Mỹ chuyển đạn dược thu của Iran cho Ukraine
Theo quân đội Mỹ, nước này đã gửi cho Ukraine hơn một triệu viên đạn của Iran bị tịch thu trước đó.
Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) ngày 4/10 cho biết số đạn dược này đã bị tịch thu vào năm ngoái từ một tàu mà họ cáo buộc vận chuyển vũ khí từ Iran cho nhóm phiến quân Houthi ở Yemen.
“Chính phủ Mỹ đã chuyển khoảng 1,1 triệu viên đạn 7,62mm cho lực lượng vũ trang Ukraine” vào ngày 2/10, CENTCOM cho biết trong một tuyên bố, đồng thời khẳng định họ đã “có được quyền sở hữu những loại đạn này vào ngày 20/7/2023, thông qua Yêu cầu tịch thu dân sự của Bộ Tư pháp”.
Video đang HOT
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Tehran và Washington, trong đó sự hỗ trợ của Iran cho nỗ lực của Nga trong cuộc chiến ở Ukraine và nhóm phiến quân Houthi ở Yemen là những vấn đề gây tranh cãi.
Lô đạn dược này khó có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong nỗ lực của Ukraine trên chiến trường, khi vũ khí tầm xa và hệ thống phòng không được ưu tiên lớn hơn đối với nước này trong cuộc chiến với Nga.
Hỗ trợ quân sự từ Mỹ đã đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của Ukraine, tuy nhiên, các thành viên của Đảng Cộng hòa Mỹ đã cam kết sẽ hạn chế các nguồn tài chính tiếp theo tài trợ cho Ukraine.
Hỗ trợ cho Ukraine cũng nổi lên như một điểm nóng trong bối cảnh Quốc hội Mỹ nỗ lực thông qua gói chi tiêu ngắn hạn trong tuần qua nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, đồng thời loại bỏ hỗ trợ bổ sung khỏi dự luật cuối cùng.
Không rõ liệu ban lãnh đạo của Đảng Cộng hòa, đảng chiếm đa số tại Hạ viện, có thể tích lũy được sự hỗ trợ cần thiết để tiến hành các gói viện trợ trong tương lai hay không.
Lầu Năm Góc ngày 3/10 cho biết khoản hỗ trợ đã được phê duyệt trước đó cho phép Mỹ duy trì mức hỗ trợ hiện tại cho Ukraine trong “lâu hơn một chút” nhưng sự chấp thuận của Quốc hội đối với khoản chi tiêu mới sẽ là cần thiết để thực hiện điều đó trong dài hạn.
Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt Ukraine vào tháng 2/2022, Mỹ đã đề nghị hỗ trợ quân sự hơn 43 tỷ USD, chiếm hơn một nửa tổng số hỗ trợ quốc tế
Iran sản xuất thành công chất phóng xạ Caesi-137
Ngày 27/8, Hãng thông tấn chính thức IRNA đưa tin Iran đã tự sản xuất thành công chất phóng xạ Caesi-137.
Đây được xem là một thành tựu mới của ngành công nghiệp hạt nhân của nước này.
Tổ chức hạt nhân Iran công bố sản xuất hạt nhân phóng xạ. Ảnh: tehrantimes.com
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, phát biểu tại buổi lễ công bố, Chủ tịch Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Mohammad Eslami khẳng định tổ chức này đã sản xuất được chất phóng xạ hạt nhân nói trên trong vòng 6 tháng.
IRNA cho biết chất phóng xạ hạt nhân này được tạo ra nhờ kết quả của một dự án nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Công nghệ và Khoa học Hạt nhân Iran nhằm phát triển kỹ thuật để tách và tinh chế Caesi-137 trong quá trình phản ứng phân hạch hạt nhân.
Caesi-137 là một chất phóng xạ hạt nhân có chu kỳ bán rã khoảng 30 năm, không tồn tại trong tự nhiên mà chủ yếu được tìm thấy trong nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng và chất thải phóng xạ.
Caesi-137 có nhiều ứng dụng thực tiễn trong lĩnh vực y tế và công nghiệp, thường được sử dụng trong các thiết bị đo bức xạ, xạ trị, trị liệu bức xạ và nhiều loại máy đo công nghiệp khác.
BRICS mở rộng sẽ chiếm gần 40% nền kinh tế toàn cầu Trích dẫn các tính toán dựa trên dữ liệu toàn cầu, một số phương tiện truyền thông Nga đưa tin việc kết nạp thêm 6 thành viên mới sẽ thúc đẩy các quốc gia BRICS vượt xa đối thủ G7 về mặt kinh tế. Ảnh minh hoạ: Getty Images Theo đài RT (Nga), BRICS hiện bao gồm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ,...