Mỹ đáp trả khi Tổng thống Ukraine cáo buộc phương Tây ‘kéo dài’ việc cung cấp vũ khí tầm xa
Tổng thống Ukraine đã đề cập đến các hạn chế từ Mỹ và Anh trong việc sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào lãnh thổ Nga, khiến Kiev cảm thấy như “ chiến đấu với một tay bị trói sau lưng”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) trong cuộc gặp người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky nhân một sự kiện ở Washington DC. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo tờ Independent của Anh ngày 4/10, trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine tiếp tục diễn ra và căng thẳng gia tăng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã cáo buộc phương Tây, đặc biệt là các đối tác NATO, đang “kéo dài” quyết định về việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Kiev. Tuyên bố này được đưa ra trong cuộc họp báo chung với tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Kiev, nơi ông Zelensky nhấn mạnh rằng Ukraine cần đủ số lượng và chất lượng vũ khí để bảo vệ mình trước các cuộc tấn công của Nga.
Hãng tin AFP cũng dẫn lời Tổng thống Zelensky cho rằng, sự chậm trễ trong việc cung cấp tên lửa tầm xa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phòng thủ và tấn công của Ukraine. Ông Zelensky nêu rõ: “Chúng ta cần đủ số lượng và chất lượng vũ khí, bao gồm cả vũ khí tầm xa, mà theo tôi, các đối tác của chúng tôi đã kéo dài”. Theo ông Zelensky, việc có được những vũ khí này là cần thiết để bảo vệ lãnh thổ Ukraine và tấn công vào các mục tiêu bên trong Nga, nơi mà các tên lửa và thiết bị bay không người lái của Moskva đang gây ra những thách thức lớn.
Phản ứng trước những cáo buộc này, Phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh khẳng định rằng Mỹ không có ý định kéo dài thời gian cung cấp vũ khí. Bà Sabrina Singh nhấn mạnh: “chúng tôi có nguồn cung cấp tên lửa tầm xa hạn chế” và bác bỏ ý kiến cho rằng sự trì hoãn đến từ phía Washington. Điều này cho thấy một thực tế phức tạp trong mối quan hệ giữa Mỹ và Ukraine, nơi mà cả hai bên đang tìm kiếm sự phối hợp hiệu quả hơn trong cuộc xung đột với Nga.
Trên thực địa, tình hình cũng trở nên căng thẳng hơn khi Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine, Tướng Oleksandr Syrskyi cho biết ông đã ra lệnh tăng cường phòng thủ ở khu vực Donetsk sau khi quân đội Ukraine phải rút lui khỏi Vuhledar. Ông thừa nhận rằng việc mất Vuhledar là một tổn thất lớn và bảo toàn tính mạng binh sĩ là ưu tiên hàng đầu.
Trong khi đó, Tổng thống Zelensky cũng đề cập đến việc các đối tác phương Tây, bao gồm Mỹ và Anh, đã cấm Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa chống lại các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga. Ông Zelensky cho rằng những hạn chế này giống như việc Ukraine “chiến đấu với một tay bị trói sau lưng”, đồng thời nhấn mạnh rằng Nga vẫn tiếp tục tấn công vào nhiều địa điểm ở Ukraine, làm gia tăng áp lực lên Kiev.
Video đang HOT
Tại cuộc họp báo trên, tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã khẳng định rằng NATO vẫn sát cánh cùng Ukraine và cam kết hỗ trợ quân sự cho quốc gia này. Ông Rutte nhấn mạnh rằng đây là ưu tiên hàng đầu của mình và khẳng định “sự hỗ trợ này sẽ không bao giờ bị giảm sút”. Bất chấp những cam kết đó, Tổng thống Zelensky vẫn không ngừng bày tỏ sự không hài lòng về tốc độ và khối lượng viện trợ từ phương Tây.
Nhà lãnh đạo Ukraine đã nhiều lần nhấn mạnh rằng sự chậm trễ trong việc cung cấp vũ khí có thể tạo ra hậu quả nghiêm trọng đối với khả năng phòng thủ của nước này.
Ukraine chế tạo tên lửa bắn tới Nga, Moscow dựng "lưới lửa" đánh chặn
Giới chức Ukraine liên tục tiết lộ thông tin về loại tên lửa tầm xa, có thể tấn công lãnh thổ Nga giữa lúc xung đột leo thang.
Hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga (Ảnh: Sputnik).
Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, tuyên bố tên lửa do Ukraine sản xuất đã được chế tạo từ năm 2020 và có thể sớm đạt tầm bắn khoảng 1.000-1.500km vào lãnh thổ Nga.
Ông Danilov không nêu tên loại tên lửa mới và không đưa ra mốc thời gian rõ ràng cho việc triển khai vũ khí này.
