Mỹ trong cuộc đua đến Bắc Cực
Bắc Cực đang trở thành một khu vực có vị trí địa chính trị ngày càng quan trọng và Mỹ đang gấp rút để bảo vệ yêu sách của mình tại đó.
Tàu phá băng của Nga tại Bắc Cực.
Sự biến đổi khí hậu đã tác động đến các khu vực trước đây không thể tiếp cận. Dự báo tới những năm 2030, phần lớn băng ở Bắc Cực sẽ tan chảy. Mặc dù sự tan chảy này có thể gây thiệt hại cho các nơi khác, nhưng lại giúp cho hoạt động vận tải trên các tuyến đường biển phía Bắc và tuyến phía Tây Bắc trở nên nhộn nhịp hơn.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác khoáng sản, đánh bắt cá, quân sự, nghiên cứu và thương mại tại khu vực này cũng sẽ gia tăng. Theo khảo sát của Mỹ năm 2008, tiềm năng dầu và khí tự nhiên ở Bắc Cực có thể khai thác sẽ chiếm tới 25% trữ lượng trên thế giới.
Tuy nhiên, Mỹ hiện không phải là quốc gia duy nhất tìm đến Bắc Cực. Một số quốc gia khác cũng đang cố gắng để tăng cường sự hiện diện của họ ở khu vực này. Số lượng các nước tìm kiếm tư cách “quan sát thường trực” tại Hội đồng Bắc cực gia tăng là một minh chứng. Tháng 5/2013, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Italy và Ấn Độ đã được công nhận tư cách quan sát thường trực tại Hội đồng này.
Video đang HOT
Hơn 60% diện tích đất Bắc Cực thuộc lãnh thổ Nga và hơn 80% dân số của Bắc Cực sống ở Nga. Do đó Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh ảnh hưởng với Nga ởBắc Cực.
Nga đang dành nhiều sự chú ý đến Bắc Cực với việc tăng cường cơ sở hạ tầng và sự hiện diện quân sự ở đó. Moskva hiện đã có một cơ sở hạ tầng quân sự tại đây, đồng thời có lợi thế về địa lý và nhân khẩu so với các nước khác. Hơn 60% diện tích đất Bắc Cực thuộc lãnh thổ Nga và hơn 80% dân số của Bắc Cực sống ở Nga. Do đó Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh ảnh hưởng với Nga ở Bắc Cực.
Mỹ nhận thức được điểm yếu này. Tháng 5/2013, Washington đã áp dụng một chiến lược quốc gia mới đối với khu vực Bắc Cực bằng cách tiến hành thiết lập các ưu tiên để tăng cường an ninh và lợi ích tập thể của Mỹ và đồng minh tại đây. Cụ thể, Mỹ tìm cách nâng cao khả năng tìm kiếm và cứu hộ và cơ sở hạ tầng quân sự; nâng cao hiệu quả thu thập thông tin tình báo tại khu vực này và hợp tác chặt chẽ với các đồng minh trong việc giải quyết các vấn đề môi trường an ninh và kinh tế ở Bắc Cực.
Quân đội Mỹ rõ ràng cũng quan tâm đến khu vực này bởi họ đã cho xây dựng hệ thống radar cảnh báo sớm từ thời Chiến tranh Lạnh. Bản thân Mỹ và Canada vẫn duy trì hệ thống cảnh báo phía Bắc ở Bắc Cực nhằm đối phó với những cuộc xâm nhập tiềm năng tại khu vực Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, năng lực của Mỹ ở khu vực này rõ ràng vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất có lẽ là khả năng phá băng, điều tối quan trọng trong việc tiếp cận Bắc Cực. Nga hiện có tới 41 tàu phá băng trong khi Mỹ chỉ có 3 chiếc và 1 trong số đó không hoạt động. Bên cạnh đó, Mỹ cũng thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để có thể duy trì sự hiện diện ở Bắc Cực.
Mỹ hiện chưa có cảng biển ở phía Bắc eo biển Bering, thiếu phương tiện hỗ trợ cho những nỗ lực tìm kiếm, cứu hộ và giám sát môi trường. Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cũng đã đề xuất Washington tăng cường năng lực hoạt động tại Bắc Cực nhưng điều này vẫn chưa được thực hiện do khó khăn về ngân sách.
Hữu Hoàng (theo trang tin “Stratfor”)
baotintuc.vn
Trung Quốc thèm thuồng công nghệ tàu phá băng Nga
Trung Quốc được cho là đang muốn mua lại công nghệ phát triển và vận hành các tàu phá băng từ Nga để tăng cường khả năng thám hiểm các vùng cực.
Trung Quốc được cho là đang muốn mua lại công nghệ phát triển và vận hành các tàu phá băng từ Nga để tăng cường khả năng thám hiểm các vùng cực.
Thông tin này mới được ông Alexey Rakhmanov, người đứng đầu Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất Nga cho biết trên tờ RIA Novosti hôm 4/9. Theo đó, phía Trung Quốc đã bày tỏ mong muốn mua lại công nghệ đóng và vận hành các tàu phá băng của Nga.
"Chúng tôi chưa nhận được các đơn đặt hàng cụ thể từ phía đối tác Trung Quốc, nhưng họ đã khao khát muốn bắt đầu hợp tác công nghệ trong lĩnh vực tàu phá băng này", Alexey Rakhmanov nói.
Trung Quốc muốn mua lại công nghệ tàu phá băng Nga.
Từ năm 1981, Trung Quốc đã thành lập Cục Bắc Cực và Nam Cực. Cho đến nay cơ quan này đã tiến hành 6 cuộc thám hiểm tới Bắc Cực và 31 cuộc thám hiểm tới Nam Cực. Chắc hẳn việc muốn thiết lập hợp tác công nghệ với Nga lần này là để tăng cường thêm khả năng khám phá của Trung Quốc ở các vùng cực, nơi mà có khí hậu lạnh nhất hành tinh với môi trường băng tuyết phủ dày.
Trong khi đó về phía Nga, vào năm 2014 Nhà máy đóng tàu Blatic thuộc Tập đoàn Đóng tàu Thống Nhất Nga đã ký một hợp đồng trị giá 1,68 tỷ USD với Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử quốc gia Nga để đóng hai tàu phá băng bằng năng lượng hạt nhân Project 22220.
Đây được cho là những con tàu phá băng chạy bằng năng lượng hạt nhân lớn nhất thế giới. Chúng sẽ giúp Nga tăng cường thăm dò vùng Bắc Cực và hỗ trợ sự hiện diện quân lực Nga ở đây
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
Mỹ "dàn trận" quyết đấu Trung Quốc trên biển Đông Trong những tình huống khác nhau, nước Mỹ cần có lực lượng không quân và hải quân mạnh, có thể vượt qua hệ thống chống tiếp cận và ngăn chặn xâm nhập khu vực (A2/AD) của Trung Quốc, can thiệp dứt khoát trong bất kỳ trường hợp nào. Hạm đội tàu sân bay tác chiến Mỹ luôn sẵn sàng ứng phó với những...