Mỹ cấm vận chip bán dẫn, hàng loạt tên lửa Trung Quốc sẽ ‘tịt ngòi’?
Gần đây, Mỹ đã tăng cường lệnh cấm vận đối với chip bán dẫn mà Trung Quốc đặt mua, nhằm ngăn chặn các nỗ lực của Trung Quốc tiếp cận thị trường công nghệ cao
Nhưng liệu hành động của Mỹ có ngăn cản được Trung Quốc phát triển vũ khí công nghệ cao?
Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đang leo thang nghiêm trọng; lệnh hạn chế xuất khẩu cho Trung Quốc các sản phẩm bán dẫn, luôn là một biện pháp quan trọng của Mỹ, nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận thị trường công nghệ cao; trong bối cảnh đó, vũ khí của Trung Quốc cũng không thể tách rời khỏi các chip bán dẫn tiên tiến.
Khi Mỹ tiến hành áp dụng các biện pháp cấm vận với lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc, và trong trường hợp đặc biệt, khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận chip đối với Trung Quốc, liệu tất cả máy bay và tên lửa của Trung Quốc có cơ hội hoạt động?
Công nghệ sản xuất chip Trung Quốc tương đối yếu so với Mỹ và Nhật, nhưng Trung Quốc vẫn tự sản xuất được một số lượng chip nhất định; hiện nay phần lớn các loại vũ khí của Trung Quốc đều sử dụng các loại chip do chính Trung Quốc sản xuất.
Đoán biết được việc Mỹ trước sau cũng tiến hành cấm vận đối trên các lĩnh vực công nghệ cao với Trung Quốc, nên các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có chiến lược phát triển ngành sản xuất chip dùng trên lĩnh vực quân sự, nhất là trên các lĩnh vực hàng không, vũ trụ, vũ khí tiến công, tên lửa …
Video đang HOT
Vào năm 2016, Trung Quốc đã độc lập phát triển thiết bị lõi của chip năng lượng cao trạng thái rắn, dùng cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới J-20, được thiết kế bởi Viện Công nghệ Điện tử Số 55; phát minh này được xếp hạng 10 phát minh hàng đầu của Trung Quốc trong ngành khoa học và công nghệ quốc phòng năm 2016.
Ngoài ra, theo các nguồn tin công khai, chip xử lý trung tâm của tên lửa đạn đạo tầm xa Dongfeng-41A, hay các chip của vũ khí và khí tài tiên tiến như, máy tính điều khiển hỏa lực của máy bay chiến đấu J-10 và J-11, đều do Trung Quốc sản xuất.
Tại sao Trung Quốc có thể tự chủ về chip giành cho thiết bị quân sự của họ; câu trả lời trước hết là trong những năm qua, với việc đầu tư lớn cho quốc phòng, nên ngành sản xuất chip quân sự của Trung Quốc cũng được đầu tư lớn, do vậy họ đã thu được nhiều thành tựu; tiếp đến là chip quân sự rất khác với chip thương mại.
Trên thực tế, yêu cầu về hiệu suất của chip quân sự không cao, nhưng nó có yêu cầu rất cao về tính ổn định, độ tin cậy và khả năng chống nhiễu trong các môi trường điện từ phức tạp khác nhau.
Hiện nay, nhiều máy bay chiến đấu hiện đại của quân đội Mỹ vẫn đang sử dụng chip 486 hoặc Pentium. Các chip thương mại tiên tiến đã áp dụng các quy trình sản xuất 14 nanomet và 7 nanomet, trong khi hầu hết các chip quân sự trong quân đội Mỹ vẫn đang sử dụng các quy trình sản xuất 65 nanomet.
Mặc dù nhu cầu về nhập khẩu chip dân sự của Trung Quốc rất lớn, nhưng không có nghĩa là chip quân sự Trung Quốc không thể tự cung cấp. Hơn nữa, chip quân sự có đặc điểm là không yêu cầu hiệu năng cao, các loại chip được thiết kế và sản xuất trong nước như CPU và GPU, hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh trên thị trường dân sự; nhưng sau khi chuyển đổi, chúng hoàn toàn đáp ứng được trong lĩnh vực quân sự.
