Mỹ: TQ ăn cắp công nghệ để phát triển vũ khí
Trung Quốc đang sử dụng gián điệp để có các công nghệ phục vụ chương trình hiện đại hóa quân đội, Lầu Năm Góc lần đầu tiên kết luận như vậy trong báo cáo thường niên trình quốc hội, và cáo buộc Bắc Kinh đột nhập các hệ thống máy tính quân sự của Mỹ.
Trong báo cáo thường niên dài 83 trang trình lên Quốc hội Mỹ về phát triển quân sự Trung Quốc, Lầu Năm Góc đề cập đến cả nỗ lực phát triển máy bay tàng hình tiên tiến và tàu sân bay của Bắc Kinh.
Báo cáo nói rằng hoạt động gián điệp mạng của Trung Quốc “gây quan ngại nghiêm trọng” vì “các kỹ năng cần thiết để thực hiện các vụ xâm nhập này tương tự như kỹ thuật thực hiện tấn công mạng máy tính”.
“Nhiều vụ tấn công liên hệ trực tiếp với chính phủ và quân đội Trung Quốc”, báo cáo nói. Mục đích chính của tin tặc Trung Quốc là lấy thông tin phục vụ ngành công nghiệp quân sự, các nhà hoạch định quân sự và lãnh đạo chính phủ.
Quân đội Trung Quốc bị cáo buộc điều khiển tin tặc tấn công mạng máy tính quân sự của Mỹ
Một phát ngôn viên nói rằng đây là lần đầu tiên báo cáo của Lầu Năm Góc trực tiếp cáo buộc Bắc Kinh nhằm vào hệ thống quân sự của Mỹ.
Dù lo ngại về tình trạng bị xâm nhập, một quan chức quốc phòng cao cấp của Mỹ nói rằng lo ngại chính của Washington là Trung Quốc không minh bạch về các mưu đồ quân sự.
“Điều khiến tôi lo ngại là phạm vi hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc diễn ra mà thiếu sự cởi mở, minh bạch cần thiết”, ông David Halvey, phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về vấn đề Đông Á, phát biểu tại cuộc họp báo ở Lầu Năm Góc.
Video đang HOT
Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực ngày càng tăng do quân đội Trung Quốc ngày càng phô trương sức mạnh và tăng tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng.
Bắc Kinh công bố chi phí quân sự tăng với tốc độ tương đương tốc độ lạm phát là gần 10% trong thập kỷ qua, nhưng Helvey nói rằng mức chi thực sự của Trung Quốc phải cao hơn thế.
Tháng trước, Trung Quốc tuyên bố tăng 10.7% ngân sách quốc phòng thường niên từ mức 114 tỷ USD. Tuy nhiên, báo cáo của Mỹ ước tính tổng chi tiêu quân sự trong năm 2012 của Trung Quốc cao hơn nhiều, ở mức 135-215 tỷ USD.
Hồi tháng hai, công ty an ninh mạng Madiant của Mỹ báo cáo rằng họ phát hiện các cuộc tấn công an ninh mạng từ một đơn vị quân đội Trung Quốc đóng tại Thượng Hải.
Bắc Kinh ngay sau đó chỉ trích những cáo buộc này là “vô căn cứ, thiếu tính chuyên nghiệp và sai lầm”.
Trung Quốc cho hay chính phủ nước này luôn chiến đấu chống lại tin tặc, và là một trong những nạn nhân chính của các hacker, trong đó các địa chỉ IP xuất phát từ Mỹ chiếm vị trí số 1.
Trong báo cáo trên, Lầu Năm góc cũng đánh giá rằng, Trung Quốc đang không ngừng củng cố lực lượng vũ trang, với sự đầu tư vào các tên lửa đối hạm, vệ tinh không gian, tàu sân bay mới và chiến đấu cơ tàng hình.
Trung Quốc thử nghiệm thành công máy bay tàng hình tiên tiến thứ hai vào tháng 10/2012, nói lên “tham vọng chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm”, theo báo cáo. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng phải đến năm 2018 Trung Quốc mới đạt tới khả năng hoàn thiện công nghệ máy bay tàng hình và máy bay chiến đấu hoạt động hiệu quả.
Năm ngoái, Trung Quốc ra mắt tàu sân bay nội địa đầu tiên, và gần đây thông báo sắp chế tạo tàu sân bay thứ hai.
Theo 24h
Trung Quốc thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình thứ hai
Chiếc chiến đấu cơ tàng hình thứ hai của Trung Quốc đã có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, báo chí nhà nước Trung Quốc hôm nay 1/11 loan tin. Đây là bước tiến mới nhất của nước này nhằm hiện đại hóa quân đội.
