Nga cảnh báo ‘hậu quả nguy hiểm’ nếu Mỹ gửi quân NATO tới Ukraine
Ngày 22/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov kêu gọi Mỹ không phạm “những sai lầm dẫn đến hậu quả nguy hiểm” và gửi quân NATO tới Ukraine.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tham dự Hội đồng Nhân quyền tại Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 2/3/2023. Ảnh tư liệu: Reuters
Thông tin nêu trên được hãng thông tấn RIA của Nga đăng tải và được báo điện tử Alarabiya New ở Trung Đông dẫn lại.
Trước đó trong một diễn biến liên quan, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg hôm 16/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo có “nguy cơ nghiêm trọng” về việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bị kéo sâu hơn vào cuộc chiến Ukraine nếu các thành viên của khối quân sự này tiếp tục cung cấp phương tiện vũ khí cho Kiev.
Theo ông Putin, NATO đang bị lôi kéo vào cuộc chiến ở Ukraine. Việc cung cấp vũ khí quân sự hạng nặng cho Ukraine vẫn diễn ra và hiện nay, NATO đang xem xét cung cấp cho Ukraine các loại máy bay phản lực.
Trong bài phát biểu của mình, hãng tin CNN của Mỹ cho biết thêm, ông Putin còn tiết lộ Nga đã tiêu diệt xe tăng ở tiền tuyến, bao gồm cả xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard do Đức chế tạo, được nhiều nước phương Tây cung cấp cho Ukraine.
Nhà lãnh đạo Nga đồng thời nhấn mạnh nếu các phương tiện vũ khí của phương Tây có nguồn gốc từ nước ngoài, nhưng được sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine, phía Nga sẽ xem xét cách tấn công chúng và nơi mà phía Nga có thể tấn công những phương tiện vũ khí được sử dụng để chống lại Nga trong chiến đấu.
“Đây là một nguy cơ nghiêm trọng kéo NATO vào cuộc xung đột quân sự này (xung đột Nga – Ukraine)”, ông Putin nói thêm.
Video đang HOT
Nam Phi tính nhờ Trung Quốc tổ chức Thượng đỉnh BRICS vì ông Putin
Chính phủ Nam Phi vẫn đang cân nhắc các lựa chọn pháp lý khác nhau về cách xử lý chuyến thăm của ông Putin trong bối cảnh lệnh bắt giữ của ICC vẫn treo lơ lửng.
Nam Phi đang xem xét chuyển địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới của các nhà lãnh đạo BRICS sang một quốc gia khác, Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết hôm 1/6.
Động thái này được cho là sẽ giúp chính quyền của Tổng thống Cyril Ramaphosa giải quyết tình trạng khó xử của Nam Phi về việc có nên thực hiện lệnh bắt giữ quốc tế đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin hay không.
Chính phủ Nam Phi đang cân nhắc nhờ Trung Quốc hoặc nước láng giềng Mozambique tổ chức cuộc họp của các Nguyên thủ Quốc gia BRICS, nguồn tin của Bloomberg cho biết.
Ông Lunga Ngqengelele, người phát ngôn của Bộ trưởng Quan hệ và Hợp tác Quốc tế Nam Phi, cho biết Hội nghị Thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức tại tỉnh Gauteng, nơi có trung tâm thương mại Johannesburg và thủ đô Pretoria.
"Theo như chúng tôi được biết, chúng tôi đã công bố địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh là ở Gauteng, Nam Phi", ông Ngqengelele nói. "Đó là những gì chúng tôi biết cho đến ngày hôm nay".
Lựa chọn thay thế
Nam Phi đã mời ông Putin, cùng với các nhà lãnh đạo của Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, dự kiến diễn ra từ ngày 22-24/8.
Bởi vì Nam Phi là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), nên nước này sẽ có nghĩa vụ thi hành lệnh bắt giữ ông Putin mà ICC đã ban hành hồi tháng 3 nếu nhà lãnh đạo Nga đến Nam Phi. Đây là một tình huống mà quốc gia giàu có nhất châu Phi muốn tránh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2018 ở Johannesburg. Ảnh: IOL
Cả Trung Quốc và Mozambique đều không phải là các bên tham gia Quy chế Rome thành lập ICC. Do đó, các nước này không có nghĩa vụ tuân theo lệnh bắt giữ Tổng thống Nga do ICC ban hành.
Mozambique dường như không phải là một địa điểm thích hợp vì nước này không có khả năng tổ chức một sự kiện ở quy mô của Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, một nguồn tin của Bloomberg cho biết.
Khả năng Trung Quốc được coi là một địa điểm khả thi cho Hội nghị Thượng đỉnh BRICS đã được Reuters đưa tin trước đó hôm 1/6.
Chính phủ Nam Phi vẫn đang cân nhắc các lựa chọn pháp lý khác nhau về cách xử lý chuyến thăm của ông Putin, Bộ trưởng Quan hệ và Hợp tác Quốc tế Nam Phi Naledi Pandor nói với các phóng viên tại cuộc họp của các Ngoại trưởng BRICS ở Cape Town hôm 1/6. Tổng thống Ramaphosa sẽ thông báo "quyết định cuối cùng" sau khi các lựa chọn đó đã được đánh giá, bà Pandor cho biết.
Nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết hôm 1/6 rằng thông tin Hội nghị Thượng đỉnh BRICS sẽ được chuyển đến Trung Quốc từ Nam Phi là giả mạo, Interfax đưa tin.
Trước đó, Điện Kremlin hôm 30/5 đã tuyên bố rằng Nga sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở "cấp độ thích hợp".
Căng thẳng địa chính trị
BRICS là một nhóm gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đóng vai trò là đối trọng với G7 (Pháp, Anh, Đức, Italy, Canada, Mỹ và Nhật Bản).
Chuyến thăm dự kiến của ông Putin đã khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng mối quan hệ chặt chẽ của Nam Phi với Nga đe dọa mối quan hệ của nước này với một số đối tác thương mại lớn nhất, bao gồm cả Mỹ.
Đại sứ Mỹ tại Nam Phi vào tháng trước đã cáo buộc Pretoria mâu thuẫn với "lập trường không liên kết" của chính họ về xung đột Nga-Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí cho Moscow. Chính phủ Nam Phi đã bác cáo buộc trên.
Căng thẳng địa chính trị làm tăng thêm lo ngại về tác động đối với triển vọng kinh tế của Nam Phi do mất điện hàng ngày và hạn chế hậu cần đang cản trở xuất khẩu, với đồng Rand (tiền Nam Phi) giảm xuống mức thấp kỷ lục liên tiếp trong tháng qua.
Chính phủ Nam Phi trước đây đã bị quốc tế chỉ trích vào năm 2015, khi họ từ chối thực hiện lệnh bắt giữ của ICC đối với Tổng thống Sudan khi đó là Omar al-Bashir, người đã bị truy tố về tội ác chiến tranh và tội diệt chủng, trong khi ông đang tham dự một cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Phi ở Johannesburg.
Hồi đó, Tòa Phúc thẩm Tối cao của Nam Phi đã ra phán quyết rằng Chính phủ Nam Phi đã hành động trái pháp luật và ICC nhận thấy rằng Nam Phi đã không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình.
Đức không có kế hoạch chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng việc Đức tham gia chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine không nằm trong chương trình nghị sự của nước này. Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Theo hãng tin TASS, phát biểu trên được ông Scholz đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với các kênh truyền hình RTL và Ntv bên lề Hội...