Mỹ: Nhân viên dịch vụ “đi chợ hộ” bị khách hàng quỵt tiền tip
Để lừa các nhân viên đi chợ hộ nhận yêu cầu của mình, một số người dùng Instacart tại Mỹ đưa ra mức tiền boa hậu hĩnh rồi giảm về 0 ngay sau khi xong việc.
Instacart là công ty nổi tiếng tại Mỹ với dịch vụ đi chợ hộ. Người sử dụng Instacart sẽ lên danh sách các món đồ muốn mua, sau đó người đi chợ hộ ( shopper) sẽ nhận đơn và mua đồ rồi chuyển đến tận nhà cho khách. Khách thanh toán bằng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, Goolgle Pay và Apple Pay. Ngoài ra, ứng dụng này còn có mục để khách thưởng tiền (tip) tùy ý cho shopper. Số tiền tip này có thể được điều chỉnh trong thời gian tối đa 3 ngày sau khi đơn hàng hoàn thành.
Nhân viên Instacart sẽ nhìn thấy chi tiết giỏ hàng của khách, số tiền được Instacart trả và tiền tip của khách khi thực hiện đơn hàng .
Trong thời gian diễn ra dịch bệnh và lệnh cách ly xã hội được đưa ra, các dịch vụ như Instacart càng trở nên hữu dụng do mọi người không muốn xếp hàng dài tại các siêu thị và tránh đến các nơi đông đúc. Tuy nhiên, nhiều người đã lợi dụng tính năng tip trên ứng dụng để lừa các shopper nhận đơn hàng của mình. Theo CNN, ban đầu họ đưa ra mức tip hậu hĩnh rồi hạ xuống mức thấp, thậm chí bằng 0 mà không có phản hồi nào.
Một nhân viên Instacart cho biết tiền tip của mình bị giảm từ 55 USD xuống 0 USD dù đã tìm được mọi thứ mà khách yêu cầu. Một người khác tiết lộ tiền tip bị đổi thành 0 vì không thể tìm được giấy vệ sinh cho khách. Không chỉ có vậy, vị khách này còn phản hồi về nhân viên giao hàng là “không có đạo đức”.
Video đang HOT
Dù nhu cầu về dịch vụ giao hàng tăng nhanh, nhân viên của các công ty cảm thấy họ đang mạo hiểm sức khỏe để tiếp tục làm việc và xuống tinh thần khi trải qua các trường hợp lừa đảo tiền tip như trên. Họ không phải anh hùng, bác sỹ hay y tá song cũng hỗ trợ không nhỏ để cuộc sống của mọi người không bị đảo lộn, mua sắm không đứt đoạn.
Thay đổi tiền tip không phải chuyến hiếm gặp đối với các dịch vụ theo yêu cầu. Song, Uber Eats hay Postmates lại cho thay đổi trong thời gian ngắn hơn, từ 1 đến 10 tiếng sau khi giao dịch xong. Bryan Greening, một luật sư và đồng sáng lập hãng luật LegalRideshare, cho biết vài chục nhân viên Instacart đã tới tìm ông để nói về các hình vi này. Ông cũng đánh giá đây là hành vi xấu xa, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay. Khi shopper hay tài xế nhìn thấy số tiền tip lớn, họ sẵn sàng ra đường bất chấp rủi ro tiếp xúc với virus chỉ để có thêm thu nhập cho gia đình.
Jenifer G., một nhân viên Instacart, cho rằng công ty nên yêu cầu số tiền tip trị giá 10% đơn hàng trong thời gian thi hành lệnh ở nhà và chỉ cho phép mọi người tip nhiều hơn số này.
Du Lam
Người dùng Hà Nội đã có thể dùng dịch vụ "đi chợ thuê" trên Grab
Có nhu cầu đi chợ nhưng lại không muốn ra khỏi nhà trong mùa dịch COVID-19, người dùng Hà Nội hiện đã có thể giải quyết vấn đề này thông qua dịch vụ GrabMart trên Grab.
Grab dành 70 tỷ đồng hỗ trợ tài xế, nhà hàng, cộng đồng chống dịch COVID-19 Tài xế Grab không đeo khẩu trang sẽ bị ngưng truy cập tài khoản Grab thử nghiệm GrabMart tại TP.HCM
Sau TP.HCM, Grab đã chính thức triển khai dịch vụ GrabMart cho người dùng tại Hà Nội. Dịch vụ GrabMart cho phép người dùng tìm kiếm và chọn mua các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn, trái cây tươi, thức uống đóng chai, rau củ quả từ các đối tác liên kết là các cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng bán lẻ, siêu thị.
Người dùng Hà Nội đã có thể sử dụng dịch vụ GrabMart
Cùng với GrabMart, Grab cũng triển khai hàng loạt dịch vụ mới để hỗ trợ người dùng Việt ứng phó với dịch COVID-19.
Cụ thể, Grab đã triển khai dịch vụ mua giúp hàng hóa GrabAssistant. Dịch vụ này cho phép người dùng đặt mua một số sản phẩm, vật dụng tại các cửa hàng không liên kết với GrabMart thông qua giải pháp giao nhận của Grab.
Còn với dịch vụ GrabFood mà nhiều người đang sử dụng, Grab bổ sung tính năng "đơn hàng hẹn trước". Từ ngày 01/04/2020, người dùng GrabFood tại Hà Nội và TP.HCM có thể đặt trước món ăn đến 48 tiếng đồng hồ tại các nhà hàng, quán ăn có hiển thị lựa chọn Đặt trước (Schedule). 30 phút trước giờ giao, hệ thống trên ứng dụng sẽ tự động dò tìm tài xế để thực hiện đơn hàng.
Trong quá trình đặt món, người dùng có thể tùy chọn thay đổi thời gian giao hàng, tuy nhiên không thể hủy đơn hàng sau khi nhà hàng hoặc tài xế đã xác nhận đặt món.
GrabFood ra mắt tính năng "Đơn hàng hẹn trước" cho phép người dùng hẹn giờ giao món trước đến 48 tiếng đồng hồ.
Tính năng "đơn hàng hẹn trước" tại GrabFood sẽ có mặt tại Đà Nẵng từ ngày 15/4 và sau đó tiếp tục mở rộng đến các tỉnh, thành khác.
Cuối cùng, để đáp ứng nhu cầu ăn uống, giao nhận tăng cao trong mùa dịch COVID-19 của khách hàng, Grab mới đây đã bổ sung 2 gói tiết kiệm bao gồm mã GrabFood và GrabExpress với mức giá ưu đãi.
Cụ thể, khách hàng có thể lựa chọn 01 trong 02 gói: Gói "độc thân" - 80.000đ/14 ngày và Gói "gia đình" - 120.000đ/14 ngày tùy theo nhu cầu sử dụng.
Các gói tiết kiệm có thể được thanh toán dễ dàng thông qua ví Moca trên ứng dụng Grab, nâng cao tính an toàn khi tiêu dùng mùa dịch, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của việc thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam
Thùy An
Nhà nhà "đi chợ" online, shipper được mùa ship hàng, đi chợ mua đồ ăn, kiếm rủng rỉnh gần triệu/ngày Trong khi nhiều cơ sở kinh doanh trực tiếp và nhiều ngành nghề khác do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang phải đóng cửa bán online hoặc làm online thì có một ngành nghề khác rất đắt khách và ngày nào cũng "ra tiền", đó chính là nghề ship đồ. Trước Tết Nguyên Đán, anh Dũng, 35 tuổi vẫn làm nghề điện nước...