Mỹ đứng sau IMF và WB để khoá tay Venezuela
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF sẽ chặn số tiền trị giá 400 triệu đô la của Venezuela cho đến khi ‘Chính phủ được công nhận’.
Cơ quan tài chính quốc tế đã đóng băng việc tiếp cận tiền của Venezuela vào đầu tháng 1.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã công bố hôm thứ Tư rằng họ sẽ tiếp tục chặn quyền truy cập của Venezuela vào khoản 400 triệu đô la quyền rút vốn đặc biệt cho đến khi “vấn đề công nhận chính phủ” được làm rõ.
IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết họ sẵn sàng ‘di chuyển nhanh chóng’ để giúp giảm bớt khủng hoảng nhân đạo ở Venezuela, nhưng vấn đề xác định vai trò lãnh đạo ở Venezuela đang cản trở tiến trình này, Inveting.com đưa tin.
Giám đốc điều hành IMF Christine Lagarde nói với các phóng viên trước các cuộc họp IMF ở Washington, rằng: “Các thành viên của chúng tôi phải chỉ ra cơ quan nào họ công nhận ngoại giao để chúng tôi có thể theo dõi”. Tuyên bố này cũng đã được nhắc lại bởi người phát ngôn của Quỹ IMF.
“Bất kỳ sự tham gia nào của IMF với Venezuela, bao gồm cả việc đáp ứng các yêu cầu giao dịch tài chính tiềm năng, đều dựa trên vấn đề công nhận chính phủ đang được làm rõ”, người phát ngôn nói với AFP. “Chúng tôi được hướng dẫn bởi tư cách thành viên của chúng tôi về vấn đề đó và tại thời điểm này, quyết định này vẫn chưa được thực hiện”.
IMF đã chặn quyền truy cập của Venezuela tới 400 triệu đô la vào đầu tháng 1, sau khi Venezuela giảm tổng số cổ phần từ 1 tỷ đô la.
Các tuyên bố của IMF và Ngân hàng Thế giới xuất hiện sau thông báo của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin đưa ra vào hôm thứ Ba rằng Mỹ sẽ sử dụng cả tài nguyên của IMF và Ngân hàng Thế giới “để xây dựng lại Venezuela”.
Video đang HOT
Theo Danviet
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trạng chết thì chúa cũng băng hà
Theo giới chuyên gia Bắc Kinh cảnh báo, quyết tâm duy trì chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ khiến Mỹ chịu thiệt hại nặng nề.
Thỏa thuận thương mại mới cần cho cả Trung-Mỹ
Trong cuộc đàm phán thương mại, ca Bắc Kinh và Washington đêu không co đương rút lui bởi vì cả hai bên đều cần đên thoa thuân nay, do nhiều lý do nội bộ. Các chuyên gia Trung Quốc đã nêu y kiên như vậy trong cuôc phong vân vơi Sputnik.
Ngày 28/3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đã tới Bắc Kinh để tham gia vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung thứ 8. Cuộc họp chinh được tổ chức vào ngày 29/03.
Giới phân tích Trung Quốc cho rằng, việc hai nước có thể đạt được thỏa thuận thương mại hay không, không chỉ phụ thuộc vào Bắc Kinh, mà chủ yếu là từ phía Washington, bởi sự biến động khó lường trong chính sách của chính quyền Donald Trump là rất cao.
Chính sách của Nhà Trắng không nhất quán qua các thời kỳ, bởi chính quyền Mỹ cũng liên tục thay đổi cùng với các đời Tổng thống Mỹ, do đó, liệu các bên cuối cùng có thể đạt được điều gì đó là rất khó nói đối với Trung Quốc.
Bất chấp những điều đó, Bắc Kinh và Washington có thể sẽ đạt được thỏa thuận trong vài tuần tới, mặc dù vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết, kể cả việc phía Mỹ vẫn duy trì mức thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc và vân đê về các điều kiện thực hiện thỏa thuận.
Nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Trung tâm phân tích Taihe, ông Guo Zhanglin, cho rằng, mặc dù một số người đang lo ngại rằng, điều bất ngờ có thể xảy ra vào phút cuối khiến cuộc đàm phán đã kéo dài gần một năm rơi vào bế tắc, nhưng, xet theo tình hình hiện tại, cả hai bên đều cần đên thỏa thuận này.
