Mỹ phẩm trôi nổi – thu không xuể
187.643 là số lượng sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không đảm bảo chất lượng được lực lượng liên ngành thuộc Ban chỉ đạo 389/TP Hà Nội thu giữ trong 6 tháng đầu năm nay. Trong những ngày đầu tháng 8, nhiều loại mỹ phẩm trôi nổi khác cũng được phát hiện, thu giữ.
Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ đều bị thu giữ
Chuộng hàng “xách tay”
Phố Nguyễn Sơn (quận Long Biên) được chị em phụ nữ truyền tai nhau là nơi mua hàng xách tay “xịn”, từ quần áo, giày dép, túi xách đến mỹ phẩm. Hàng hóa về Hà Nội theo đường xách tay phần lớn tập trung về tuyến phố này. Chị Hà Thu Thủy – nhân viên chi nhánh ngân hàng trên phố Trần Hưng Đạo cho biết: “Mấy chị em trong cơ quan tôi nói, hàng xách tay ở Nguyễn Sơn là hàng ngoại “xịn”, về nước theo đường hàng không. Tôi cũng nhiều lần mua mỹ phẩm tại đó, giá cả chấp nhận được”.
Hiện nay, đa số hàng xách tay đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có nhãn phụ giới thiệu về sản phẩm, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và công bố chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Ngoài tuyến phố Nguyễn Sơn, sữa, quần áo, giày dép, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm được rao bán công khai trên mạng với những lời quảng cáo “trên trời”. Bên cạnh đó, không ít cơ sở sản xuất trong nước đã mua nguyên vật liệu, hương liệu về tự chế mỹ phẩm, bán ra thị trường mà không có bất kỳ công bố, đăng ký chất lượng nào.
Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng Việt Nam vừa sính ngoại, lại ham giá rẻ, dễ tin vào quảng cáo nên đã phải chịu thiệt hại về sức khỏe và kinh tế. Theo các chuyên gia, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có thể dẫn tới các bệnh về da, viêm da, nhiễm trùng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người sử dụng.
Đại diện Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, để bảo vệ người tiêu dùng, phải có sự phối hợp từ nhiều cơ quan. Đặc biệt, người tiêu dùng phải tự nâng cao nhận thức, kỹ năng của mình khi mua hàng hóa. Cụ thể, nên mua hàng có xuất xứ rõ ràng, có nhãn phụ tiếng Việt, hiểu được công năng, tác dụng của sản phẩm để lựa chọn phù hợp. “Không ít người tiêu dùng Việt Nam vẫn mua hàng theo tin đồn, truyền miệng và phải gánh hậu quả”- đại diện Cục Quản lý Cạnh tranh nói.
Quét mỹ phẩm trôi nổi
Trước tình trạng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng không đảm bảo gia tăng, gây ảnh hưởng tới người sử dụng và các doanh nghiệp trong nước, BCĐ 389/QG đã phát động đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là mỹ phẩm, dược phẩm và thực phẩm chức năng, bắt đầu từ ngày 15-7.
Theo đó, bên cạnh việc ngăn chặn mỹ phẩm lậu, giả, kém chất lượng ngay từ biên giới, cửa khẩu thì trong nội địa, các địa phương như: Hà Nội, TP.HCM cần làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Bộ Y tế phải rà soát công tác quản lý trong giám định, chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng, đăng ký lưu hành, cấp giấy phép…
Video đang HOT
Triển khai đợt cao điểm này, lực lượng 389/TP Hà Nội đã liên tiếp kiểm tra, phát hiện các điểm kinh doanh vi phạm. Gần đây nhất, ngày 6-8, lực lượng liên ngành đã kiểm tra các cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm tại phố Nguyễn Sơn. Tại cửa hàng kinh doanh hàng xách tay số 26, ngõ 158 phố Nguyễn Sơn do anh Vũ Hà Sơn làm chủ, lực lượng chức năng thu giữ 111 chai sữa dưỡng thể xuất xứ nước ngoài, trị giá khoảng 20 triệu đồng.
Tương tự, tại cửa hàng kinh doanh hàng xách tay Liên, số 174 Nguyễn Sơn, lực lượng chức năng cũng tạm giữ hàng trăm sản phẩm gồm: dầu gội, sữa tắm, phấn trang điểm, son môi… có xuất xứ từ nước ngoài. Toàn bộ số hàng này không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Trước đó, trong những ngày đầu tháng 8, lực lượng liên ngành thành phố đã kiểm tra 19 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm khác trên địa bàn, thu giữ hàng nghìn sản phẩm vi phạm, ước trị giá 275 triệu đồng.
