Mỹ, Nhật cho HS mang điện thoại tới lớp học ra sao?
Việc cho phép HS mang điện thoại tới trường là vấn đề được thảo luận ở một số nước trên thế giới. Những ưu điểm và nhược điểm của việc này được nhà chức trách và GV, phụ huynh đưa ra. Một số nơi ở Nhật Bản và Mỹ, HS được phép mang điện thoại tới lớp học.
HS Nhật Bản dùng điện thoại di động.
Mới đây, Ủy ban GD Tokyo của Nhật Bản cho biết đã quyết định cho phép HS tại các trường THCS và THPT mang thiết bị điện tử di động, bao gồm điện thoại thông minh đến trường. Đối với các trường tiểu học và THCS do thành phố điều hành, quyết định này sẽ thuộc về từng hội đồng GD.
Sau quyết định trên, hiệu trưởng của mỗi trường sẽ quyết định có cho phép HS dùng thiết bị di động trong lớp hay không. Các trường cho phép HS mang thiết bị di động tới lớp sẽ có hướng dẫn và thông báo cho HS về quy tắc sử dụng điện thoại thông minh.
Tại Tokyo một số trường bắt đầu cho phép HS dùng điện thoại thông minh trong lớp trên cơ sở thử nghiệm. Hơn nữa, hội đồng thành phố bắt đầu coi các thiết bị này là công cụ hữu ích để xác nhận sự an toàn của HS trong tình huống thiên tai.
Một cuộc khảo sát năm 2018 của hội đồng thành phố cho thấy 97,3% HS trung học ở Tokyo sử dụng điện thoại thông minh.
Trong hướng dẫn năm 2009, Bộ GD cấm HS tiểu học và THCS mang thiết bị di động đến trường, đồng thời hạn chế HS trung học sử dụng thiết bị này ở trường. Tuy nhiên, sau trận động đất mạnh ở tỉnh Osaka vào tháng 6 năm ngoái, chính quyên Osaka đã thay đổi chính sách cho phép HS mang thiết bị di động đến trường như một công cụ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Tháng 5 năm nay, Bộ đã thành lập một hội đồng chuyên gia để xem xét lại chính sách của mình.
Video đang HOT
Tại Mỹ, một số trường, quyết định cho HS dùng điện thoại trong lớp tùy vào từng GV. Trên thực tế, một số GV coi điện thoại là một tài sản và thực sự kết hợp điện thoại trong một phần bài học. Những người ủng hộ cho HS dùng điện thoại trong trường học đưa ra các lợi ích trong GD. Ví dụ, trẻ em có thể làm phim hay học nhiếp ảnh thông qua các ứng dụng khác nhau.
Phó Chủ tịch Liz Kline phụ trách GD tại Common Sense Education ở khu vực Vịnh San Francisco từng nói rằng “hãy có một kế hoạch chứ không đưa ra lệnh cấm” đối với việc HS dùng điện thoại trong trường học.
Bên cạnh đó, mối quan tâm về an toàn cũng được đưa ra khi cho trẻ mang thiết bị thông minh tới trường học. Trong trường hợp có tai nạn hoặc sự cố thương tâm, phụ huynh có thể liên lạc với GV hoặc HS qua điện thoại di động.
9X xinh xắn, học giỏi của ĐH Bách khoa Hà Nội
Hoàng Lê Diệu Hường sở hữu nhiều công trình nghiên cứu khoa học. 9X mong sớm biến lý thuyết thành những sản phẩm hữu ích.
Hoàng Lê Diệu Hường (SN 1997) là sinh viên năm cuối, ngành Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội. Thành tích của Hường khiến nhiều "cánh mày râu", chiếm số đông của ngôi trường đào tạo kỹ sư này, thán phục: GPA 3.64/4; IELTS 7.0; TOEIC 845/900; nhận học bổng tài năng từ trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Cô gái sinh năm 1997 cũng đạt nhiều giải thưởng lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học như: Giải thưởng cho kỹ sư và nhà khoa học trẻ, giải nhất cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học, thiết kế phần cứng LSI tổ chức tại Nhật Bản, giải nhì cuộc thi thiết kế sản phẩm điện tử Best Project...
Sinh ra trong gia đình có mẹ làm giáo viên dạy Toán, Hường có niềm đam mê với con số, phép tính. Nữ sinh tập trung ôn luyện khối A1, thi vào ngành Điện tử - Viễn thông, ĐH Bách Khoa và trúng tuyển nguyện vọng 1 với số điểm cao.
Bước vào môi trường kỹ thuật, dù khối kiến thức tự nhiên khá nặng nhưng nữ sinh không gặp nhiều khó khăn. Có năng khiếu với môn toán, Hường vượt qua các môn học khá nhẹ nhàng.
"Con gái học kỹ thuật tưởng khổ mà lại rất thú vị. Con gái có ưu điểm là chăm chỉ cẩn thận hơn nên việc học thường dễ dàng hơn con trai", Hường nói.
Nhờ cách học hiệu quả, Hường có nhiều thời gian tham gia các hoạt động Đoàn hội. Nữ sinh là gương mặt cốt cán trong nhiều hoạt động như: Tiếp sức mùa thi, hiến máu tình nguyện, thành viên câu lạc bộ nghiên cứu khoa học viện Điện tử - Viễn thông và đội truyền thông.
Đam mê nghiên cứu, Hường dành nhiều thời gian trong những năm đầu đại học tập trung làm sản phẩm, tham dự các cuộc thi khoa học. Một trong những đề tài nữ sinh tự hào là "Cải thiện chất lượng truyền video qua mạng", hợp tác giữa trường ĐH Bách Khoa và Đại học Aizu, Nhật Bản.
Nhận thấy việc học tập, làm việc qua Internet ngày càng phổ biến, đặc biệt trong đợt dịch Covid-19, học sinh phải học online, chất lượng đường truyền không tốt, Hường mong muốn làm ra sản phẩm hỗ trợ tốt việc tương tác trong không gian ảo.
Thuộc vào số ít nữ sinh trong trường nhưng Hường không bao giờ cảm thấy cô đơn vì có nhóm bạn thân thiết. Kỷ niệm khiến cô gái nhớ mãi đó là nhóm bạn dành sự bất ngờ khi quay tặng MV bài hát công phu để chúc mừng sinh nhật. Khoảng thời gian học tập tại Bách Khoa để lại cho nữ sinh nhiều kỷ niệm ý nghĩa.
Nói về dự định, Hường cho biết sắp tới sẽ tập trung hoàn thành đồ án tốt nghiệp, sau đó tiếp tục học lên bậc thạc sỹ. 9X hy vọng được làm việc trong công ty kỹ thuật, biến lý thuyết khoa học thành những sản phẩm hữu hình, có ích cho xã hội và đất nước.
Bà mẹ Nhật sinh 5 con trong 8 năm, tốt nghiệp thạc sĩ ở Harvard Trong 8 năm, Honami Yoshida lần lượt sinh 5 con, đồng thời tốt nghiệp thạc sĩ tại ĐH Harvard (Mỹ) và xuất bản cuốn sách kể về hành trình của mình. Honami Yoshida sinh năm 1974 trong một gia đình có 3 chị em, cha mẹ đều làm bác sĩ. Cô từng sống ở Mỹ 2 năm khi cha mẹ làm việc tại...