Mỹ sẽ tham chiến khắp thế giới nếu bà Hillary Clinton làm tổng thống?
Theo tờ Huffington Post, thực tế đã chứng minh ứng viên rất triển vọng cho vị trí Tổng thống Mỹ, bà Hillary Clinton, là một người hiếu chiến, tin tưởng mạnh mẽ vào các biện pháp quân sự và sẵn sàng sử dụng quân đội.
Huffington Post cho rằng, luận điểm trên được chứng minh qua mọi hành động của bà Hillary khi bà còn là một nghị sĩ hay Ngoại trưởng Mỹ, cũng như những phát biểu và tuyên bố gần đây của bà trong chiến dịch tranh cử tổng thống.
Bà luôn tin rằng các lợi ích cốt lõi của Mỹ đang bị thách thức trên toàn cầu và luôn ủng hộ can thiệp theo chủ trương ngăn chặn ở những nơi như Syria, Libya hay chủ trương phòng thủ đối với những đối thủ tiềm năng như Trung Quốc hay Nga.
Ngay từ đầu chiến dịch tranh cử, bà đã chỉ trích Nhà Trắng vì không có những chính sách cứng rắn đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Mỹ sẽ rải quân khắp thế giới nếu bà Hillary lên làm tổng thống?
Bà Hillary rất nhiều lần bị chỉ trích là một người hiếu chiến. Những người phản đối bà thường “kể tội” bà đã ủng hộ cho cuộc xâm lược Iraq, cổ vũ cuộc chiến toàn cầu chống chủ nghĩa khủng bố, hợp tác cùng Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates (nhiệm kì 2007-2011) để thúc giục ông Obama can thiệp sâu hơn vào Afghanistan; ủng hộ can thiệp quân sự trực tiếp vào Syria để lật đổ ông Assad…
Bà cũng có thái độ gay gắt với Iran ngay cả khi các cường quốc thế giới đã đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử với nước này. Ngoài ra, bà cũng tỏ ra rất cứng rắn đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, đặc biệt là sau khi Nga sáp nhập Crimea.
Không phải ngẫu nhiên cố vấn chính trị người Mỹ Robert Kagan và nhiều nhân vật tân bảo thủ nổi tiếng khác luôn dành cho bà Hillary Clinton những lời nhận xét tốt đẹp. Họ cho rằng bà Hillary sẽ là một Tổng thống Mỹ táo bạo, cứng rắn trong các chính sách đối ngoại.
Những người ủng hộ bà Hillary biện minh rằng, cần phải tìm hiểu quan điểm “diều hâu” (hiếu chiến) của bà trong bối cảnh chính trị. Họ giải thích, tham vọng trở thành Tổng thống Mỹ đã buộc bà phải cứng rắn trong việc giải quyết những vấn đề an ninh quốc gia, mối quan tâm hàng đầu của nhiều cử tri Mỹ. Hơn nữa, là một phụ nữ theo đuổi vị trí người đứng đầu của cường quốc số một thế giới, bà cũng cần phải có những lời hùng biện để tạo ấn tượng là một người thật sự “dám nghĩ dám làm”.
Video đang HOT
Bà Hillary Clinton – Ứng viên rất triển vọng cho vị trí Tổng thống Mỹ.
Ông Jack Keane, một vị tướng bốn sao của Mỹ nay đã nghỉ hưu, cho hay, vấn đề của ông Obama nằm ở chỗ, mọi người đều cho rằng ông sẽ không dám dùng sức mạnh quân sự. Điều đó làm suy yếu các nỗ lực ngoại giao của ông. Trong khi đó, bà Hillary luôn thể hiện được việc bà sẽ dùng giải pháp quân sự khi cần thiết. Đó cũng là khác biệt lớn giữa ông Obama và bà Hillary Clinton.
Trong một bài viết được đăng tải hôm 21/4/2016, ông Mark Lander của New York Times khẳng định, bà Hillary Clinton là nhân vật “diều hâu” thực sự duy nhất còn lại trong cuộc đua Tổng thống Mỹ 2016. Bà luôn tin rằng sức mạnh quân sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia. Theo bà, việc Mỹ can thiệp ở nhiều nơi trên thế giới có lợi nhiều hơn là có hại và Mỹ có thẩm quyền hiện diện ở mọi nơi trên thế giới.