Đáng chú ý là vụ kiểm tra tại cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm Hùng Hường (27 Lò Đúc, quận Hoàn Kiếm), lực lượng chức năng phát hiện cửa hàng này kinh doanh nhiều mỹ phẩm nhập lậu, buộc tiêu hủy 2.020 sản phẩm mỹ phẩm các loại không có hóa đơn chứng từ, trị giá 56,8 triệu đồng…
Theo_An ninh thủ đô
Đường sá xuống cấp, gây tai nạn giao thông, dân có thể khởi kiện
Nhiều chuyên gia cho rằng, đường bị hằn lún nghĩa là người tham gia giao thông phải dùng sản phẩm chưa hoàn chỉnh. Khi đó, người dân có quyền đòi đền bù; thậm chí khởi kiện doanh nghiệp thi công.
Không thể "cha chung không ai khóc"!
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của bộ GTVT tổ chức mới đây, nhiều đại biểu đã có ý kiến về chất lượng của các công trình đường bộ.
Theo đó, đường giao thông phải trả phí cũng là một dạng hàng hóa, dịch vụ. Đường bị hằn lún nghĩa là người tham gia giao thông phải dùng sản phẩm chưa hoàn chỉnh.
Theo các chuyên gia, khi đó, người dân có quyền đòi đền bù, thậm chí có thể khởi kiện doanh nghiệp làm đường ra tòa... "Đường bị hằn lún, không đảm bảo chất lượng, theo ngôn ngữ pháp lý gọi là hàng hóa có khuyết tật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn.
Theo quy định (tại khoản 3, Điều 17, luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa), người dân có thể yêu cầu chủ đầu tư hoàn lại tiền hoặc phải làm lại đường mới đảm bảo chất lượng, an toàn", ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho hay.
Đường sụt lún - một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
Một ví dụ điển hình cho câu chuyện đường sụt lún xảy ra trên đại lộ Mai Chí Thọ (TP.HCM). Theo thông tin phản ánh, thời gian qua xuất hiện nhiều điểm sụt lún, nằm ở đoạn gần cầu vượt Cát Lái, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Tại đây thường xuyên có phương tiện xe hai bánh lạc tay lái ngã, thoát chết trong gang tấc từ bánh xe tải.
Đường xấu nên hầu hết phương tiện tham gia lưu thông không dám chạy nhanh, nhưng tai nạn vẫn diễn ra thường xuyên. Theo tính toán, mỗi ngày, tuyến này có hàng ngàn phương tiện lưu thông, nguy cơ xảy ra tai nạn chết người vì những điểm sụt lún rất cao.
Trên thực tế, nhiều đoạn đường cao tốc cũng gặp phải trường hợp lún, xuống cấp. Có thể kể đến tuyến quốc lộ 1 đoạn Thanh Hóa - Hà Tĩnh có vốn đầu tư 2,4 nghìn tỉ đồng trên 315km đường đã có nhiều nơi lún sâu 4cm dù đã khắc phục song vết hằn bánh xe vẫn xuất hiện.
Hay, cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài 245km với tổng vốn đầu tư 2,8 nghìn tỉ đồng cũng mới thông xe được 2 ngày đã xuất hiện sụt lún. Trên đoạn cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng rơi vào tình trạng lún tương tự với "hố sâu" 6,7cm.
Liên quan đến hiện tượng này, mới đây, nhóm chuyên gia, cán bộ của trường đại học Giao thông vận tải đã có báo cáo gửi bộ GTVT về các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe trên các tuyến quốc lộ hiện nay.
Qua nghiên cứu, khảo sát thực tế một số tuyến đường Quốc lộ 1 đoạn Vinh-Hà Tĩnh, Thanh Hóa-Nha Trang, Quốc lộ 18, cao tốc Hà Nội - Lào Cai, mặt cầu Thăng Long, Thanh Trì, Bãi Cháy, các tuyến đường vành đai TP.HCM, đoàn chuyên gia đã chỉ ra hàng loạt các nguyên nhân dẫn đến nhiều tuyến đường trồi sụt, lún.
Nhóm chuyên gia cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng hằn lún vệt bánh xe là trong quá trình thi công, lớp vật liệu bê tông nhựa, việc giám sát, tuân thủ quy trình sản xuất, tổ chức thi công, nghiệm thu lớp bê tông nhựa chưa chặt chẽ. Tương tự là với các khâu thiết kế và sản xuất, nhiệt độ trộn, nhiệt độ rải, nhiệt độ lu lèn dẫn đến mặt đường không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, gây hằn lún...
Từ thực tế đó, các chuyên gia cho rằng, người dân có thể yêu cầu chủ đầu tư hoàn lại tiền hoặc phải làm lại đường mới đảm bảo chất lượng, an toàn. Thậm chí, nếu không giải quyết được ở mức độ hòa giải, người sử dụng có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.
Đâu là căn cứ để khởi kiện ra tòa?