Các viện nghiên cứu quân sự Trung Quốc, các công ty quốc phòng và cả các công ty tư nhân, đang tích cực đầu tư nghiên cứu, copy và thậm chí là đánh cắp tình báo… Do vậy, họ đã tạo ra bước đột phá trong chế tạo chip dùng cho lĩnh vực quân sự, hoàn toàn đáp ứng khả năng của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.
Với đầu tư mạnh vào công nghệ bán dẫn và quy trình sản xuất, Trung Quốc sẽ tự chủ trong việc sản xuất chip quân sự. Hiện tại, tỷ lệ tự cung cấp linh kiện điện tử lõi quân sự trong nước đã đạt 70%. Theo yêu cầu của lắp ráp cuối cùng, Trung Quốc sẽ đạt 80% vào năm 2020.
Bất kỳ quốc gia nào cũng không yêu cầu phải nội địa hóa 100%, Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ; điều này không phải Trung Quốc không làm được, mà là họ thấy không cần thiết.
Hiện tại, chip nội địa của Trung Quốc đã có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp quốc phòng Trung Quốc; do vậy, ngay cả khi Mỹ áp đặt lệnh cấm vận toàn diện việc cung cấp chip cho thị trường Trung Quốc, thì Trung Quốc hoàn toàn có thể cung cấp các sản phẩm thay thế, dùng trong các vũ khí và khí tài quân sự của Trung Quốc.
Sau SpaceX, tỷ phú Elon Musk vẫn còn nhiều tham vọng 'lạ lùng'
Hôm 30/5, tỷ phú Elon Musk - nhà sáng lập hãng SpaceX vỡ òa sung sướng khi tên lửa của công ty ông lần đầu tiên đưa thành công 2 phi hành gia người Mỹ vào vũ trụ.
Elon Musk là một trong những nhân vật không còn quá xa lạ đối với những người quan tâm khoa học, công nghệ bởi lẽ, vị tỷ phú này ngoài việc được biết đến với những phát biểu đầy "ngớ ngẩn" trên mạng xã hội Twitter còn là người vô cùng tâm quyết với những dự án chinh phục không gian vũ trụ.
Elon Musk, chủ tịch SpaceX bày tỏ sự mừng rỡ khi phóng thành công tên lửa Falcon 9 và tàu vũ trụ Crew Dragon tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy
Không thể kiềm được cảm xúc bản thân, Elon Musk phát biểu trong cuộc họp báo sau vụ phóng thành công tên lửa: "Đã 18 năm làm việc để tiến tới mục tiêu này, nên vẫn khó để tin điều đó đã xảy ra".
Bằng việc đưa thành công tàu vũ trụ Crew Dragon và các phi hành gia vào không gian, SpaceX trở thành công ty tư nhân đầu tiên đảm trách việc vận chuyển phi hành gia cho NASA. Chuyến bay thử nghiệm Demo-2 của SpaceX cũng là sứ mệnh chở người đầu tiên của Mỹ từ khi nước này đóng chương trình tàu con thoi năm 2011.
SpaceX thực hiện sứ mệnh vũ trụ đầu tiên với chuyến đưa hàng lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) năm 2012. Danh sách thành công của SpaceX bao gồm chế tạo phiên bản tên lửa Falcon 9 tự hạ cánh, tên lửa hạng nặng Falcon Heavy, và tàu vũ trụ Crew Dragon để đưa phi hành gia lên ISS.
Phải nói rằng, Elon Musk là một người với nhiều những ước mơ táo bạo trong lĩnh vực công nghệ. Trong suốt sự nghiệp của mình, Musk đã lần lượt cho ra đời những sản phẩm mang tính cách mạng công nghệ cao. Là người ủng hộ mục tiêu chinh phục sao Hỏa, Musk từng nói về kế hoạch làm nhà kính trên Hành tinh Đỏ, tham vọng hơn là thiết lập một thuộc địa trên sao Hỏa.
