Mỹ hướng dẫn các nhà mạng nông thôn cách bỏ thiết bị Huawei và ZTE
Bắt đầu từ thời chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, chương trình “xé bỏ và thay thế” thiết bị truyền thông trị giá 1,9 tỉ USD vẫn tiếp tục cho đến nay.
Mỹ muốn giảm thiểu rủi ro đang tồn tại thông qua thiết bị, dịch vụ của Huawei và ZTE
Theo South China Morning Post, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nông thôn ở Mỹ hôm 27.9 đã được hướng dẫn về cách đăng ký vào chương trình của chính phủ liên bang, để thay thế bất kỳ thiết bị nào mà mạng của họ đang sử dụng từ nhà cung cấp viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies và ZTE.
Video đang HOT
Thỏa thuận pháp lý hôm 24.9 để trả tự do cho Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu có thể giúp xoa dịu căng thẳng Mỹ – Trung. Nhưng nó sẽ không làm chậm quá trình loại bỏ thiết bị viễn thông của Trung Quốc ra khỏi các hệ thống của Mỹ. Một phần của kế hoạch này là quỹ “xé bỏ và thay thế” trị giá 1,9 tỉ USD sẽ bắt đầu chấp nhận đơn đăng ký vào ngày 29.10. Trong cuộc họp trực tuyến hôm 27.9, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) nói với các nhà mạng viễn thông trong nước, đặc biệt là ở nông thôn, rằng thời hạn đăng ký đã được gia hạn đến ngày 14.1.2022.
“Người Mỹ dựa vào mạng lưới truyền thông của mình cho mọi thứ, từ công việc, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí, đến duy trì kết nối với bạn bè và gia đình. Tuy nhiên, những lợi ích này chỉ có sẵn nếu mạng của chúng tôi được bảo mật. Chương trình “xé bỏ và thay thế” hướng tới việc giảm thiểu rủi ro đang tồn tại thông qua thiết bị, dịch vụ của Huawei và ZTE”, Kris Monteith, người đứng đầu Cục Cạnh tranh Trực tuyến của FCC, nói.
FCC lần đầu tiên xác định Huawei và ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia vào tháng 11.2019. Đến tháng 3.2020, ông Trump ký một đạo luật cấm các nhà mạng Mỹ sử dụng trợ cấp liên bang để mua thiết bị mạng từ các công ty viễn thông Trung Quốc bị coi là mối đe dọa an ninh. Mỹ cho rằng các công ty Trung Quốc có nghĩa vụ cung cấp quyền truy cập mạng và chia sẻ dữ liệu bất cứ khi nào chính quyền Bắc Kinh yêu cầu.
Huawei và ZTE đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc. Tháng 12.2019, Huawei kiện FCC, nói rằng công ty đã không được bảo vệ theo quy trình vì bị Mỹ coi là mối đe dọa an ninh quốc gia. Sau một năm xem xét, FCC vẫn giữ nguyên chỉ định đối với ông lớn viễn thông đại lục. Tháng 6.2021, các thẩm phán phúc thẩm liên bang đã ra phán quyết ủng hộ FCC, sau khi Huawei đệ thêm đơn kiện khác về quyết định đó.
Dưới thời Tổng thống Joe Biden, chính quyền Mỹ tiếp tục phát triển chương trình “xé bỏ và thay thế”. Quốc hội Mỹ duy trì lập trường cứng rắn chống lại các công ty công nghệ Trung Quốc nói riêng và cả quốc gia này nói chung. FCC tuân theo lệnh hành pháp của ông Trump để tìm cách thu hồi ủy quyền trước đây về việc mua thiết bị từ năm công ty Trung Quốc, tính cả Huawei và ZTE. Ba công ty khác bao gồm Hytera, Hangzhou Hikvision Digital Technology và Dahua Technology.
FCC cũng mở rộng điều kiện để cung cấp phí hoàn trả cho các nhà cung cấp dịch vụ có tối đa 10 triệu khách hàng. Đây là bước tiến đáng kể so với giới hạn 2 triệu người dùng trước đó. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể đăng ký tài trợ để thay thế bất kỳ thiết bị và dịch vụ nào của Huawei hoặc ZTE mà họ mua trước ngày 30.6.2020. Được biết, các nhà mạng ở nông thôn là một trong những khách hàng đầu tiên của Huawei khi hãng này mở rộng hoạt động kinh doanh ở Mỹ.
Mỹ chốt phương án loại bỏ và thay thế thiết bị viễn thông Huawei, ZTE
Hôm 13/7, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) chốt chương trình 1,9 tỷ USD nhằm loại bỏ và thay thế thiết bị của hai công ty Trung Quốc bị xem là nguy cơ an ninh quốc gia.
Chương trình có mục đích hỗ trợ chi phí cho các nhà mạng nhỏ tại Mỹ trong quá trình thay thế thiết bị viễn thông từ Huawei, ZTE để bảo đảm an ninh. Để được tài trợ, doanh nghiệp phải phục vụ từ 10 triệu khách hàng trở xuống. Ngưỡng này cao hơn nhiều mức đề xuất 2 triệu khách hàng trước đó. Các công ty đủ điều kiện đã mua thiết bị Huawei, ZTE trước ngày 30/6/2020 có thể nộp đơn xin hoàn chi phí thay thế.
Từ lâu, quan chức Mỹ cho rằng, Huawei và ZTE thu thập thông tin nhạy cảm cho Trung Quốc, bất chấp các công ty này liên tục phủ nhận. Dưới quyền cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ thêm một loạt doanh nghiệp Trung Quốc vào danh sách đen kinh tế, bao gồm Huawei, nhà sản xuất chip SMIC, nhà sản xuất drone SZ DJI Technology.
Trong nỗ lực nhằm cô lập hơn nữa Huawei, ông Trump còn hối thúc các nước đồng minh cấm Huawei tham gia mạng 5G như Anh, Canada, Australia, New Zealand. Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo còn gọi Huawei và các công ty quốc doanh Trung Quốc khác là "con ngựa thành Troy cho tình báo Trung Quốc".
Tháng 4 năm nay, chính quyền Tổng thống Joe Biden bổ sung 7 tổ chức siêu máy tính Trung Quốc vào danh sách cấm vận vì "chế tạo siêu máy tính cho các lực lượng quân sự của Trung Quốc, nỗ lực hiện đại hóa quân sự cùng với/hoặc chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt gây mất ổn định".
Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo, "năng lực siêu máy tính vô cùng quan trọng với sự phát triển của nhiều - có lẽ gần như tất cả - vũ khí hiện đại và hệ thống an ninh quốc gia, chẳng hạn vũ khí hạt nhân, vũ khí siêu thanh".
Phó Chủ tịch Huawei Mỹ Glenn Schloss bày tỏ sự thất vọng trước cuộc bỏ phiếu, gọi chương trình là "nỗ lực không thực tế để giải quyết thứ chưa bị hư hỏng". "Sáng kiến của FCC chỉ tạo ra thách thức nghiêm trọng đối với các nhà mạng tại các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa nhất của Mỹ để duy trì mức độ và chất lượng dịch vụ cung cấp mà không gây ra gián đoạn".
Bà Mạnh Vãn Châu sắp hầu tòa online Mạnh Vãn Châu, con gái nhà sáng lập Huawei có thể tham dự phiên tòa online để giải quyết vấn đề liên quan đến yêu cầu dẫn độ của Mỹ. Nguồn tin của Reuters cho biết bà Mạnh Vãn Châu, Giám đốc Tài chính Huawei sẽ tham gia phiên tòa online tại tòa án Brooklyn (Mỹ) để giải quyết vấn đề liên quan...