Ông Trump cần thỏa thuận này để thâm nhập thị trường không lô cua Trung Quốc, nhằm cân bằng quan hệ thương mại giữa hai nước va chấm dứt chiến tranh thương mại càng sớm càng tốt, cung như đê trấn an cử tri trước mùa bầu cử Mỹ năm 2020.
Đối với Trung Quốc, thỏa thuận này là cần thiết để sắp xếp lại và ổn định quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.
Do đó, ca hai bên đêu không co đương rút lui, và đây là lý do tại sao thỏa thuận thương mại sẽ đạt được với xác suất cao.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang gây ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế thế giới
Ông Guo Zhanglin cho rằng, nếu hai bên có thể tao bước đột phá trong vòng đàm phán thứ chín se diễn ra vào tháng 4 tới tại Washington, thì sau đo ho chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn đê soạn thảo văn kiện thỏa thuận, và ông Tập có thể ký thỏa thuận chung tại dinh thự Mar-a-Lago của ông Trump.
Mỹ-Trung không muốn sa vào tình trạng "lưỡng bại câu thương"
Còn chuyên gia Wang Zayban tư Trung tâm phân tích Taihe nhân đinh rằng, cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ đang ở giai đoạn cuối và hai bên đang thảo luận về các chi tiết cuối cùng.
Tất cả các yếu tố đều chỉ ra rằng, sự cạnh tranh kéo dài mai của Mỹ với Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại là không có lợi cho Hoa Ky, kể cả trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Mỹ sử dụng sức mạnh nhà nước hòng tiêu diệt Huawei, nhưng kết quả là điều đó lại có tác dụng quảng cáo cho Huawei. Ngoài ra, viêc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc gây thiệt hại cho cả hai phía, thậm chí nền kinh tế Mỹ có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Do đó, việc tiếp tục áp dụng chính sách thuế quan như hiện nay là không khôn ngoan, đặc biệt trước thềm cuộc bầu cử Mỹ năm 2020.
Một chuyên gia khác tư Trung tâm phân tích Taihe là ông Ding Yifan nhận định rằng, trong trường hợp hai bên đạt được thỏa thuận, khả năng cua Mỹ thực hiện nghĩa vụ của mình vẫn là một dấu hỏi. "Co chu y đên tình trang nội bộ Mỹ và cách Mỹ tiếp cận cac vấn đề, chung tôi lo ngai vê khả năng của Mỹ tuân thủ cac thỏa thuận" - ông Ding nói.
Nhà phân tích Trung Quốc nói thêm rằng, như thông lệ Washington nắm quyền biểu quyết cuối cùng va khẳng định răng, đang có những vấn đề với việc hang hoa My tiếp cận thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, hang hoa Trung Quôc cung có vấn đề vơi việc tiếp cận thị trường Mỹ.
Hiện nay, tổng sản lượng cua nền kinh tế Trung Quốc la lớn hơn cả nền kinh tế của 28 nước EU gộp lại, nhưng, mức đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ lại thấp hơn so vơi EU. Điều này cho thây răng, Hoa Ky đang phân biệt đối xử với các công ty Trung Quôc muốn tiếp cận thị trường Mỹ.
Chuyên gia Ding Yifan nhấn mạnh, hiện nay các bên cần tìm cách kiểm soát xu hướng này. Trung Quốc và Mỹ cần tìm được giải pháp chung chấp nhận được cho cả hai quốc gia, còn một số vấn đề không thể giải quyết ngay bây giờ có thể tạm thời gác lại sau.
Chỉ có như vậy hai bên mới có thể ký kết thỏa thuận và chấm dứt cuộc Chiến tranh thương mại giữa hai bên.
Nhật Nam
Theo Datviet
Vòng đàm phán thứ 8 thương mại Mỹ - Trung: Chưa có gì chắc chắn Ngày 28-3, Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán thương mại thứ 8 tại Bắc Kinh nhằm chấm dứt tình trạng chiến tranh thương mại. Đây là cuộc đàm phán cấp bộ trưởng đầu tiên kể từ khi Mỹ lùi việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc tới sau hạn chót 1-3. Ưu đãi doanh nghiệp nhà nước đối...