Dù tập trung vào sao Hỏa, Musk cũng cho biết ông quan tâm đến cả Mặt trăng. Ông từng giới thiệu về ý tưởng thiết kế "Căn cứ Alpha trên Mặt trăng (cùng với căn cứ trên sao Hỏa)". Năm 2018, Musk gợi ý rằng căn cứ sao Hỏa đầu tiên của SpaceX có thể được hình thành vào năm 2028. Ông cũng định nghĩa lại những khái niệm về giao thông bằng những ý tưởng như Hyperloop, một hệ thống giao thông tốc độ cao kết nối các thành phố lớn.
Elon Musk được biết đến là một người có nhiều tham vọng về công nghệ
Ngoài ước mơ chinh phục không gian vũ trụ, Elon Musk còn được biết đến với vai trò là người sáng lập hãng xe điện Tesla. Tesla được biết đến với dự án những chiếc xe điện tự động (EAVs) hay các giải pháp tái tạo năng lượng. Vậy từ năm 2020 trở đi, Elon Musk sẽ còn những dự định gì, hãy cùng điểm qua một số những "ước mơ mang tầm vĩ mô" mà vị tỷ phú này đã và đang ấp ủ.
Năm 2021: Elon Musk có thể hoàn thành việc xây dựng một nhà máy sản xuất ở Trung Quốc với dự định cho ra đời những dòng chiếc xe điện chạy tự động ở nước này. Ngoài ra, Tesla cũng dự định sản xuất 1.000 xe ở Trung Quốc.
Năm 2022: Có lẽ khoảnh khắc lớn nhất cho Elon Musk sẽ đến vào năm 2022, khi mà kế hoạch vận chuyển hàng hóa đầu tiên lên sao Hỏa từ tên lửa BFR của SpaceX. Tên lửa mới này sẽ trở thành phương tiện thực hiện các nhiệm vụ của SpaceX, nhằm giảm chi phí nhiên liệu.
Năm 2024: Hai năm sau, Elon Musk dự định gửi phi hành đoàn đầu tiên đến sao Hỏa. Tại thời điểm giữa năm 2022 và năm 2024, SpaceX cũng có thể sẽ đưa ra một loại hình vận tải mới cho thành phố.
Từ năm 2030 đến xa hơn, Elon Musk cũng có một số dự án khác mà chúng chưa có lịch trình cụ thể, hoặc là chúng không được phép công khai. Các dự án lần lượt là hệ thống giao thông tốc độ cao Hyperloop, dự án kết hợp nối não người với máy tính mang tên Neuralink hay dự án phát triển trí tuệ nhân tạo AI,....
Vì vậy Elon Musk đang có rất nhiều dự án trên con đường phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng vào cuộc sống con người. Có lẽ trên con đường phát triển ấy sẽ vấp phải những chỉ trích, những hoài nghi nhưng trên cương vị một người lãnh đạo, Elon Musk có lẽ sẽ làm cho mọi người phải ngạc nhiên bởi vô số các kế hoạch táo bạo hơn sẽ được thực hiện và hoàn thành trong tương lai chứ không chỉ dừng lại ở SpaceX.
Chỉ phóng và thử nghiệm vệ tinh, SpaceX của Elon Musk kiếm tiền như thế nào? Tưởng không nhiều hóa ra nhiều không tưởng Những tưởng SpaceX của Elon Musk chỉ có mỗi nhiệm vụ ngồi chơi và thử nghiệm tên lửa, nhưng hóa ra họ đang làm nên một mỏ vàng khổng lồ từ đây. Được thành lập từ năm 2002 và vẫn đang sở hữu bởi Elon Musk, SpaceX là công ty tập trung vào hoạt động vận tải không gian và sáng tạo công...