Trao đổi với PV báo, luật sư Trần Thu Nam - Trưởng văn phòng luật sư Tín Việt (đoàn Luật sư TP. Hà Nội) khẳng định, Việt Nam chưa có quy định cụ thể về khởi kiện vì lợi ích công cộng. Theo luật sư Nam, trên lý thuyết, người dân có quyền khởi kiện các doanh nghiệp có liên quan khi đường sá xuống cấp, hỏng hóc, ảnh hưởng tới đi lại. Thế nhưng, trên thực tế, chưa có trường hợp nào người dân đứng ra khởi kiện và giành phần thắng.
Luật sư Nam phân tích, chất lượng các công trình thi công đường sá của Việt Nam hiện nay đều rất yếu kém, qua một thời gian sử dụng đều dần dần bộc lộ sự xuống cấp, lún, nứt, vỡ, ổ gà... không đạt tiêu chuẩn dẫn đến những khả năng về tai nạn, hỏng hóc xe cộ. Tuy nhiên, việc đánh giá mức độ thiệt hại do đường gây ra rất khó khăn nếu không có những tai nạn lớn. Thậm chí, khi có tai nạn diễn ra thì để khẳng định nguyên nhân do đường không đảm bảo cũng rất khó.
"Là luật sư nhưng bản thân tôi khi đi trên một con đường xuống cấp, đầy ổ gà, ổ voi cũng không biết khởi kiện ai, khởi kiện ở chỗ nào. Khởi kiện ở nơi con đường đi qua, hay khởi kiện ở nơi có trụ sở của chủ đầu tư đóng, bởi theo luật, nếu chủ đầu tư là doanh nghiệp trong nước thì có thể khởi kiện ở tòa án cấp quận, huyện. Nhưng nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì phải khởi kiện từ tòa án cấp tỉnh, trung ương trở lên. Sự không minh bạch, rõ ràng về chủ đầu tư cần phải đẩy mạnh để người dân có căn cứ mà khiếu nại", luật sư Nam cho biết.
Cũng nói về những khó khăn trong xác định thiệt hại, một thẩm phán cho hay, tòa án sẽ bác đơn khởi kiện nếu người dân không chứng minh được thiệt hại trực tiếp do đường xấu gây nên. Theo thẩm phán này, trên thực tế, những tai nạn do đường kém chất lượng là có thật. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nhẹ, người dân thường "cố gắng chấp nhận", bỏ qua.
Người dân chỉ tính lên tiếng khi mức độ của tai nạn là nghiêm trọng, thiệt hại về tài sản và tính mạng. Trong trường hợp này, nếu đã khởi kiện thì có thể khởi kiện dân sự căn cứ theo quy định về việc khởi kiện ngoài hợp đồng.
"Tuy nhiên, khi kiện ra tòa thì người dân phải chứng minh được thiệt hại một cách cụ thể. Cho dù thiệt hại là có thực nhưng không chứng minh được rõ ràng nguyên nhân là do đường sá thì tòa án sẽ không chấp nhận và sẽ bác đơn của người khởi kiện. Thực tế, chưa có tiền lệ người dân kiện doanh nghiệp vì những lợi ích công cộng như vậy", vị thẩm phán trên chia sẻ.
Luật sư Trần Thu Nam. Thiếu sót khi chưa có quy định khởi kiện về lợi ích công cộng Theo luật sư Trần Thu Nam, ở Việt Nam chưa có quy định nào khởi kiện về lợi ích công như ở nước ngoài. Chỉ khi nào quyền lợi của người dân bị xâm phạm và chứng minh được xâm phạm đó tác động tới quyền lợi của mình thì mới được khởi kiện. Đây là một thiếu sót trong hệ thống luật khiến cho người dân chưa ý thức tự bảo vệ được quyền lợi của mình trong lợi ích công cộng.
Cơ quan chức năng nên hổ thẹn khi dân "học cách... chấp nhận" Theo TS. Đặng Ngọc Dinh - Giám đốc trung tâm Nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng, không chỉ đường sá mà rất nhiều lĩnh vực khác thuộc cơ sở hạ tầng tại Việt Nam đang xuống cấp, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của xã hội nhưng người dân cũng dần quen. Họ phải học cách "tự chấp nhận" với tình trạng như vậy đã nhiều năm nên không buồn phản ứng lại. Một ví dụ điển hình, đường xấu, sụt lún, chướng ngại vật đột nhiên "mọc" ra gây cản trở giao thông; đường mới xây đã đào lên để làm cống, lồi lõm mấp mô... Tại sao họ không khiếu kiện các cơ quan chức năng mà chấp nhận như một lẽ bình thường? Tại sao họ lại bàng quan trước những bất cập đó? Tôi nghĩ, chừng nào người dân còn chán, còn không muốn khiếu nại, khởi kiện thì chừng ấy các cơ quan chức năng còn phải tự cảm thấy xấu hổ", ông Dinh khẳng định.
Đỗ Huệ - Anh Đức
Theo_Người Đưa Tin
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ điều tra, xét xử các vụ án lớn Phó Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án lớn, trọng điểm, dư luận quan tâm. Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kêt luân cua Phó Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ (138/CP) tại Hội nghị...