Mỹ có thể thua Nga, Trung Quốc vì vấn đề này
Mỹ trong một thời gian dài lấy Nga làm đối tượng cạnh tranh, đối tượng tác chiến. Nay có thêm Trung Quốc. Sức mạnh vượt trội của Mỹ là điều không cần bàn cãi nhưng chính chuyên gia của Mỹ nói, họ có thể thua Nga, Trung trong một cuộc chiến vì một vấn đề.
Vấn đề đó nằm ở khâu “ năng lực chuyển quân”. Chuyên gia quân sự cấp cao Kris Osborn viết trên National Interest rằng Bộ Tư lệnh Hải vận quân đội Mỹ đang thiếu cả nhân sự lẫn tàu vận tải.
Một tàu vận tải của quân đội Mỹ.
Các máy bay vận tải C 5, C 17 và các phương tiện vận tải đường không khác tất nhiên có thể mang binh lính ra tiền tuyến, nhưng làm sao có thể mang đủ số xe tăng, xe bọc thép hạng nặng tới châu Âu trong khi thiếu tàu vận tải hiện đại? Làm sao Mỹ có thể đối chọi với sự xâm lấn của Trung Quốc ở Thái Bình Dương, đảm bảo các hải lộ thương mại quan trọng ở đây thông suốt? Làm sao có thể đưa các hệ thống pháo và xe bọc thép tới các đảo quan trọng ở Thái Bình Dương?
Vậy thực trạng đội tàu vận tải quân sự của Mỹ ra sao? Theo chuyên gia Osborn, hạm đội tàu vận tải quân sự của Mỹ vừa quá nhỏ vừa cần nâng cấp và hiện đại hóa nhiều. Nhiều tàu sử dụng hệ thống lực đẩy hơi nước lạc hậu và quan trọng là không thể chuyển các loại hàng hạng nặng ở mức đáp ứng yêu cầu của một cuộc chiến với Nga hay Trung Quốc. Vừa cần nâng cấp, vừa cần thêm tàu mới là hiện trạng của hạm đội vận tải Mỹ.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn với Defense News cuối năm ngoái, chuẩn đô đốc Mỹ đã về hưu Mark Buzby nói độ tuổi trung bình của hạm đội tàu vận tải là 43 năm. Trong số 46 tàu mà ông quản lý, 24 tàu cần được nâng cấp khẩn cấp.
Mỹ được cho là thiếu tàu vận tải quân sự
Quan điểm của các nghị sỹ quốc hội Mỹ cũng song trùng với ý kiến của chuẩn đô đốc Buzby khi bày tỏ mối lo ngại về năng lực phục vụ của Lực lượng Hải vận Mỹ trong một cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó, các quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ thường xuyên nói về sự cần thiết phải đưa thêm lực lượng hạng nặng sang Đông Âu. Trong vài năm gần đây, Mỹ đã đưa ít nhất hai lữ đoàn thiết giáp chiến đấu, cùng với lữ đoàn xe chiến đấu bộ binh Stryker. Tất cả đều dựa vào không vận.
Người ta nói đây là nỗ lực của Mỹ nhằm gửi tới Nga một thông điệp rằng các lực lượng chiến đấu của Mỹ có thể dịch chuyển nhanh chóng từ nhiều nơi ở châu Âu nếu cần thiết.
Tuy nhiên người Mỹ vẫn phải thừa nhận Nga và trước đây là Liên Xô đã xây dựng hệ thống đường sắt và trong nhiều thập kỷ, tỏ ra ưu việt hơn hệ thống vận tải đường sắt của NATO và các đồng minh ở Tây Âu. Và như thế, nhu cầu cải thiện năng lực của lực lượng Hải vận quân đội Mỹ lại càng cần thiết.
Nhưng còn một “kẻ thù tiềm tàng” khác mà các tướng lĩnh Mỹ phải đau đầu đối phó, khi bàn đến năng lực vận tải. Đó là Trung Quốc. Phó đô đốc hải quân Mỹ đã nghỉ hưu A. Brown trong một bài luận đã viết: “Trung Quốc có số công ty tàu biển nhiều nhất thế giới, là nhà đóng tàu lớn nhất thế giới, có số công ty vận hành cảng biển lớn nhất thế giới với tầm ảnh hưởng toàn cầu. Người Trung Quốc đóng tàu với công nghệ Trung Quốc, do công ty Trung Quốc vận hành, ghé vào các cảng khắp thế giới do người Trung Quốc quản lý. Rõ ràng về mặt này, Mỹ không thể sánh được”.
Theo DNVN
Máy bay quân sự Ấn Độ mất tích gần biên giới Trung Quốc
Một máy bay vận tải quân sự thuộc biên chế không quân Ấn Độ đã biến mất không lâu sau khi cất cánh, với điểm đến là một thung lũng gần biên giới Trung Quốc.
Theo India Today, chiếc máy bay vận tải Antonov An-32 thuộc biên chế không quân Ấn Độ đã mất tích chỉ 35 phút sau khi cất cánh từ căn cứ quân sự Jorhat ở bang Assam hôm 3/6. Trên máy bay có 13 người, gồm 8 thành viên phi hành đoàn và 5 hành khách.
Quân đội Ấn Độ cho biết máy bay An-32 biến mất khỏi màn hình kiểm soát không lưu khi đang trên đường tới bãi hạ cánh Mechuka, nằm trong thung lũng cùng tên thuộc bang Arunachal Pradesh. Khu vực này chỉ cách biên giới Trung Quốc 29 km.
Một chiếc Antonov An-32 trong biên chế không quân Ấn Độ. Ảnh: India Today.
Không quân Ấn Độ đã triển khai tất cả nguồn lực hiện có, gồm nhiều tiêm kích Su-30 và máy bay vận tải chuyên dụng cho các hoạt động đặc biệt C-130 Hercules, để xác định vị trí hiện tại của chiếc An-32.
Antonov An-32 là loại máy bay vận tải phản lực 2 động cơ, do Liên Xô sản xuất. Loại máy bay này được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Hiện nay, An-32 chủ yếu hoạt động trong biên chế của Ấn Độ, Ukraine và một số quốc gia Nam Mỹ.
Đây không phải lần đầu tiên sự cố xảy ra với máy bay vận tải Antonov An-32 của không quân Ấn Độ. Tháng 7/2016, một chiếc An-32 chở 29 người cũng biến mất khi bay qua vùng trời phía trên vịnh Bengal.
Chiếc máy bay cất cánh từ căn cứ quân sự Chennai, với đích đến ở quần đảo Andaman và Nicobar, đã mất liên lạc qua radar với cơ quan kiểm soát không lưu khoảng một giờ sau khi cất cánh.
Sau khi chiếc máy bay biến mất, không quân Ấn Độ đã mở cuộc tìm kiếm được đánh giá là lớn nhất đối với máy bay mất tích trên biển. Tuy nhiên, chiếc An-32 vẫn không được tìm thấy. Tháng 9/2016, các nỗ lực tìm kiếm máy bay mất tích chấm dứt.
Theo Zing
Tiêm kích Phần Lan giám sát máy bay vận tải Nga Không quân Phần Lan ngày 27-5 đã điều các máy bay tiêm kích F/A-18C Hornet giám sát 2 máy bay vận tải An-12 và An-72 của Nga hoạt động tại không phận quốc tế trên vịnh Phần Lan gần biên giới với nước này. Máy bay vận tải An-72 Mối quan hệ giữa Nga và Phần Lan gần đây có dấu hiệu gia...