gia của các lực lượng quốc tế vào giải pháp hòa bình và yêu cầu chính quyền Palestine tiến hành các cải cách quan trọng.
Đề xuất cũng kêu gọi Israel nên tạo điều kiện cho Chính quyền Palestine tham gia quản lý Gaza và đồng ý với tiến trình chính trị dựa trên giải pháp hai nhà nước. UAE mong muốn tham gia vào việc xây dựng kế hoạch hậu chiến để quản lý Gaza mà không có sự tham gia của Hamas.
Vào ngày 7/10 năm ngoái, Hamas đã tiến hành cuộc đột kích vào miền Nam Israel, khiến khoảng 1.200 người ở Israel thiệt mạng và khoảng 240 người khác bị bắt làm con tin. Israel đã đáp trả bằng các cuộc tấn công, phong tỏa hoàn toàn Gaza và bắt đầu một chiến dịch quân sự trên bộ với mục tiêu tiêu diệt Hamas và giải cứu con tin. Theo báo cáo của cơ quan y tế Gaza, số người chết do các cuộc không kích của Israel đã lên tới 39.000 người, gần 90.000 người bị thương.
Tòa án ICJ ra phán quyết mạnh mẽ nhất về xung đột Israel - Palestine
Ngày 19/7, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) khẳng định việc Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ và khu định cư của người Palestine là bất hợp pháp và cần phải được rút đi càng sớm càng tốt.
Đây là phán quyết mạnh mẽ nhất cho đến nay về cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.
Người dân tại trại tị nạn Jabalia, Dải Gaza, ngày 14/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Chánh án Nawaf Salam đã công bố kết luận của hội đồng gồm 15 thẩm phán, cho biết: "Các khu định cư của Israel ở Bờ Tây và Đông Jerusalem và chính quyền nơi đây đã được thành lập và duy trì, vi phạm luật pháp quốc tế". Tòa án nhấn mạnh Israel có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và "di dời toàn bộ người định cư khỏi các khu định cư này".
Ý kiến pháp lý của các thẩm phán tại ICJ tuy không mang tính ràng buộc nhưng có giá trị theo luật pháp quốc tế và có thể làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Israel.
Phản ứng về động thái trên, Bộ Ngoại giao Israel đã bác bỏ ý kiến pháp lý của tòa, cho rằng tòa án "thiên vị", đồng thời nhắc lại rằng giải pháp chính trị trong khu vực chỉ có thể đạt được thông qua đàm phán.
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Palestine ca ngợi ý kiến pháp lý trên mang tính "lịch sử" và kêu gọi các quốc gia tuân thủ. Phát biểu bên ngoài tòa án ở La Haye (Hà Lan), cựu Ngoại trưởng Palestine, ông Riyad al-Maliki nhấn mạnh: "Không viện trợ. Không hỗ trợ. Không thông đồng. Không tiền bạc, không vũ khí, không thương mại... không có bất kỳ hành động nào ủng hộ sự chiếm đóng bất hợp pháp của Israel".
Ai Cập và Liên đoàn Arab (AL) cũng lên tiếng hoan nghênh ý kiến pháp lý của tòa ICJ. Bộ Ngoại giao Ai Cập ra tuyên bố kêu gọi cộng đồng quốc tế thúc đẩy việc thực thi ý kiến pháp lý của tòa, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo điều kiện cho nhân dân Palsstine thực hiện quyền tự quyết chính đáng của mình.
Tòa án ICJ đưa ra ý kiến pháp lý trên theo yêu cầu từ Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) vào năm 2022, trước khi bùng phát xung đột tại ở Gaza tháng 10/2023. Trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967, Israel đã chiếm Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem - những khu vực lịch sử của Palestine mà người Palestine muốn thành lập một nhà nước - và kể từ đó đã xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây và liên tục mở rộng chúng.
Các nhà lãnh đạo Israel lập luận rằng các vùng lãnh thổ này không bị chiếm đóng về mặt pháp lý vì chúng nằm trên vùng đất tranh chấp, nhưng LHQ và phần lớn cộng đồng quốc tế coi chúng là lãnh thổ bị chiếm đóng.
Trong diễn biến liên quan, cùng ngày 19/7, Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ thất vọng mạnh mẽ trước quyết định của Quốc hội Israel phản đối việc thành lập Nhà nước Palestine, ngay cả khi đó là một phần trong thỏa thuận hòa bình.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, EU khẳng định giải pháp hai nhà nước là con đường duy nhất để đạt được hòa bình và an ninh lâu dài cho khu vực Trung Đông. Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell, nhấn mạnh: "Có sự đồng thuận mạnh mẽ trong cộng đồng quốc tế về việc giải pháp hai nhà nước là giải pháp khả thi duy nhất".
EU tái khẳng định cam kết của mình đối với một giải pháp hòa bình lâu dài và bền vững dựa trên các nghị quyết của HĐBA LHQ, bao gồm các Nghị quyết 2735, 2728, 2720 và 2712. Theo đó, người Israel và người Palestine đều có quyền bình đẳng được sống trong an ninh, tự do và hòa bình. EU tuyên bố sẽ không công nhận bất kỳ thay đổi nào đối với biên giới năm 1967, trừ khi được cả hai bên đồng ý.
EU cam kết tiếp tục hợp tác với các đối tác quốc tế và khu vực để thúc đẩy tiến trình hòa bình và khôi phục các cuộc đàm phán. EU nhấn mạnh rằng việc thành lập nhà nước Palestine là một phần thiết yếu trong tiến trình này. Việc thiếu hy vọng và triển vọng cho người Palestine sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng xung đột trong khu vực.
Cùng ngày, Chính phủ Đức đã chỉ trích việc Quốc hội Israel bác bỏ giải pháp thành lập nhà nước Palestine, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về vấn đề này. Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho rằng dù nghị quyết của Quốc hội Israel không mang tính ràng buộc nhưng đây là "một bước thụt lùi" trong nỗ lực nhằm cân bằng lợi ích an ninh hợp pháp của Israel với quyền tự quyết của người Palestine. Người phát ngôn khẳng định nghị quyết của Quốc hội Israel mâu thuẫn với một số nghị quyết của HĐBA LHQ, do đó "Israel đang tự tách mình ra khỏi đại đa số cộng đồng quốc tế và tự cô lập mình". Quan chức trên nhấn mạnh Chính phủ Đức nhận thấy rõ ràng rằng không có giải pháp nào có thể thay thế giải pháp "hai nhà nước". An ninh của Israel chỉ có thể được đảm bảo lâu dài với giải pháp này.
Có gì bên trong thoả thuận ngừng bắn mới do Mỹ đề xuất được Israel chấp thuận? Một cố vấn của Thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày 2/6 xác nhận Israel đã chấp nhận một khung thỏa thuận giảm bớt căng thẳng chiến tranh ở Gaza trước đó được Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất. Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố đề xuất mới của Israel về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza, tại Nhà Trắng ngày 31/5/2024. Ảnh:...