Mỹ lần đầu điều UAV 180 triệu USD đến Nhật
Hải quân Mỹ điều động hai trinh sát cơ MQ-4C đến đóng quân tại Nhật Bản, nhằm tăng cường khả năng tuần thám biển của hai nước.
“Đây là lần đầu tiên máy bay không người lái (UAV) MQ-4C Triton được triển khai đến Nhật Bản. Đây là hệ thống trinh sát đường không phi vũ trang có thể giúp cải thiện năng lực tuần thám biển của liên minh Mỹ – Nhật”, Lực lượng Hải quân Mỹ tại Nhật Bản ra thông cáo cho biết hôm 14/5.
Hai chiếc MQ-4C cất cánh từ đảo Guam và hạ cánh xuống căn cứ không quân hải quân Misawa, miền bắc Nhật Bản, hôm nay. Đây là nơi đóng quân của nhiều đơn vị chủ chốt của Nhật Bản và Mỹ, trong đó có phi đội trinh sát cơ P-8A Poseidon của Washington.
Một chiếc MQ-4C tại căn cứ trên đảo Guam hồi tháng 4/2020. Ảnh: US Navy .
Hải quân Mỹ bắt đầu sử dụng máy bay MQ-4C từ đầu năm 2020, chậm hơn một năm so với kế hoạch. Đợt triển khai đến Nhật Bản cũng là lần đầu dòng Triton đóng quân tại một địa điểm ngoài đảo Guam trên Thái Bình Dương, giúp hải quân Mỹ thử nghiệm tính năng khí tài trong môi trường đông đúc và nhiều cạnh tranh hơn.
MQ-4C Triton là UAV dành cho hải quân Mỹ, được phát triển từ mẫu RQ-4 Global Hawk của không quân. Máy bay dài 14,5 m, có sải cánh 40 m và khối lượng rỗng 6,7 tấn. Một chiếc MQ-4C có thể làm nhiệm vụ liên tục trong 30 giờ, tầm hoạt động 15.200 km, trần bay 18 km và đạt tốc độ tối đa 575 km/h. Mỗi hệ thống có giá hơn 180 triệu USD.
So với dòng RQ-4 nguyên bản, những chiếc MQ-4C được gia cố khung thân, giúp chống chịu mưa đá, chim và sét đánh, cùng hệ thống chống đóng băng trên cánh. Dòng Triton cũng có thể nhanh chóng hạ độ cao xuống gần mặt biển để nhận diện tàu bè, tính năng không có trên mẫu Global Hawk.
Video đang HOT
Hệ thống Triton có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu tình báo, trinh sát và do thám (ISR) theo thời gian thực tại các vùng đại dương rộng lớn và duyên hải gần bờ, cũng như tham gia hoạt động tuần thám biển, tìm kiếm cứu hộ và hỗ trợ những trinh sát cơ P-8A Poseidon.
Cảm biến chính của Triton là radar mảng pha quét điện tử chủ động AN/ZPY-3, có khả năng quan sát khu vực rộng 5.200 km2 chỉ trong một lần quét ở độ cao 17 km. Khi hoạt động ở tầm thấp, Triton có thể triển khai tổ hợp quang điện – hồng ngoại MTS-B tương tự mẫu MQ-9 Reaper, kèm theo đó là thiết bị chỉ thị và đo xa laser.
Máy bay cũng được lắp hệ thống hỗ trợ điện tử (ESM) dạng module tương tự máy bay do thám EP-3, cho phép phát hiện và nhận dạng tín hiệu radar từ xa, giúp xác định vị trí của lực lượng đối phương. Dữ liệu từ Triton có thể được dùng để xây dựng bản đồ phân bố lực lượng đối phương, từ đó lên kế hoạch tiến công hoặc bảo đảm an toàn cho đồng minh.
Ngoài nhiệm vụ trinh sát, MQ-4C cũng có thể đóng vai trò trạm trung chuyển và tổng hợp dữ liệu, cho phép kết nối các đơn vị nằm cách xa nhau trên chiến trường, xây dựng bức tranh không gian chiến trường và phân phối tới từng lực lượng.
Hải quân Mỹ đang là lực lượng duy nhất vận hành dòng MQ-4C với 68 máy bay được đặt hàng.
Bị Taliban dọa giết, hàng nghìn người từng giúp Mỹ ở Afghanistan cầu cứu ông Biden
Một người Afghanistan cho biết Taliban đã liên tục gọi điện dọa giết ông và gia đình sau khi ông làm phiên dịch cho lực lượng Mỹ ở Afghanistan.
Những người từng làm phiên dịch cho Mỹ và NATO ở Afghanistan biểu tình ngày 30/4 ở Kabul. Ảnh: Getty Images
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chịu áp lực ngày càng lớn từ các nghị sĩ, nhóm cựu chiến binh và tổ chức người tị nạn để tổ chức sơ tán quy mô lớn cho những phiên dịch viên Afghanistan đang gặp nguy hiểm. Họ và những người từng làm việc cho Mỹ trước khi lính Mỹ ở Afganistan rút về nước đang bị Taliban dọa giết.
Theo kênh NBC, các tổ chức cực chiến binh và người tị nạn nhận được rất nhiều lời cầu cứu từ các cựu phiên dịch viên của Mỹ ở Afghanistan.
Ông Chris Purdy, Giám đốc dự án tại tổ chức phi lợi nhuận Human Rights First (Nhân quyền trước tiên), kể: "Chúng tôi nhận được lời kêu cứu tuyệt vọng hàng ngày. Hộp thư đầy lời kêu cứu mỗi ngày, Messenger của Facebook ngày nào cũng có cuộc gọi từ người ở Afghanistan cầu cứu. Tất cả đều muốn biết Tổng thống Biden sẽ giữ lời hứa giúp họ như thế nào khi mà lính Mỹ sắp rút hết".
