Mỹ thử nghiệm thiết bị “độc”, tự tin biến S-400 Nga thành đồ vô dụng
Tập đoàn quốc phòng Raytheon của Mỹ vừa thử nghiệm thành công mẫu máy bay mồi nhử mang tên MALD-X, được cho là có thể đánh lừa mọi loại radar tối tân như của hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Trong các ngày 20 và 22-8, tập đoàn quốc phòng Raytheon của Mỹ đã thực hiện thành công hàng loạt cuộc thử nghiệm đối với mẫu máy bay mồi bẫy thế hệ mới mang tên MALD-X tại bãi thử ở Point Mugu, bang California, TASS ngày 24-8 dẫn nguồn tin từ Lầu Năm Góc cho hay.
Mồi bẫy MALD của Mỹ được triển khai trên một máy bay hạng nặng. Ảnh: ITN
MALD-X được phát triển từ năm 2016 trong một hợp đồng trị giá gần 35 triệu USD giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và tập đoàn Raytheon. Thiết bị này sở hữu các tính năng của các thế hệ mồi bẫy hệ MALD trước đó như khả năng làm nhiễu hệ thống điện tử của kẻ địch, song mạnh hơn nhiều lần.
Video đang HOT
Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, MALD-X có thể thách thức các hệ thống tên lửa phòng không tối tân nhất thế giới như hệ thống S-400 của Nga.
Trang NDTV cho hay, MALD-X thường được triển khai từ máy bay. Nó có động cơ riêng và hoạt động ở độ cao lớn. Trong hành trình trên không phận địch, MALD-X sẽ đánh lừa hệ thống phòng không của đối phương bằng cách mô phỏng chính xác các thông tin về đường bay cũng như các tín hiệu đặc trưng của máy bay chiến đấu Mỹ trên màn hình radar.
Với giá rẻ, quân đội Mỹ mỗi lần có thể sử dụng hàng chục mồi bẫy MALD-X, khiến các hệ thống phòng không của đối phương bị quá tải trong việc xác định mục tiêu để đánh chặn hoặc sẽ phóng lên không trung hàng chục tên lửa một cách vô ích.
Thiện Minh
Theo cand.com.vn
Qatar chi bộn tiền sắm vũ khí Nga, Ả rập Saudi nổi cơn thịnh nộ
Đại sứ Nga tại Doha, Nurmakhmad Kholov cho biết, Qatar đã đàm phán mua súng trường AK, súng phóng lựu và tên lửa chống tăng từ Nga đồng thời đang nhiệt tình theo đuổi hệ thống phòng không S-400 tối tân.
Hệ thống S-400 của Nga.
Phát biểu với hãng tin TASS, Đại sứ Nga nhấn mạnh, Qatar, vốn đang căng thẳng với các nước láng giềng vùng Vịnh đang rất nóng lòng nhận được khối lượng lớn vũ khí thông thường mua từ Nga, bao gồm súng AK, súng phóng lựu, súng máy và tên lửa chống tăng Kornet.
Không tiết lộ thêm chi tiết, ông Nurmakhmad Kholov chỉ khẳng định thêm rằng, phía Qatar cũng đang nhiệt tình theo đuổi hệ thống phòng không S-400 hiện đại của Nga.
Trước đó, đầu năm nay, Đại sứ Qatar tại Nga, Fahad bin Mohammed Al-Attiyah cũng đã xác nhận rằng, các cuộc đàm phán giữa Doha và Moscow về việc mua S-400 đang "trong giai đoạn tích cực".
Theo Fars, ngay khi những thông tin về các cuộc đàm phán liên quan đến việc mua S-400 của Qatar được công bố, đối thủ Ả Rập Saudi đã "nổi đóa", lập tức gửi đe dọa nước láng giềng.
Theo đó, Ả Rập Saudi tuyên bố, nếu thương vụ này tiếp tục diễn ra, "Ả Rập Saudi sẽ sẵn sàng thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để loại bỏ hệ thông phòng thủ này (S-400), bao gồm cả hành động quân sự", Quốc vương Ả Rập Saudi Salman viết trong một bức thư gửi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, theo báo Le Monde.
Đáp trả, Qatar tuyên bố, Riyadh không có quyền ra lệnh bất cứ điều gì cho Doha. "Việc mua bất kỳ thiết bị quân sự nào là quyết định tối thượng của (Qatar) mà không quốc gia nào có thể can thiệp, chi phối", Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani nhấn mạnh.
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao chống khí cụ bay do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Với khả năng cơ động cùng dàn tên lửa độ chính xác cao, có tầm bắn tới 400 km, giới chuyên gia đánh giá S-400 là một trong những hệ thống phòng không mạnh mẽ nhất thế giới. Cấu hình của hệ thống gồm: Radar trinh sát 91N6E với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 600 km. Radar điều khiển hỏa lực 92N6E có khả năng dẫn bắn cho tên lửa ở cự ly 400 km, radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E. Xe chỉ huy trung tâm 55K6E, xe tiếp đạn, xe mang phóng. Mỗi tiểu đoàn S-400 có thể tấn công đồng thời 36 mục tiêu. Hệ thống có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ. S-400 được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy - điều khiển. Nó có thể khai hỏa 5 loại tên lửa để tạo nên cơ chế phòng thủ phân lớp.Nga hiện thiết lập 4 trung đoàn S-400 thực hiện nhiệm vụ bảo vệ không phận quốc gia tại Moscow, vùng Kaliningrad, và Quận Quân sự phía Đông.
Theo Danviet
Ấn Độ chi 6 tỷ đô mua S-400: Thông minh hay mù quáng? Ấn Độ có thể sẽ phải nhận lệnh trừng phạt vì vi phạm những điều khoản cấm vận mà trước đó Washington đã áp đặt với Moscow. Theo Times of India ngày 1/7, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Nirmala Sitharaman đã trình bản báo cáo về việc chi số tiền 5,7 tỷ USD để thực hiện thương vụ mua hệ thống phòng...