Mỹ lạnh nhạt, Trung Quốc ủng hộ Hàn Quốc đối thoại Triều Tiên
Mỹ thể hiện quan điểm tiêu cực trong khi Trung Quốc hoan nghênh Hàn Quốc đề xuất đối thoại với Triều Tiên.
Sean Spicer, thư ký báo chí Nhà Trắng. Ảnh: UPI.
Sean Spicer, thư ký báo chí Nhà Trắng, hôm 17/7 tuyên bố các điều kiện hiện nay “còn rất xa” mới có thể khởi động lại đối thoại với Triều Tiên, theo UPI. Nhật Bản cũng xem nhẹ đề xuất, cho rằng các nước cần gia tăng áp lực với Bình Nhưỡng bằng lệnh trừng phạt.
Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đánh giá đề xuất của Hàn Quốc là “thông điệp tích cực”, và cải thiện quan hệ liên Triều thông qua đối thoại giúp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
Video đang HOT
Bắc Kinh hy vọng cả hai bên trên bán đảo có thể làm việc theo hướng tích cực, tạo điều kiện phá vỡ thế bế tắc và nối lại tham vấn. Ông Lục nói thêm Trung Quốc hy vọng các nước hiểu và ủng hộ đối thoại, đóng vai trò tích cực trong việc giải quyết các vấn đề xung quanh bán đảo Triều Tiên.
Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Seo Joo-seok hôm 17/7 thông báo kế hoạch thảo luận giữa quân đội hai nước, động thái có thể giúp “ngăn chặn những hành động thù địch làm gia tăng căng thẳng quân sự tại biên giới”.
Hàn Quốc đề xuất đối thoại vào ngày 21/7 tại Tongilgak, một tòa nhà của Triều Tiên trong làng đình chiến Bàn Môn Điếm. Tuy nhiên, Moon Sang-kyun, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, hôm nay cho hay Triều Tiên chưa phản hồi đề nghị. Nếu diễn ra, đây sẽ là đối thoại đầu tiên của quân đội Hàn – Triều trong gần ba năm qua.
Trọng Giáp
Theo VNE
Triều Tiên nói tăng tốc phát triển hạt nhân đối phó trừng phạt
Triều Tiên tuyên bố sẽ tăng tốc củng cố kho hạt nhân để đối phó với những lệnh trừng phạt áp đặt lên nước này.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Reuters/KCNA.
Các lệnh trừng phạt là "hành động thù địch và gây hấn ghê tởm" nhằm vào Triều Tiên để loại bỏ tư tưởng và chế độ của Bình Nhưỡng. Để đáp trả, Triều Tiên sẽ "tăng tốc hơn nữa việc tăng cường lực lượng hạt nhân", KCNA dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 16/6 cho biết.
Theo Bộ Ngoại giao Triều Tiên, các lệnh trừng phạt mà "Mỹ cùng thế lực chư hầu" áp đặt với nước này nhiều năm qua vì thử tên lửa và hạt nhân đã "đạt mức cực đoan", là kết quả của "chính sách cực kỳ thù địch từ Mỹ".
"Tính toán nhanh cho thấy có 15 cơ quan đảng và chính quyền, 73 tổ chức, doanh nghiệp và khoảng 90 công dân Triều Tiên cùng 16 phi cơ, 20 tàu thương mại có tên trong danh sách trừng phạt dù không liên quan đến vũ khí", Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết thêm.
Triều Tiên còn cáo buộc ngoài các nghị quyết Hội đồng Bảo an, Mỹ vẫn tiếp tục đưa ra nhiều biện pháp khác nhằm vào "phẩm giá" Triều Tiên.
Bình Nhưỡng đã thực hiện nhiều vụ phóng thử tên lửa trong các năm qua với mục tiêu phát triển vũ khí có khả năng tấn công lãnh thổ Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ "không để điều này xảy ra" và không loại trừ lựa chọn nào khi đối phó Triều Tiên. Washington đang "gây sức ép tối đa" với Bình Nhưỡng để giải quyết vấn đề Triều Tiên bằng đối thoại hơn là vũ lực.
Như Tâm
Theo VNE
Triều Tiên tuyên bố phóng thử tên lửa chống hạm mới Triều Tiên tuyên bố vừa phóng thử loại tên lửa hành trình chống hạm mới dưới sự giám sát của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Phương tiện chuyên chở kiêm bệ phóng của một loại tên lửa mới trong cuộc duyệt binh tại Bình Nhưỡng ngày 15/4. Ảnh: KCNA. Tên lửa hành trình mới là "phương thức uy lực có thể bắn mọi...