Hình ảnh về chiếc J-31 rò rỉ trên mạng.
Chiếc J-31, chiếc máy bay tàng hình thứ hai được Trung Quốc hé lộ trong vòng chưa đầy hai năm qua, đã bay thử 11 phút vào sáng ngày thứ tư 31/10 tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, tờ Thời bào Hoàn cầu nhà nước Trung Quốc dẫn lời một nhân chứng cho hay.
Các bức ảnh được những người quan tâm đến quân đội Trung Quốc đăng tải có vẻ như cho thấy chiến chiến đấu cơ được sơn màu đen đang bay thử nghiệm. Những bức ảnh đầu tiên về chiếc máy bay này đã được rò rỉ trên mạng vào tháng trước.
Trung Quốc đã hé lộ chiếc chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên, J-20, vào đầu năm 2011, trong khi chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước này đã đi vào phục vụ vào tháng 10 và những chiếc khác có khả năng mang máy bay như J-31 dự kiến sẽ ra mắt.
Tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn tờ chuyên về chiến đấu cơ Combat Aircraft Monthly ở Anh cho hay so với chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên J-20, thì J-31 là chiến đấu cơ kích cỡ trung bình, sử dụng động cơ đẩy tầm trung của Nga, nhưng sau này sẽ được trang bị động cơ WS-13 của Trung Quốc
"Giống như chiến đấu cơ F-22 và F-35 thế hệ thứ năm của Mỹ, J-20 và J-31 sẽ bổ trợ cho nhau trong các hoạt động tương lai", Bai Wei, cựu phó tổng biên tập tuần báo Aviation World cho hay.
J-31 trang bị cho tàu sân bay?
"J-31 gần như chắc chắn được thiết kế với mục đích là triển khai trên các tàu sân bay, dựa vào đánh giá phần bánh lái kép được gia cố thêm cùng hai cánh đuôi lớn của nó. Những đặc điểm này giúp tăng cường ổn định khi bay thẳng", Bai cho biết. Ông cũng cho biết thêm J-31 có thể thay thế hoặc bổ trợ cho chiến đấu cơ mặt đất đầu tiên của Trung Quốc J-15, cũng được Tập đoàn máy bay Thẩm Dương (SAC) phát triển.
Người phát ngôn Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) hiện chưa bình luận gì về thông tin bay thử nghiệm. Nhưng theo trang web của tập đoàn này, ông Lin Zuoming, chủ tịch AVIC và phó giám đốc điều hành đã đến cơ sở SAC vào ngày thứ ba, thị sát trung tâm phát triển máy bay và cảm ơn các nhân viên "vì những đóng góp quan trọng".
Cũng giống như Thành Đô J-20, chiến đấu cơ tàng hình Thẩm Dương J-31 lần đầu tiên được tiết lộ trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vào giữa tháng 9 vừa qua.
Hai chiến đấu cơ tàng hình này đã đưa Trung Quốc trở thành nước thứ hai, sau Mỹ, phát triển 2 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. "Trung Quốc cần cả chiến đấu cơ hạng nặng và chiến đấu cơ nhỏ hơn, rẻ hơn để bảo vệ không phận rộng lớn của mình", Bai cho biết và ông cũng cho rằng J-31 có thể hướng tới thị trường xuất khẩu.
Ông cũng nhấn mạnh đến việc AVIC phát triển hai chiến đấu cơ cùng lúc, trong khi Mỹ phát triển F-22 và F-35 cách nhau tới 9 năm.
Bill Sweetman, tổng biên tập tạp chí Aviation Week ở Mỹ, viết trên blog của mình rằng J-31 là F-35, nhưng không bị giới hạn bởi yêu cầu cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng - những yêu cầu giới hạn lượng vũ khí và hình dáng của tất cả mẫu F-35.
Trung Quốc cho biết chi tiêu quốc phòng của nước này sẽ cán mốc 100 tỷ USD vào năm 2012. Đây là khoản ngân sách tiếp tục được rót thêm cho đội quân 2,3 triệu binh sỹ hùng mạnh của nước này.
Theo Dantri
Siêu tàu sân bay của Mỹ đã hoàn thành 96% kết cấu Ngày 16/4, công ty đóng tàu Huntington Ingalls Industries đã công bố tàu sân USS Gerald R. Ford đã được hoàn thành 96 % cấu trúc hoàn chỉnh. Đồ họa siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN 78) khi đi vào hoạt động - Ảnh: US Navy Tuần trước, công nhân của công ty Newport News Shipbuilding thêm phần mũi trên...