Mỹ miễn trừ 11 nước khỏi lệnh cấm vận Iran
Mỹ cho biết đã miễn trừ 11 nước ra khỏi lệnh trừng phạt mới với Iran, bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 28.6 tới, do những nước này đã giảm đáng kể khối lượng dầu mua từ Tehran.
Iran là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn trên thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết trong một thông báo hôm qua (20.3) rằng việc miễn trừ bao gồm các tổ chức tài chính từ 11 quốc gia: Bỉ, Anh, CH Czech, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italia, Nhật Bản, Hà Lan, Ba Lan và Tây Ban Nha.
Video đang HOT
Bà Hillary cho rằng: “Những hành động mà các quốc gia này làm được thật không dễ dàng… Họ phải xem xét lại nhu cầu năng lượng tại một thời điểm quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và nhanh chóng tìm ra nguồn thay thế cho dầu Iran, nguồn cung cấp năng lượng mà họ từng phụ thuộc”.
Bà Clinton cũng khen ngợi các nước này, đặc biệt là Nhật, vì đã giảm số lượng dầu mua từ Tehran và kêu gọi các quốc gia nhập khẩu dầu từ Iran khác hãy theo gương Nhật.
Theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng quốc gia năm 2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể áp đặt biện pháp trừng phạt tài chính đối với các ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch với ngân hàng trung ương Iran “vì mua xăng dầu hoặc các sản phẩm xăng dầu từ Iran”.
Tuy nhiên, luật cũng cho phép Tổng thống Mỹ có quyền miễn trừ, theo đó có thể không áp dụng các biện pháp trừng phạt nếu xác định nước đó đã “giảm đáng kể” khối lượng dầu thô mua từ Iran.
Những nước thuộc top 10 khách hàng của Iran đã không được đưa vào danh sách miễn trừ gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.
Trung Quốc là khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Iran. Theo số liệu Bộ Năng lượng Mỹ cung cấp, 22% dầu mỏ của Iran được xuất sang nước này. Bắc Kinh từng phản đối mạnh mẽ lệnh trừng phạt thương mại đối với Iran, cho rằng lệnh cấm vận dầu là không có “tính xây dựng”. Ấn Độ, dù có quan hệ thân thiện với Mỹ, cũng phản đối áp lực đóng cửa nhập khẩu dầu Iran.
Mỹ và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt dầu đối với Iran kể từ đầu năm 2012, khi cho rằng chương trình hạt nhân của nước này có mục đích quân sự. Tehran bác bỏ cáo buộc và cho rằng ngay cả các cuộc thanh sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc cũng không chứng minh được chương trình hạt nhân của họ mang mục đích quân sự.
Theo Lao Động
EU tiếp tục duy trì cấm vận vũ khí với Trung Quốc
Theo hãng Kyodo, Ủy viên Thương mại châu Âu Karel De Gucht ngày 16/2 cho biết lệnh cấm vận vũ khí của châu Âu đối với Trung Quốc sẽ không được dỡ bỏ sớm, bất chấp việc Trung Quốc sẵn sàng hỗ trợ giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công của Liên minh châu Âu (EU).
Máy bay chiến đấu Su-27 của Không quân Trung Quốc. (Nguồn: Internet)
Trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài, ông De Gucht cho biết lệnh cấm vận vũ khí là một vấn đề chính trị sẽ được giải quyết với sự đồng thuận của toàn bộ 27 quốc gia thành viên EU..Trước đó ngày 14/2 vừa qua, sau cuộc họp với các lãnh đạo chủ chốt của EU tại Bắc Kinh, Thủ tướng Ôn Gia Bảo khẳng định rằng nước này sẵn sàng đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công của châu Âu..
Cộng đồng châu Âu, tiền thân của EU, đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc từ năm 1989 sau khi xảy ra vụ thảm sát những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh./.
Theo TTXVN
Iran giúp Syria 1 tỉ USD Iran đã chuyển cho chính quyền Syria hơn 1 tỉ USD để giúp Damascus vượt qua lệnh cấm vận quốc tế. Nhật báo Israel Haaretz tiết lộ như trên hôm 14-2 theo nguồn tin từ văn phòng Tổng thống (TT) Bashar al- Assad. Tài khoản liên quan đến số tiền nói trên thuộc về bộ trưởng phụ trách công vụ phủ TT là...