Tuy nhiên, ông cho biết tên lửa và máy bay không người lái của Ukraine sẽ chỉ nhắm mục tiêu vào các nhà máy và cơ sở quân sự của Nga, chứ không nhắm vào các mục tiêu dân sự.
Quan chức Ukraine khẳng định, các vụ đánh bom cơ sở dầu khí hoặc những công trình khác là do các nhóm du kích ở Nga thực hiện và Ukraine không liên quan tới các vụ việc này.
Trước đó, ông Danilov cũng tuyên bố Ukraine đã sử dụng một loại tên lửa mới, vận hành "không một chút sai sót nào" để phá hủy tổ hợp phòng không S-400 của Nga trên bán đảo Crimea hồi tháng 8. Ông nói rằng đây là "tên lửa hiện đại, hoàn toàn mới".
Theo ông Danilov, Ukraine đã và đang phát triển chương trình tên lửa và máy bay không người lái của riêng họ từ lâu nên việc tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga, ngay cả khi chúng ở cách xa 1.500 km, không còn là vấn đề.
Cuối tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiết lộ nước này đã thử thành công vũ khí tấn công với tầm bắn tới 700km. Nếu được biên chế, vũ khí này sẽ gia tăng đáng kể sức mạnh quân sự của Ukraine. Tuy nhiên, ông cũng không cung cấp thêm thông tin chi tiết.
Nếu Ukraine phát triển thành công vũ khí tấn công tầm xa, điều này có thể tạo nên sự thay đổi trên chiến trường khi Kiev có thể mở rộng năng lực nhằm vào những mục tiêu xa hơn của Nga trong tương lai mà không phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn viện trợ từ phương Tây.
Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn tổng thống Ukraine, ngày 30/8 tuyên bố các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần đây vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga là dấu hiệu cho thấy chiến sự đang "ngày càng dịch chuyển sang lãnh thổ Nga".
Nga được cho là đã triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ thủ đô Moscow trước các đòn tập kích của UAV.
Hôm 3/9, truyền thông Nga đã đưa tin về việc xây dựng địa điểm đặt hệ thống tên lửa phòng không Pantsir S-1 ở thủ đô Moscow, cách nơi ở của Tổng thống Nga Vladimir Putin chưa đầy 10km.
Trước đó, các kênh tin tức của Ukraine cho biết, hồi tháng 1, Điện Kremlin đã triển khai các hệ thống phòng không trên nóc một số tòa nhà ở Moscow.
Chính quyền thành phố Moscow và Bộ Quốc phòng Nga đang xây dựng các địa điểm phòng thủ tên lửa mới để bảo vệ thủ đô khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái.
Theo truyền thông Nga, trong nhiều năm qua, nhằm bảo vệ thủ đô Moscow, Nga triển khai hàng loạt các hệ thống phòng vệ như S-500, S-400, S-300, Pantsir-S, S-350. Các tổ hợp này sẽ hoạt động bọc lót cho nhau, chuyên nhận nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu từ tầm gần cho tới tầm xa. Hệ thống phòng thủ đa tầng giúp cho Nga nhận được thông tin cảnh báo sớm về mối đe dọa nhằm vào Moscow và có phương án đánh chặn cụ thể.
Với mục tiêu tấn công bán kính ngoài 200km, Nga sử dụng các bệ phóng tên lửa, tầm xa S-400 và S-500 để ngăn chặn mối đe dọa từ xa. Với phạm vi trung bình 40-200km, Nga điều động các hệ thống S-300 và S-350 để bảo vệ các cơ sở công nghiệp, hành chính và quân sự. Các tổ hợp Pantsir-S hay Buk nhận nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu tầm ngắn.
Nga không chỉ có các hệ thống phòng không đảm nhận nhiệm vụ phòng thủ ở Moscow, mà còn sử dụng hệ thống tác chiến điện tử để đánh chặn mối đe dọa này.
Trên thực tế, khí tài tác chiến điện tử (EW) có thể có hiệu quả đánh chặn tương đối hiệu quả với các mục tiêu bay tầm thấp như UAV. Hồi tháng 5, Viện RUSI (Anh) công bố báo cáo cho biết, EW của Nga dường như đang gây ra thiệt hại đáng kể cho dàn UAV của Ukraine mà không cần phải sử dụng tới bất cứ một viên đạn nào.
Lầu Năm Góc nói về khả năng bắn hạ tên lửa Nga từ lãnh thổ Ba Lan hoặc Romania Theo Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh, việc quân đội phương Tây bắn hạ tên lửa của Liên bang Nga trên bầu trời Ukraine sẽ lôi kéo Mỹ vào cuộc xung đột. Phó Thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh. Ảnh cắt từ clip do Reuters phát Ngày 3/10, theo giờ địa phương, Phó Thư ký báo...