Mỹ nghiên cứu nguồn thực vật bản địa làm thuốc kháng sinh mạnh
Theo Scientific Report, tình trạng thiếu hụt thuốc thông thường trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865) đã thúc đẩy các bác sĩ trong quân đội liên minh miền Nam ( Confeederate States of America) sử dụng các chất chiết xuất từ các loài cây bản địa để làm thuốc.
Loài vi khuẩn kháng kháng sinh Staphylococcus aureus – Ảnh: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ
Năm 1863, nhà thực vật học Francis Porcher đã biên soạn cuốn sách về các cây thuốc có nguồn gốc ở miền Nam Hoa Kỳ, bao gồm các loài cây được sử dụng trong y học cổ truyền của người Mỹ bản địa như cuốn sách tham khảo cho các nhân viên y tế của quân đội liên minh miền Nam.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tham khảo cuốn sách này và thu thập các mẫu từ 3 loài được chỉ định dùng làm công thức sát trùng, ngừa hoại tử mô.
Để có được loại thuốc này như công cụ sơ cứu trên chiến trường, các bác sĩ thời nội chiến Mỹ từng sử dụng vỏ cây sồi trắng (Quercus alba), lá một loài thực vật có hoa Aralia spinosa, chồi và rễ của cây tulip (Liriodendron tulipifera).
Những loài cây này chứa chất tạo ra tác dụng kháng khuẩn, không cho phép vi khuẩn thích nghi với điều kiện môi trường mới và hình thành màng sinh học (biofilm) có khả năng kháng kháng sinh.
Các bác sĩ Mỹ thời nay đặc biệt chú ý đến chất ngừa hoại tử mô. Trong các thử nghiệm, họ đã phát hiện ra rằng loại chất chiết xuất từ các loài cây đó có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các loài vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, pneumococci và các vi khuẩn khác kháng các loại kháng sinh mạnh nhất.
Video đang HOT
Ngoài ra, thuốc bào chế từ các loài cây đó không cho phép vi khuẩn trao đổi tín hiệu và phối hợp hành vi của chúng. Nhờ vậy, chúng không thể chống đỡ với trị liệu.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Trong 10 năm nữa sẽ có thuốc chữa ung thư, các nhà khoa học hàng đầu của Vương quốc Anh tuyên bố
Họ nói rằng các loại thuốc mới sẽ kiểm soát các khối u gây ung thư và ngăn chặn chúng gây tử vong cho người bệnh.
Viện nghiên cứu ung thư nổi tiếng thế giới (Institute of Cancer Research - ICR) đang cho thực hiện chương trình mà họ gọi là Chương trình ung thư đầu tiên của Darwinian. Họ nói rằng, cũng giống như với thuốc kháng sinh, ung thư có thể tiến hóa để trở nên kháng với các loại thuốc được sử dụng để điều trị chúng.
Các tế bào ung thư không bị tiêu diệt bằng hóa trị hoặc thậm chí là liệu pháp miễn dịch cuối cùng sẽ biến đổi và chúng sẽ thích nghi để hình thành khối u mới, di căn hoặc tiến triển ở những nơi khác trong cơ thể và gây tử vong.
Các tế bào ung thư không bị tiêu diệt bằng hóa trị hoặc thậm chí là liệu pháp miễn dịch cuối cùng sẽ biến đổi và hình thành khối u mới.
ICR muốn tập trung vào mục tiêu không chỉ tiêu diệt các tế bào ung thư mà còn phải phá hủy khả năng tiến hóa của chúng. Mục đích là để loại bỏ căn bệnh ung thư và nếu như không thể chữa khỏi thì có thể biến nó thành một căn bệnh có thể kiểm soát được.
Các chuyên gia tin rằng trong khoảng 10 năm nữa, loại thuốc mới sẽ cho phép bệnh ung thư được chữa khỏi một cách hiệu quả và được kiểm soát như đối với bệnh HIV hoặc hen suyễn. Bệnh nhân vẫn sẽ kết hợp cả xạ trị, hóa trị và phẫu thuật để đẩy lùi bệnh. Nhưng sau đó họ sẽ dùng thuốc để ngăn chặn các tế bào ung thư còn phát triển hoặc lan rộng. Mục tiêu cuối cùng là giữ cho căn bệnh trong tầm kiểm soát để người bệnh sống lâu nhất có thể.
Giáo sư Paul Workman, giám đốc điều hành của ICR, cho biết nhóm của ông vô cùng phấn khích về loại thuốc mới này.
Giáo sư Paul Workman, giám đốc điều hành của ICR, cho biết nhóm của ông vô cùng phấn khích về loại thuốc mới này. Ông nói về việc giải quyết thách thức lớn nhất gặp phải trong điều trị ung thư là tình trạng kháng thuốc.
Loại thuốc đầu tiên của họ làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư có thể sẽ có trong 10 năm tới. Thuốc sẽ nhắm mục tiêu tới một phân tử có tên APOBEC. Phân tử này rất quan trọng đối với hoạt động của hệ thống miễn dịch, nhưng ở hơn một nửa các loại ung thư, nó bị tấn công nên dẫn tới tăng tốc độ tiến hóa kháng thuốc.
"Thuốc có thể được dùng cùng với các loại thuốc diệt ung thư khác. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là phương pháp điều trị đầu tiên trên thế giới, thay vì đối phó với hậu quả của sự tiến hóa và kháng ung thư, nhằm mục đích đối đầu trực tiếp với khả năng thích nghi và tiến triển của bệnh", giáo sư Paul Workman nói.
Chia sẻ của Christine O'Connell, 46 tuổi, một bệnh nhân ung thư vú đến từ Tây Nam London
Ban đầu, tôi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú vào tháng 12 năm 2012, ở tuổi 40. Sau khi điều trị tích cực trong năm sau đó, tôi dần lấy lại được cuộc sống bình thường. Tôi khỏe mạnh và nghĩ rằng bệnh ung thư đã bị đầy lùi phía sau.
Nhưng vào tháng 2 năm 2018, tôi đã lên cơn co giật. Hình ảnh chụp chiếu cho thấy tôi có một khối u não và tôi có triệu chứng ung thư vú tái phát.
Tôi hoàn toàn sốc, thật khó để tin rằng mình không còn bệnh ung thư và một lần nữa tôi phải đối mặt với căn bệnh nan y có thể tiến triển ở bất kỳ giai đoạn nào.
Tôi may mắn được sử dụng một liệu pháp nhắm mục tiêu có tên là palbociclib với các tác dụng phụ dễ chịu hơn nhiều so với hóa trị, cho phép tôi có một cuộc sống tương đối bình thường.
Nó cho phép tôi hi vọng thằng bệnh ung thư của tôi có thể được kiểm soát trong thời gian dài cho đến khi có những thành tựu mới trong điều trị ung thư vú thứ phát.
Điều trị ung thư như một bệnh mãn tính có thể điều trị lâu dài có vẻ như là một tham vọng khiêm tốn so với những nỗ lực chữa khỏi hoàn toàn, nhưng đối với những bệnh nhân như tôi thì đây là một chiến thắng đáng kể.
Nguồn: Thesun/Theguardian
Theo Helino
Dùng thuốc chống động kinh khi mang thai có thể khiến trẻ bị dị tật ANSM (Pháp) vừa cho biết, nếu trong quá trình mang thai bà mẹ sử dụng thuốc chống động kinh thì nguy cơ sinh con sẽ bị dị tật và rối loạn phát triển thần kinh. ANSM cho biết, kết quả nghiên cứu được tiến hành ở tất cả các thuốc chống động kinh được lưu hành tại Pháp bên cạnh một nghiên cứu...