Mỹ: Bí quyết trường tư trụ vững giữa đại dịch Covid-19
Cao đẳng Endicott, một trường tư thục tại Mỹ, mới đây công bố trong năm 2020, nguồn tài chính tăng lên 119 triệu USD, không nhân viên nào bị sa thải, chỉ tiêu tuyển sinh không dao động.
Khuôn viên Trường Cao đẳng Endicott.
Kết quả này không chỉ là đáng ngạc nhiên với một trường tư thục nhỏ tại Mỹ, mà còn là niềm mơ ước của nhiều trường lớn đang chật vật xoay xở giữa đại dịch Covid-19.
Nằm tại thành phố Beverly, bang California, Endicott dường như không bị tác động bởi Covid-19, thậm chí có đà tăng trưởng tốt. Từ học kỳ mùa xuân 2020, các chuyên gia giáo dục lo ngại đại học tư nhân quy mô nhỏ sẽ bị đẩy đến bờ vực phá sản. Nhiều trường đã phải sáp nhập hoặc đóng cửa.
Nhưng học kỳ mùa thu năm 2020, Endicott chào đón 780 tân sinh viên và dự kiến tuyển sinh 800 em vào mùa thu năm 2021. Trường có thể tái mở cửa đồng thời giữ chỉ tiêu tuyển sinh nhờ quy trình kiểm tra nghiêm ngặt.
Sinh viên, nhân viên trường phải xét nghiệm nhanh Covid-19 mỗi tuần một lần, giúp kiểm soát quy mô lây nhiễm. Mức chiết khấu học phí cho bốn năm đại học là 38%, thấp hơn mức 51,2% tại hầu hết các trường cao đẳng tư nhân khác cũng giúp trường thu hút sự quan tâm của ứng viên.
Chỉ tiêu tuyển sinh tăng nhẹ, đồng thời số lượng sinh viên được giữ ổn định. Xét theo nhân khẩu học, 82% sinh viên trường là người dan trắng, 4% là người Mỹ gốc Tây Ban Nha hoặc Latinh, 2% là người châu Á, người da đen và người Mỹ gốc Phi.
Sinh viên da trắng thường xuất thân từ tầng lớp trung lưu hoặc giàu có nên xác suất bỏ học đại học tương đối thấp so với bạn bè đồng trang lứa. Vì vậy, trường có thể dành quỹ từ thiện cho sinh viên khó khăn với mức hỗ trợ tốt.
Ngoài ra, do phần đông sinh viên lựa chọn rời khỏi ký túc xá, trường đã hoàn trả 9,2 triệu USD tiền ăn ở sinh hoạt vào mùa xuân năm ngoái.
Sinh viên và gia đình có ba lựa chọn sử dụng số tiền này gồm: Nhận tiền mặt, chuyển số tiền này vào chi phí sinh hoạt sau đại dịch, qyên góp vào quỹ hỗ trợ Wings của trường.
Quỹ Wings nhằm hỗ trợ tài chính bổ sung cho các sinh viên đang gặp khó khăn về kinh tế trong thời kỳ đại dịch. Sau một năm, trường đã huy động được hơn 250.000 USD cho quỹ.
Dù nguồn thu học phí giảm, Endicott vẫn có nguồn thu tương đối ổn định từ các dịch vụ bổ trợ. Nằm bên bờ biển, với khuôn viên đẹp như tranh, Endioctt là địa điểm nổi tiếng để tổ chức sự kiện, đặc biệt là đám cưới.
Video đang HOT
Trước đại dịch Covid-19, trường đã cho thuê để tổ chức gần 130 đám cưới. Ngay cả sau đại dịch, khi các hoạt động tụ tập đông người bị cấm, nguồn thu từ các sự kiện trước đó vẫn đủ để trang trải những chi phí phát sinh không lường trước.
Trường đã chi khoảng 5 triệu USD để phòng chống Covid-19 gồm mua thiết bị bảo hộ cá nhân, xét nghiệm nhanh Covid-19. Số tiền còn lại cộng với gói hỗ trợ liên bang dành cho các trường đại học giúp Endicott trụ vững qua một năm đại dịch mà không phải sa thải bất kỳ giảng viên, nhân viên nào.
Tại Mỹ, trong nhiều năm, thị trường giáo dục đại học tư nhân là mảnh đất màu mỡ với các trường giàu có, quy mô lớn trong khi các trường nhỏ hơn như Endicott phải chịu lép vế hoặc phải vật lộn để thu hút sinh viên.
Các trường lớn tiếp tục phát triển nhờ nền tảng sẵn có. Các trường nhỏ hơn, dù thế mạnh có phần hạn chế hơn, nhưng nếu biết cách ứng phó, họ có thể đáp ứng nhu cầu của sinh viên, phụ huynh trong khu vực. Từ đó, duy trì chỉ tiêu và nguồn thu.
Đại dịch đã đổi chiều xu hướng, chuyển cơ hội vào tay các trường quy mô nhỏ. Sự thành công của Endicott là bằng chứng và cũng là động lực để các trường tư thục quy mô nhỏ tại Mỹ vươn lên.
Thách thức đáng ngại nhất chờ đợi ông Biden sau lễ nhậm chức?
Loạt thách thức từ kiểm soát dịch COVID-19, vực dậy nền kinh tế, hàn gắn nước Mỹ... đang là những vấn đề mang tính cấp thiết, cần chính quyền Biden giải quyết.
Nước Mỹ đang đối mặt với rất nhiều vấn đề, được cho là đang ở thời điểm chia rẽ sâu sắc nhất trong lịch sử. Trọng trách đặt ra đối với Tổng thống đắc cử Joe Biden sau khi nhậm chức sẽ là rất khó khăn. