Mỹ điều tra chống bán phá giá phụ kiện thép rèn nhập khẩu
Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố kết quả cuộc điều tra thuế đối kháng vào ngày 31/3/2020 và điều tra thuế chống bán phá giá vào ngày 15/6/2020.
Ảnh minh họa. (Nguồn Yonhap)
Bộ Thương mại Mỹ đã mở các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng phụ kiện thép rèn nhập khẩu của Hàn Quốc và Ấn Độ.
Trong thông báo mới đây, Bộ Thương mại Mỹ cho biết nếu các cuộc điều tra này và cuộc điều tra của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) phát hiện phụ kiện thép rèn xuất khẩu của Hàn Quốc và Ấn Độ được trợ giá không công bằng làm tổn hại ngành công nghiệp Mỹ, Bộ Thương mại sẽ áp thuế đối với mặt hàng này.
Nếu kết luận các mặt hàng này không được trợ giá hoặc không được bán phá giá, các cuộc điều tra sẽ khép lại và Bộ Thương mại Mỹ sẽ không áp thuế.
Dự kiến, Bộ Thương mại Mỹ sẽ công bố kết quả cuộc điều tra thuế đối kháng vào ngày 31/3/2020 và điều tra thuế chống bán phá giá vào ngày 15/6/2020.
Các cuộc điều tra được tiến hành sau khi tập đoàn Bonney Forge có trụ sở ở bang Pennsylvania và Nghiệp đoàn công nhân ngành thép (USW) đệ đơn kiến nghị, cáo buộc Hàn Quốc bán phá giá phụ kiện thép rèn của Hàn Quốc với biên độ từ 45,31%-198,38% và Ấn Độ với biên độ từ 52,48%-293,4%.
Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu phụ kiện thép rèn của Ấn Độ và Hàn Quốc vào Mỹ lần lượt là 92,6 triệu USD và 67,6 triệu USD.
Theo Phan An
Video đang HOT
TTXVN/Vietnam
Nam Định: Giá cá bống bớp rớt 'cái bịch', dân nuôi thua lỗ nặng
Chưa bao giờ giá cá bống bớp nuôi ở Nam Định lại giảm sâu và giảm kéo dài như năm nay. Cá bống bớp thương phẩm liên tục giảm giá mạnh, đang từ 260.000-300.000 đồng/kg xuống còn 170.000-180.000 đồng/kg và chưa có dấu hiệu nhích lên.
Giá cá bống bớp "bốc hơi" một nửa
Nhiều năm trước, cá bống bớp được ví như "con làm giàu" của một số xã ven biển thuộc huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định). Tuy nhiên, 1 năm trở lại đây, nhiều người nuôi cá bống bớp không còn mặn mà chăm sóc, bởi giá cả bấp bênh, dịch bệnh, đầu ra không ổn định.
Hiện giá cá bống bớp thương phẩm trên địa bàn tỉnh Nam Định giảm mạnh, hiện chỉ còn 170.000-180.000 đồng/kg, giảm gần 50% so với cách đây hơn 6 tháng.
Phóng viên có mặt tại vùng nuôi cá bống bớp của huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) - một trong những vùng nuôi cá bống bớp lớn nhất tỉnh Nam Định nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung. Diện tích nuôi loài cá bống bớp ở huyện Nghĩa Hưng hiện lên tới hàng trăm ha. Đi đến đâu, chúng tôi cũng nghe người nuôi cũng than vãn vì giá cá rớt thê thảm.
Theo những người nuôi cá bống bớp, giá cá bắt đầu giảm từ khi Trung Quốc ngừng hẳn nhập khẩu tiểu ngạch loài cá này. Đây chính là nguyên nhân chính khiến giá cá bống bớp "bốc hơi" mất gần một nửa. Cụ thể, đang từ mức 260.000-300.000 đồng/kg nay xuống còn 170.000 đồng/kg (size cá loại 1). Đây là mức giá thấp và kéo dài kỷ lục từ đầu năm đến nay. Với mức giá này, nhiều hộ nuôi không đạt thì lỗ nặng.
Anh Trần Văn Hưởng (47 tuổi) ở khu 5, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng cho biết, từ năm 2018 trở về trước, giá cá bống bớp giữ ổn định khoảng 260.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên tới 330.000 đồng/kg. Tuy nhiên, từ năm 2019, giá bống bớp bỗng nhiên tụt giảm sâu (chỉ còn 170.000-180.000 đồng/kg tùy loại).
Hiện nhiều người nuôi cá bống bớp ở huyện Nghĩa Hưng không còn mặn mà, bởi giá cả bấp bênh, dịch bệnh, đầu ra không ổn định.
Trong khi đó, giá thành sản xuất 1kg cá bống bớp khoảng 200.000 đồng, nuôi hơn 1 năm mới được thu hoạch. Do thua lỗ đã buộc gia đình anh phải chuyển sang nuôi cá mú, bởi đây là đối tượng có giá trị kinh tế cao, tiêu thụ nội địa tốt, không phụ thuộc vào biến động thị trường nước ngoài.
