Nga muốn thúc đẩy việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nhận định hiện là thời điểm tích cực để Mỹ và Iran đàm phán khôi phục thỏa thuận hạt nhân và Moskva hy vọng về các bước nhằm thúc đẩy các nỗ lực liên quan tới Kế hoạch hành động chung toàn diện ( JCPOA).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tham dự Hội đồng Nhân quyền tại Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 2/3/2023. Ảnh tư liệu: Reuters
Thử trưởng Sergei Ryabkov nói thêm: “Chúng tôi biết rằng các cuộc tiếp xúc giữa Washington và Tehran vẫn tiếp tục, kể cả thông qua trung gian hòa giải của một số quốc gia ở Vịnh Persian… đây là thời điểm tích cực”.
Bình luận về khả năng nối lại đàm phán ở Vienna về thỏa thuận hạt nhân, nhà ngoại giao này lưu ý rằng Tehran đã sẵn sàng, Moskva và Bắc Kinh cũng ủng hộ quyết định như vậy, nhưng phương Tây giữ quan điểm khác biệt “do những cân nhắc không liên quan trực tiếp đến JCPOA, có thể gọi chung là tiếp tục những nỗ lực gây áp lực lên các quốc gia phản đối”.
Video đang HOT
Trước đó, có tin rằng Iran và Mỹ đã nhất trí về các thỏa thuận trao đổi tù nhân, đổi lại Tehran được cho là có quyền tiếp cận tài sản bị phong tỏa trị giá 6 tỷ USD để sử dụng cho mục đích nhân đạo.
Về quan hệ giữa Nga và Iran, ông Ryabkov cho biết việc hợp tác quân sự giữa nước này và Iran sẽ không chịu khuất phục trước áp lực địa chính trị. Ông khẳng định: “Sẽ không có thay đổi nào và việc hợp tác với Iran sẽ tiếp tục… Chúng tôi là những quốc gia độc lập và không khuất phục trước mệnh lệnh của Mỹ và các đồng minh của họ”.
Iran: Việc giảm tốc chương trình làm giàu uranium phụ thuộc vào Mỹ
Phó Tổng thống kiêm Giám đốc chương trình hạt nhân Iran Mohammad Eslami ngày 25/7 cho biết việc giảm tốc chương trình làm giàu uranium của nước này tùy thuộc vào các đề xuất của Mỹ nhằm khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân vốn đang bị đình trệ.
Bên cạnh đó, Iran cũng muốn tái khởi động lại hợp tác an toàn hạt nhân với với Nhật Bản.
Kỹ thuật viên Iran kiểm tra các thiết bị tại cơ sở làm giàu urani Isfahan ở cách thủ đô Tehran 420 km về phía nam. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Vào năm 2015, Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga cộng thêm Đức) đã đạt được thỏa thuận với tên gọi Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Theo đó, Iran đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân của mình để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền năm 2017 đã phản đối và rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018, khiến Iran cũng giảm các cam kết của nước này trong thỏa thuận.
Ông Eslami cho biết Iran cam kết tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 nhưng không muốn thực hiện một cách đơn phương. Nếu Mỹ và các bên khác tuân thủ các cam kết của họ theo thỏa thuận, Tehran sẽ hạ cấp độ làm giàu uranium. Ông Eslami đưa ra khẳng định trên và không giải thích thêm.
Bên cạnh đó, ông Eslami cũng cho biết Iran đang có nhiều cơ hội hợp tác hạt nhân chung với Nhật Bản và nhấn mạnh Tokyo có thể hưởng lợi từ ngành công nghiệp hạt nhân hoàn thiện và đáng tin cậy của Iran.
Theo ông Eslami, Iran có kế hoạch xây dựng 6 nhà máy điện hạt nhân mới và sẵn sàng hợp tác với Nhật Bản trong các dự án này nếu phía Nhật Bản có thiện chí.
Nhật Bản trước đây đã đào tạo các nhà khoa học Iran trong một chương trình nhằm phát triển an toàn hạt nhân. Tuy nhiên, chương trình này đã bị dừng lại sau khi Mỹ đặt lệnh trừng phạt đối với Iran vì chương trình phát triển hạt nhân của nước này.
Sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) thông qua nghị quyết chống lại Iran vào tháng 11 năm ngoái, Tehran đã tuyên bố tăng độ tinh khiết làm giàu uranium lên 60%. Việc Iran làm giàu uranium đến độ tinh khiết 60% vẫn thấp hơn mức 90% cần để sản xuất vũ khí, song lại cao hơn nhiều so với mức giới hạn 3,67% mà nước này đã cam kết trong JCPOA.
Động thái trên đã khiến Mỹ và các nước phương Tây bày tỏ quan ngại. Tuy nhiên, Iran vẫn khẳng định nước này không có tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân và các hoạt động liên quan đến hạt nhân của họ chỉ nhằm phục vụ mục đích hòa bình.
Nga cảnh báo 'hậu quả nguy hiểm' nếu Mỹ gửi quân NATO tới Ukraine Ngày 22/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov kêu gọi Mỹ không phạm "những sai lầm dẫn đến hậu quả nguy hiểm" và gửi quân NATO tới Ukraine. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tham dự Hội đồng Nhân quyền tại Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 2/3/2023. Ảnh tư liệu: Reuters Thông tin nêu trên được hãng...