Mỹ tuyên bố không “thù địch” với Triều Tiên, sẵn sàng gặp không điều kiện
Đặc phái viên Mỹ khẳng định Washington không có ý định thù địch với Triều Tiên, bất chấp nghi ngại từ Bình Nhưỡng.
Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Sung Kim (Ảnh: Reuters).
“Chúng tôi sẽ tìm kiếm biện pháp ngoại giao với Triều Tiên để đạt được những tiến triển cụ thể nhằm tăng cường an ninh của Mỹ và các đồng minh của chúng tôi”, đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Sung Kim nói trong cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc Noh Kyu-duk ở Washington hôm 18/10.
“Chúng tôi không có ý định thù địch với Triều Tiên và chúng tôi hy vọng có thể gặp họ mà không cần điều kiện”, ông Sung Kim nói với các phóng viên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đặc phái viên Mỹ nói thêm rằng các đồng minh có “trách nhiệm thực hiện các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, đề cập đến các lệnh trừng phạt mà Triều Tiên đang mong muốn được dỡ bỏ.
“Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Triều Tiên để giải quyết các vấn đề nhân đạo. Mỹ ủng hộ việc cung cấp viện trợ nhân đạo, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về tiếp cận và giám sát, cho những người dễ bị tổn thương nhất”, ông Sung Kim nói thêm.
Ông Sung Kim dự kiến sẽ có cuộc gặp với người đồng cấp Hàn Quốc và Nhật Bản tại Washington tuần này. Quan chức 3 nước sẽ thảo luận về vấn đề Triều Tiên.
Cũng trong tuần này, đặc phái viên Mỹ dự kiến sẽ tới Seoul, Hàn Quốc để thảo luận về các biện pháp nhằm tái khởi động các cuộc đối thoại với Triều Tiên, bao gồm tuyên bố chấm dứt chiến tranh Triều Tiên. Triều Tiên và Hàn Quốc trên danh nghĩa vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, do 2 nước chưa ký kết hiệp ước hòa bình sau cuộc chiến 1950-1953.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi tháng trước đã đề xuất chấm dứt chiến tranh với Triều Tiên, coi đây là cách để đưa Bình Nhưỡng quay trở lại bàn đàm phán và nối lại tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng vẫn dè chừng với đề xuất này.
Phát biểu tại triển lãm kỷ niệm 76 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên hôm 11/10, ông Kim Jong-un chỉ trích Mỹ và Hàn Quốc về các cuộc tập trận quân sự chung và phát triển vũ khí.
Ông Kim Jong-un cho rằng Mỹ là “gốc rễ” của mọi bất ổn. Theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhiều lần tuyên bố rằng họ không có ý đồ thù địch với Bình Nhưỡng, nhưng ông Kim cho biết ông “rất tò mò xem có ai hoặc quốc gia nào thực sự tin điều đó”.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng cáo buộc Hàn Quốc là “đạo đức giả” và có “tiêu chuẩn kép” khi vẫn tiếp tục tăng cường năng lực quân sự, nhưng cũng nói về “hòa bình, hợp tác và thịnh vượng”. Ông Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên sẽ đáp trả bằng “các hành động mạnh mẽ” nếu Hàn Quốc tiếp tục “xâm phạm quyền tự vệ” của Bình Nhưỡng.
Tháng trước, Triều Tiên phóng thử hàng loạt vũ khí, gồm tên lửa hành trình tầm xa, tên lửa siêu thanh đầu tiên và tên lửa phòng không mới. Cùng ngày Triều Tiên chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo từ một toa tàu ở đường hầm trên núi.
Hàn Quốc, Mỹ tìm kiếm giải pháp chung thúc đẩy các cuộc đàm phán với Triều Tiên
Văn phòng Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 24/8 thông báo người đứng đầu bộ này, ông Lee In-young đã gặp Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Sung Kim và thảo luận về biện pháp phối hợp để khởi động các cuộc đàm phán bị đình trệ với Bình Nhưỡng.
Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Sung Kim phát biểu tại Cuộc tham vấn chiến lược cấp cao Hàn - Mỹ ở Seoul ngày 22/6. Ảnh tư liệu: TTXVN phát
Hai bên đã chia sẻ quan điểm chung về tình hình hiện tại và thảo luận về cách nối lại đối thoại và hợp tác với Triều Tiên vào thời gian sớm nhất. Bộ trưởng Lee In-young bày tỏ hy vọng nỗ lực can dự của các đồng minh sẽ thành công và nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo ổn định tình hình trên Bán đảo Triều Tiên.
Về phần mình, đặc phái viên Sung Kim cho biết Mỹ không có ý định thù địch với Triều Tiên, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ gần gũi giữa hai nước nhằm giải quyết các vấn đề Triều Tiên thông qua ngoại giao và can dự, bao gồm cả trong lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo.
Chuyến thăm của ông Sung Kim tới Hàn Quốc diễn ra trong bối cảnh quan hệ liên Triều rơi vào trạng thái lạnh nhạt sau khi Bình Nhưỡng lên án Seoul và Washington tiến hành cuộc tập trận chung, đồng thời cảnh báo về một cuộc khủng hoảng an ninh nghiêm trọng.
Đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều rơi vào thế bế tắc từ năm 2019 dưới thời Tổng thống Donald Trump. Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức, Washington và Bình Nhưỡng tiếp tục có những bình luận khá gay gắt về đối phương, kéo lùi triển vọng đàm phán trong nhiều tháng. Dù chính quyền Tổng thống Biden chưa tỏ ý sẵn sàng nhượng bộ, song các chuyên gia cho rằng cách tiếp cận có thể thay đổi khi hai bên trở lại đối thoại.
Hàn Quốc và Mỹ nỗ lực nối lại đối thoại với Triều Tiên Ngày 20/8, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết các quan chức phụ trách vấn đề Triều Tiên của nước này và Mỹ sẽ tiến hành các cuộc hội đàm vào tuần tới nhằm thảo luận nỗ lực nối lại đối thoại với Bình Nhưỡng. Đặc phái viên về hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên Noh Kyu-duk (phải) và...