Mỹ hứa không nghe lén lãnh đạo nước đồng minh
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố nước này sẽ không do thám liên lạc cá nhân của lãnh đạo các quốc gia thân thiết, trong bài phát biểu về cải cách nhằm ứng phó với những tiết lộ của Edward Snowden.
Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua có bài phát biểu quan trọng tại Bộ Tư pháp Mỹ về cải cách NSA. Ảnh: SydneyMorningHerald
Trong bài phát biểu hôm qua tại Bộ Tư pháp, ông Obama trấn an các đồng minh của Mỹ rằng nước này sẽ cân nhắc quan ngại về quyền riêng tư, sau khi cựu nhân viên tình báo Edward Snowden hé lộ bí mật về chương trình theo dõi của Cơ quan An ninh Mỹ (NSA).
Tổng thống Mỹ hứa nước này sẽ không nghe lén lãnh đạo của những quốc gia hay chính phủ là bạn bè, đồng minh thân cận của Mỹ, “nếu không có mục đích an ninh quốc gia thuyết phục”. Một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết điều này sẽ được áp dụng với hàng chục lãnh đạo.
“Lãnh đạo của những nước bạn hữu thân thiết và đồng minh của chúng tôi đáng được biết rằng nếu tôi muốn tìm hiểu xem họ nghĩ gì về một vấn đề, tôi sẽ nhấc điện thoại và gọi cho họ, thay vì dùng cách theo dõi”, Reuters dẫn lời ông Obama nói.
Tuy nhiên, tổng thống Mỹ nói tình báo nước này sẽ tiếp tục thu thập thông tin về ý định của các chính phủ khác, và sẽ không xin lỗi chỉ vì tình báo Mỹ hoạt động hiệu quả hơn các đội ngũ khác.
Video đang HOT
Động thái trên nhằm xoa dịu căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và các nước như Đức, sau khi có báo cáo năm ngoái cho rằng NSA theo dõi điện thoại của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Tổng thống Brazil Dilma Rousseff cũng hoãn một chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington nhằm phản đối việc NSA theo dõi điện thoại và thư điện tử của bà.
Theo Guardian, trong bài phát biểu 5.000 từ, ông Obama hai lần đề cập đến cái tên Snowden. Tổng thống Mỹ chủ yếu tránh nhắc tên cựu nhân viên tình báo này trong những bài phát biểu trước, sau khi anh công bố về hoạt động theo dõi quy mô lớn của NSA hồi tháng 6/2013. “Khi đang có một cuộc điều tra mở, tôi sẽ không nhấn mạnh vào hành động hay động cơ của ông Snowden”, Obama nói khi thông báo về vấn đề cải cách NSA, trong đó có việc chính phủ ngừng lưu trữ dữ liệu điện thoại.
“Tôi sẽ nói rằng việc bảo vệ quốc gia của chúng ta phụ thuộc một phần vào lòng trung thành của những người được giao phó bí mật của đất nước. Nếu bất cứ cá nhân nào phản đối chính sách của chính phủ cũng có thể tự tay công bố tài liệu mật, chúng ta sẽ không bao giờ bảo vệ được người dân hay thi hành chính sách đối ngoại”, Obama cho biết.
Tổng thống Mỹ cũng cho hay thay vì việc chính phủ lưu trữ dữ liệu điện thoại mà NSA thu thập, một bên thứ ba sẽ được thiết lập để lưu dữ liệu thô theo chương trình mới. Dữ liệu sẽ chỉ được tiếp cận với sự cho phép của một quan tòa.
Trong khi đó, cha đẻ của trang Wikileaks, Julian Assange, hiện vẫn sống tại đại sứ quán Ecuador ở London, cho biết “thật đáng xấu hổ với một nguyên thủ quốc gia khi phát biểu trong gần 45 phút mà thực ra gần như chẳng nói gì”.
Theo TNO
"Kẻ phản bội nước Mỹ" Snowden tuyên bố chiến thắng
Những thắng lợi của Snowden là rõ ràng khi Mỹ buộc phải thay đổi nhiều hoạt động trong chương trình do thám của NSA.
Sau một thời gian dài náu mình ở thủ đô Moscow của Nga, gần đây "kẻ phản bội nước Mỹ" Edward Snowden bất ngờ xuất hiện trên truyền thông và tuyên bố rằng nhiệm vụ của anh "đã hoàn thành" và anh là "người chiến thắng" sau khi tiết lộ các bí mật động trời của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố ông sẽ xem xét một số thay đổi trong cách thức hoạt động do thám của NSA để đảm bảo quyền tự do cá nhân cho công dân.
Snowden tuyên bố "nhiệm vụ đã hoàn thành"
Trước đó, một thẩm phán liên bang Mỹ cũng tuyên bố chương trình do thám của NSA là vi hiến, buộc ban cố vấn Tổng thống phải đề xuất 46 thay đổi đối với chương trình này.
Những tiết lộ về chương trình do thám do NSA thực hiện của Snowden đã có tác động lan tỏa đến các cơ quan lập pháp, tư pháp ở Mỹ cũng như toàn thế giới, khi các đồng minh của Mỹ đều giận dữ chỉ trích hành động giám sát điện thoại của Mỹ.
Snowden đã giành hơn 14 giờ trả lời phỏng vấn tờ Washington Post, và đây là lần phỏng vấn đầu tiên của anh kể từ khi được tị nạn tạm thời ở Nga hồi tháng 6. Trong cuộc phỏng vấn này, Snowden cho rằng thử thách đối với anh bây giờ là nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do cá nhân và thúc đẩy Mỹ chấm dứt chương trình do thám quy mô lớn.
Snowden cho biết anh rất hài lòng khi các nhà báo đã nói lên được sự thật về chương trình do thám điện thoại và Internet toàn cầu của Mỹ, và với việc sự thật được phơi bày, anh đã "giành chiến thắng" trước NSA. Snowden cũng khẳng định rằng anh không muốn thay đổi xã hội mà chỉ tạo ra cơ hội để xã hội tự thay đổi.
Snowden trong căn hộ của mình ở Nga
Trong một thông điệp gửi tới công chúng nước Anh thông qua đài truyền hình Channel 4, Snowden cho rằng hành động do thám hiện nay của Mỹ còn kinh khủng hơn những gì khắc họa trong cuốn sách nổi tiếng "1984" của nhà văn George Orwell.
Snowden cho rằng đó là một vấn đề nghiêm trọng bởi nó vi phạm quyền tự do cá nhân, trong khi "chỉ có quyền tự do cá nhân mới cho phép chúng ta biết mình là ai và muốn trở thành như thế nào".
Khi được hỏi về cuộc sống ở Nga hiện nay như thế nào, Snowden nói rằng anh chỉ sống ẩn dật như "một chú mèo trong nhà" và rất ít đi ra ngoài.
Snowden cũng khẳng định rằng anh không hề phản bội nước Mỹ hay NSA. Anh nói: "Tôi không tìm cách hạ gục NSA, tôi chỉ tìm cách làm cho NSA tốt lên. Ngay giờ đây tôi vẫn đang làm việc cho NSA, và chỉ có họ là không nhận ra điều đó."
Theo WP
Tình báo Mỹ thu thập 200 triệu tin nhắn/ngày Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) đã thu thập và lưu trữ gần 200 triệu tin nhắn điện thoại (SMS)trên khắp thế giới mỗi ngày. Một người đang nhắn tin ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc - Ảnh: Reuters Theo đó, tình báo của Mỹ và Anh đều truy cập vào dữ liệu lưu trữ này, tờ Guardian (Anh) ngày 16.1...