"Các năm trước cũng có thời điểm giá cá rớt xuống thấp, nhưng chỉ duy trì trong thời gian ngắn khoảng hơn 1 tháng rồi lại tăng mạnh và giữ ở mức ổn định trên 260.000 đồng/kg. Nhưng trong năm nay giá cá giảm kỷ lục và kéo dài. Nếu cứ đà này thì ở đây sẽ không còn một hộ nào nuôi loại cá này nữa", anh Hưởng thở dài than với phóng viên.
Không chỉ các hộ dân nuôi cá bống bớp thương phẩm gặp khó mà các cơ sở ương nuôi cá bống bớp giống và doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng đang chật vật.
"Hiện giá cá bống bớp giống đã giảm gần 50% so với cùng kỳ năm 2018 và hiện chỉ còn khoảng 3.000 đồng/con. Giá giảm mạnh như thế nhưng đầu ra cũng gặp khó bởi các hộ nuôi cá bống bớp thịt ở đây không mặn mà...", ông Nguyễn Văn Sơn (khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng) chia sẻ với phóng viên.
Do giá cá bống bớp xuống thấp nên đã buộc gia đình anh Trần Văn Hưởng phải chuyển sang nuôi cá mú để tránh thua lỗ.
Đâu là nguyên nhân?
Theo tìm hiểu phóng viên, từ đầu năm nay, Trung Quốc đã siết chặt việc xuất, nhập khẩu nông sản đường tiểu ngạch. Điều này đã khiến cá bống bớp ứ đọng, rớt giá.
Một doanh nghiệp chuyên thu mua và xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Trung Quốc ở tỉnh Nam Định xác nhận vấn đề trên và cho biết, phía Trung Quốc đang muốn Việt Nam phải xuất khẩu thủy hải sản bằng đường chính ngạch, đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Nhưng hiện mặt hàng cá bống bớp xuất khẩu chính ngạch bị nhiều rào cản vì chưa đáp ứng các yêu cầu của thị trường này.
"Không chỉ riêng cá bống bớp mà tất cả các mặt hàng thủy hải sản khác muốn xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch như trước đây là rất khó, vì Trung Quốc bắt bớ và xử phạt rất nghiêm. Hơn nữa chi phí giờ đi được hàng tiểu ngạch tăng gấp nhiều lần và rủi ro rất lớn ", đại diện doanh nghiệp này tiết lộ với phóng viên.
Thị trường chủ lực của cá bống bớp ở huyện Nghĩa Hưng là xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc nay bị siết chặt.
Lý giải về điều này, ông Nguyễn Văn Sơn (khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng), chủ một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu cá bống bớp sang thị trường Trung Quốc cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến con cá bống bớp chưa thể thông quan chính ngạch sang Trung Quốc. Thứ nhất, cá bống bớp chưa nằm trong danh mục thủy sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Thứ hai, các lô sản phẩm nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc phải truy xuất được nguồn gốc xuất xứ (nuôi tại các vùng đã được cấp mã số). Thứ ba, phải tuân thủ quy cách đóng gói, tem nhãn, mã vạch theo yêu cầu của phía Trung Quốc. Thứ tư, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phải được Trung Quốc chấp thuận.
Cũng theo ông Sơn, những năm trước, khi Trung Quốc chưa siết chặt hoạt động thương mại theo đường tiểu ngạch, mỗi ngày doanh nghiệp của ông xuất khoảng 2-3 tấn bống bớp cho đối tác nước bạn. Vậy nhưng, thời điểm này mỗi ngày ông chỉ xuất bán được khoảng 400-500kg chủ yếu là ở thị trường nội địa.
Hiện nay, rất nhiều hộ nuôi cá bống bớp ở huyện Nghĩa Hưng đã chuyển sang nuôi cá mú.
Trao đổi với phóng viên, ông Khương Văn Toàn, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nghĩa Hưng xác nhận và cho biết, hiện diện tích nuôi cá bống bớp của toàn huyện chỉ còn khoảng 200 ha, giảm gần một nửa so với trước đây. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu cá bống bớp sang Trung Quốc gần như "đóng băng". Điều này khiến đầu ra gặp khó nên giá cá bống bớp giảm sâu, các hộ nuôi không còn mặn mà với con cá bống bớp và chuyển sang nuôi các loại cá khác.
"Đầu ra của con cá bống bớp gặp khó do thị trường Trung Quốc đã có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nhập khẩu, siết chặt việc nhập khẩu thương mại nông thủy sản qua đường tiểu ngạch. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp thu thủy sản trên địa bàn huyện vốn quen với việc xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nên các doanh nghiệp này hầu hết chưa đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc. Trước mắt, chính quyền, ngành chức năng khuyến khích các hộ nuôi trồng thủy sản đa dạng con nuôi...", ông Khương Văn Toàn thông tin thêm.
Theo PHẠM ANH (Dân Việt)
Bốn loại quả Tàu đội lốt hàng Tây, tin lời dân buôn ăn cú hớ nặng Không chỉ đội lốt đặc sản Việt, năm nay nhiều loại trái cây Trung Quốc còn được dân buôn gắn "mác Nhật", "mác Tây Ban Nha" hay "mác Ấn Độ",... Các bà nội trợ Việt tranh nhau mua mà không biết mình bị hớ nặng. Trái cây Trung Quốc tràn ngập chợ Việt đã nhiều năm nay. Thông tin từ Cục Chế biến...