Từ Kabul, cựu phiên dịch viên người Afghanistan có họ là Hilal cho biết Taliban đã liên tục đe dọa ông sau khi ông đi cùng các đơn vị lục quân Mỹ tới nơi giam giữ các phần tử nổi dậy.
Hilal kể ông đã nhận thư dọa giết và hàng loạt cuộc gọi. Giọng bên kia nói: "Nếu ông không thôi làm việc cho những người không theo đạo Hồi, đặc biệt là người Mỹ, tôi thề với Chúa sẽ tìm mọi cách để giết ông và từng người trong gia đình ông".
Hilal cho cho biết không hiểu sao người gọi điện đe dọa ông lại biết lính Mỹ hay gọi ông bằng biệt danh Steve. Hắn đe dọa: "Nếu ông là người Hồi giáo, tại sao ông lại giúp lực lượng Mỹ ở Afghanistan chống chúng tôi? Chúng tôi sẽ giết ông. Chúng tôi sẽ đánh úp ông một cách đặc biệt".
Hilal, 42 tuổi, có 6 con, cho biết không thể xin visa Mỹ và sẽ phải cân nhắc vượt biên và tìm đường tới châu Âu. Hilal chỉ là một trong hàng nghìn người Afghanistan từng làm việc mới Mỹ bị đe dọa.
Bên ủng hộ Hilal và những người như ông cho biết chính quyền Mỹ hành động quá chậm trong bảo vệ hàng chục nghìn người Afghanistan đang bị đe dọa mạng sống vì liên quan tới Mỹ và các tổ chức phương Tây. Họ cho rằng cần phải hành động ngay trước khi lính Mỹ rút hết sau bốn tháng nữa.
Ông Adam Bates, cố vấn chính sách của Dự án Hỗ trợ Người tị nạn Quốc tế, nói: "Chúng tôi rất lo ngại trước tình trạng thiếu khẩn trương về phía chính quyền Mỹ trong bảo vệ người Afghanistan dễ bị tổn thương trước đợt rút quân theo kế hoạch".
Các tổ chức cựu binh đã gửi thư cho ông Joe Biden ngày 10/5, kêu gọi sơ tán các đối tác người Afghanistan tới lãnh thổ Mỹ - nơi họ có thể chờ được cấp visa. Địa điểm có thể là đảo Guam, các căn cứ quân sự ở Qatar, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất.
Bức thư của 15 tổ chức cựu binh có đoạn: "Đây là việc lớn và chúng tôi hy vọng ngài có thể ra lệnh sử dụng quân đội và quyền lực ngoại giao Mỹ để thực hiện. Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy Bộ Quốc phòng sẽ đảm nhận nhiệm vụ này".
Tới nay, Tổng thống Biden chưa cam kết gì khi được trình bày về việc sơ tán. Ý tưởng này đã được tổ chức cựu binh No One Left Behind (Không ai bị bỏ lại) đề xuất cách đây hơn một năm.
Trong các tuyên bố công khai, chính phủ Mỹ chưa có tín hiệu sẽ lên kế hoạch sơ tán hay thực hiện các biện pháp khẩn nào. Các quan chức Mỹ cũng không có thông tin gì về việc Mỹ sẽ đảm bảo an toàn cho số người Afghanistan này thế nào sau khi họ đã liều mạng làm việc cho Mỹ.
Hiện trường vụ đánh bom trường nữ sinh tại Kabul, Afghanistan. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Taliban đã tăng cường tấn công các nhà hoạt động xã hội dân sự và đặc biệt là phụ nữ khi binh sĩ Mỹ và NATO chuẩn bị rút quân. Taliban ám sát thẩm phán, nhà báo và giới chức địa phương. Ngày 8/5, đã xảy ra vụ nổ bom lớn tại trường cấp hai ở Kabul, giết ít nhất 60 người chết, trong đó đa số là nữ sinh.
Để giúp phiên dịch viên Afghanistan và những người khác tránh bị Taliban trả thù vì liên quan tới Mỹ, Quốc hội Mỹ năm 2009 đã thiết lập chương trình Thị thực Nhập cư Đặc biệt (SIV) để cấp visa cho người Afghanistan đã làm việc cho Mỹ. Chương trình này bị trì trệ nhiều năm trời. Trên 17.000 người Afghanistan đã xin thị thực nhưng vẫn chưa được cấp.
Năm 2019, một tòa án liên bang ra phán quyết rằng Chính phủ Mỹ đã thất bại trong thực thi luật mà theo đó họ phải xử lý đơn xin visa trong vòng 9 tháng.
Dựa trên tình hình hiện nay, sẽ cần hơn 4 năm để xử lý các đơn tồn đọng và Đại sứ quán Mỹ ở Kabul sẽ không đủ nhân viên để thực hiện. Do đó, phần lớn người Afghanistan sẽ không thể xin visa kịp thời trước khi mà lính Mỹ còn chưa rút hết.
Mỹ tung 'vũ khí tuần duyên' đối phó Trung Quốc Tàu tuần duyên Myrtle Hazard của Mỹ vượt biển xuyên đêm tới quốc đảo Palau để chặn tàu cá Trung Quốc, thu số hải sâm trị giá hàng chục nghìn USD. Con tàu tuần tra phản ứng nhanh USCGC Myrtle Hazard của tuần duyên Mỹ tiến hành chiến dịch truy bắt này hồi tháng 12/2020, khi xuất phát từ cảng nhà tại đảo...