Tờ New York Times còn dẫn lời ông Vali Nasr, người từng phục vụ tại Bộ ngoại giao Mỹ trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama nhận xét: “Bà Hillary tin vào tầm quan trọng của sức mạnh quân sự để đối phó khủng bố hay khẳng định tầm ảnh hưởng của Mỹ”.
Nói như vậy có nghĩa là, nếu bà Hillary lên làm tổng thống, Mỹ sẽ ngay lập tức đưa một lượng quân lớn vào Syria? Tăng cường các nỗ lực quân sự chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq? Triển khai các lực lượng do Mỹ dẫn đầu vào Libya? Khiêu khích hơn nữa đối với Nga ở Đông Âu? Mời Ukraine gia nhập NATO?
Theo tờ Huffington Post, còn quá sớm để trả lời những câu hỏi như vậy. Với tư cách là người ngoài cuộc, bà Hillary có thể hùng biện một cách hùng hồn. Tuy nhiên, một khi là người đưa ra quyết định thực sự về việc triển khai quân sự và phải đối phó thực sự với những hậu quả của nó, bà chắc chắn sẽ hành động thận trọng hơn.
Thực tế là, bà Hillary có nhiều khả năng bị vấp vào một cuộc chiến thay vì là người khơi mào chiến tranh. Thứ nhất, hiện không có nơi nào đủ hấp dẫn để nước Mỹ can thiệp quân sự ồ ạt. Iran hiện đang là mục tiêu hàng đầu của nhóm người tân bảo thủ, tuy nhiên nước Mỹ đã không còn cớ tấn công sau khi Tehran đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử với các cường quốc thế giới. Iraq và Syria cũng là những mục tiêu có thể xảy ra. Nhưng nếu định tấn công, Washington sẽ phải xác định kẻ thù là ai và mục đích là gì. IS là mục tiêu rõ ràng nhưng tổ chức này hiện đã bị kiềm chế và đang ngày càng suy yếu trước các đợt tấn công của quân đội Syria do Nga hậu thuẫn. Có Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Tuy nhiên, nếu đưa quân vào thời điểm này, thay vì đối đầu với quân đội Syria, quân đội Mỹ sẽ phải đối đầu với cả quân đội Nga.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Huffington Post và tờ New York Times.
Theo Infonet
Mục tiêu đối ngoại của Putin khi can thiệp quân sự vào Syria
Chiến dịch can thiệp tại Syria của Tổng thống Putin không chỉ giúp Nga biểu dương sức mạnh quân sự với cả thế giới. Nó còn giúp nước này giành được các mục tiêu đối ngoại ý nghĩa.
Song song với việc tung các chiến đấu cơ hiện đại nhất tới Syria, tiêu diệt các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS), chứng tỏ Nga vẫn luôn là một cường quốc quân sự đáng gờm, Tổng thống Putin còn đẩy mạnh các hoạt động động ngoại giao nhằm củng cố vị thế "tay chơi tầm cỡ" trên bàn cờ chính trị thế giới.
Tổng thống Nga Putin.
Theo đó, ông chủ Điện Kremlin đã thúc đẩy các nỗ lực ngoại giao với phương Tây, nhấn mạnh về sự cần thiết của việc "xem nhau như là đồng minh trong một cuộc chiến chung" - cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố.
"Chúng tôi đang tiến gần tới việc trao đổi thông tin với các đối tác phương Tây của chúng tôi về vị trí và hoạt động của các chiến binh khủng bố. Đây chắc chắn là một bước đi đúng hướng. Điều quan trọng nhất là phải xem nhau là đồng minh trong một cuộc chiến chung", ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh ngày 22.10.
Trong một động thái ngoại giao mới nhất, hôm nay (23.10), Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tổ chức cuộc gặp tại Vienna để thảo luận về vấn đề Syria và chiến dịch không kích chống IS của Moscow tại đây. Góp mặt trong sự kiện này, còn có cả những người đồng cấp của họ, đến từ Saudi Arabia và Thổ Nhĩ Kỳ - vốn phản đối chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad mà Nga ủng hộ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng lên tiếng bày tỏ quan ngại về các cuộc không kích của Nga tại Syria trong khi Thủ tướng nước này, ông Ahmet Davutoglu tuyên bố, quá trình chuyển đổi chính trị trong đó, Tổng thống Assad phải ra đi là cần thiết đối với Syria.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm nay (23.10) gặp nhau tại Vienna để thảo luận về vấn đề Syria.
