Mỹ nghi Trung Quốc đánh cắp dữ liệu quốc phòng nhạy cảm
Washington cho rằng tin tặc có liên hệ với Trung Quốc có thể đã tiếp cận những thông tin lý lịch nhạy cảm do nhân viên tình báo và quân đội Mỹ cung cấp, khiến họ có thể bị tống tiền.
Tin tặc có liên hệ với Trung Quốc có thể đánh cắp thông tin quốc phòng, tình báo nhạy cảm của Mỹ. Ảnh minh họa: Reuters.
AP hôm qua dẫn lời một số quan chức Mỹ cho biết đây là hành động tấn công nhằm vào văn phòng Quản lý Công chức (OPM), tách biệt với vụ 4 triệu công chức có thể bị tin tặc Trung Quốc đánh cắp thông tin mà Washington công bố tuần trước.
Theo đó, tin tặc nghi có liên hệ với Trung Quốc có thể đã tiếp cận Mẫu tài liệu Chuẩn Số 86, yêu cầu ứng viên điền những thông tin cá nhân về tâm thần, sử dụng thuốc và đồ uống có cồn, tiền án và vỡ nợ.
Mẫu đơn còn yêu cầu liệt kê các mối liên lạc và người thân, tạo ra nguy cơ đe dọa vạch trần thông tin thân nhân nước ngoài để ép buộc nhân viên tình báo Mỹ, hãng tin nhận định. Mẫu đơn còn chứa số an sinh xã hội của ứng viên và người sống cùng họ.
Nhà Trắng hôm qua cũng không thể xác nhận một bản tin khác của AP cho biết có tới 14 triệu công chức Mỹ bị tin tặc đánh cắp thông tin cá nhân trong sự việc công bố tuần trước.
Video đang HOT
Người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest nói quá trình điều tra vẫn đang tiếp diễn. OPM hiện chưa có bình luận nào.
Thông tin trên xuất hiện vào thời điểm bà Susan Rice, cố vấn an ninh cấp cao của Tổng thống Barack Obama, có cuộc gặp với Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, tại Nhà Trắng. Bà Rice nhấn mạnh Mỹ và Trung Quốc cần thu hẹp bất đồng, trong đó có vấn đề an ninh mạng.
Trung Quốc bác bỏ mọi cáo buộc mà nước này gọi là “vô trách nhiệm” và cho rằng Bắc Kinh đứng sau các vụ tấn công mạng.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc đòi Mỹ chứng minh cáo buộc tấn công mạng
Bắc Kinh hôm qua bác bỏ cáo buộc từ Washington cho rằng tin tặc Trung Quốc đứng sau vụ đánh cắp dữ liệu của hơn 4 triệu công chức Mỹ, gọi đây là động thái "vô trách nhiệm".
Dữ liệu của hơn 4 triệu công chức Mỹ đã bị đánh cắp từ năm 1985. Ảnh minh họa:Reuters.
"Tấn công mạng thường là vô danh và thực hiện bên kia biên giới. Nguồn gốc của chúng rất khó theo dõi", Sputnik dẫn lời Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ. "Không điều tra kỹ và luôn dùng những từ như 'có thể' là vô trách nhiệm và không khoa học".
Washington hôm 4/6 thừa nhận tin tặc tiếp cận dữ liệu cá nhân của ít nhất 4 triệu người đã và đang là nhân viên liên bang. Một vài quan chức Mỹ giấu tên cho biết những kẻ tấn công ở Trung Quốc nhưng chưa rõ có yếu tố chính quyền hay tội phạm trong vụ việc hay không.
"Dữ liệu bị đánh cắp có từ năm 1985", Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ nói. "Điều đó nghĩa là chúng có thể có thông tin về những người đã nghỉ hưu và biết họ làm gì sau khi rời chính quyền".
Người này cho biết việc tiếp cận dữ liệu từ máy tính của Văn phòng Quản lý Công chức (OPM) như ngày sinh, số an sinh xã hội và thông tin ngân hàng, tạo điều kiện cho tin tặc thử những mật khẩu có khả năng vào các trang khác, gồm cả những nơi lưu trữ thông tin về hệ thống vũ khí.
"Chúng sẽ có lợi thế lớn", quan chức trên nói.
Theo thông tin trong một bản ghi nhớ của Hạ viện Mỹ, OPM biết dữ liệu nào bị tin tặc tiếp cận nhưng không rõ chúng đánh cắp những gì. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết dữ liệu về nhân viên cơ quan này vẫn an toàn do chúng không được lưu trên hệ thống OPM bị tấn công. Chỉ những người từng làm việc ở cơ quan liên bang khác mới có thể bị lộ thông tin, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo.
Các nhà điều tra đang liên kết vụ việc OPM với hai trường hợp bị đánh cắp dữ liệu cá nhân trước đó tại Anthem Inc, nhà bảo hiểm sức khỏe lớn thứ hai tại Mỹ, và Premera Blue Cross, nhà cung cấp dịch vụ y tế. Vụ việc được xem là vấn đề an ninh quốc gia, nghĩa là nó có thể xuất phát từ một chính phủ nước ngoài.
Đây là vụ xâm nhập máy tính thứ hai trong chưa đầy 12 tháng tại OPM. Nó làm xuất hiện câu hỏi về cách Mỹ ứng phó nếu xác nhận chính phủ Trung Quốc đứng sau đợt tấn công mạng này.
"Hiện vẫn chưa rõ thủ phạm", Josh Earnest, người phát ngôn Nhà Trắng, nói, đồng thời lưu ý rằng Tổng thống Barack Obama và trợ lý thường xuyên nêu vấn đề hành vi của Bắc Kinh trên không gian mạng với người đồng cấp Trung Quốc.
Vụ việc tại OPM được công bố ngay trước sự kiện thường niên Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Mỹ - Trung Quốc, dự kiến được tổ chức tại Washington D.C từ ngày 22 đến 24/6. An ninh mạng sẽ được đề cập nhiều trong chương trình nghị sự.
Như Tâm
Theo VNE
Tin tặc nước ngoài đánh cắp dữ liệu của hàng triệu công chức Mỹ Mỹ cho biết các tin tắc đã tấn công vào Văn phòng Quản lý Nhân sự nước này, đánh cắp khoảng dữ liệu về 4 triệu nhân viên đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu. Nhiều tờ báo cho rằng nhóm tin tặc có thể đến từ Trung Quốc. Hình minh họa. (Ảnh: AFP) Thông báo của Cục Điều tra Mỹ (FBI) ngày...