Phát biểu trước cuộc gặp tại Vienna, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh, ông không chỉ muốn trực tiếp cung cấp thông tin về chiến dịch không kích của Nga nhằm chống lại các chiến binh IS tại Syria với những người đồng cấp của ông mà còn muốn thảo luận về tiến trình chính trị để chấm dứt cuộc xung đột đẫm máu vốn đã kéo dài gần 5 năm qua tại Syria.
Ngoài ra, ông Lavrov còn cho hay, Moscow đang rất muốn mời các nước khác trong khu vực để tham gia các cuộc đàm phán, đặc biệt là Iran - đồng minh lâu năm của chính quyền Assad. Ngoại trưởng Nga tuyên bố, Moscow tin rằng, việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria sẽ vẫn lân vào bế tắc nếu không có sự tham gia của Iran.
Trong khi đó, một tuyên bố của Điện Kremlin nhấn mạnh, Tổng thống Putin đã điện đàm với các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Ai Cập và Jordan trước khi cuộc gặp tại Vienna diễn ra.
Hãng tin AP dẫn lời giới quan sát phương Tây bình luận, Moscow rõ ràng đang ra sức thúc đẩy các cuộc đàm phán chính trị để bảo vệ chính quyền Assad cũng như các lợi ích của Nga trong khu vực. Khi quyết định tiến hành không kích tại Syria, mục tiêu của Tổng thống Putin rõ ràng là muốn hỗ trợ Tổng thống Assad và truyền đi thông điệp rằng, ông Assad không thể bị lật đổ bằng vũ lực.
Chuyến thăm Moscow bất ngờ của Tổng thống Assad tới Moscow hôm 20.10 để bày tỏ lòng biết ơn đối với Tổng thống Putin vì đã hỗ trợ nước này chống khủng bố được cho là càng củng cố lập luận trên.
Tổng thống Nga Putin (phải) bắt tay Tổng thống Syria Assad tại Điện Kremlin đêm 20.10 sau khi nhà lãnh đạo Syria bất ngờ đáp máy bay tới thăm Moscow. Theo Asia Times, ông Assad đã bay từ thủ đô Damascus tới Moscow bằng một phi cơ Nga.
Ngoài ra, một mục tiêu khác mà Tổng thống Putin hướng đến là thúc đẩy các cuộc đối thoại an ninh mang tầm cỡ quốc tế, trong đó Moscow phải được đối xử bình đẳng và ngang hàng. Moscow cũng hy vọng cải thiện quan hệ với phương Tây và chấm dứt việc Nga bị cô lập liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Theo Asia Times, Moscow dường như đã giành được chiến thắng rõ ràng trong nỗ lực thúc đẩy một chương trình nghị sự để giải quyết cuộc xung đột tại Syria và giành được các mục tiêu đối ngoại của nước này. Báo này nhấn mạnh, chỉ vài tuần trước, khi Nga chưa phát động chiến dịch không kích tại Syria, tuyên bố của Điện Kremlin về cuộc xung đột tại đất nước Trung Đông đã bị Mỹ và phương Tây làm ngơ.
Tuy nhiên, sau khi máy bay quân sự Nga bắt đầu oanh tạc trên bầu trời Syria, Moscow đã buộc các nước này phải lắng nghe quan điểm của họ về Syria, rằng Nga - "tay chơi tầm cỡ" toàn cầu - quyết tâm lập lại trật tự ở khu vực Trung Đông.
Theo Danviet
Rợn người những ngôi nhà ma ám trên thế giới Nằm ở số 525, Đại lộ Nam Winchester, San Jose, California, ngôi nhà ma ámWinchester Mystery House là một biệt thự lớn từng là tư gia của Sarah Winchester, ông trùm bán súng William Wirt Winchester. Chính gia chủ và nhiều người nói rằng, ngôi nhà này đã bị những hồn ma của những người bị chết bởi các khẩu súng mà ông...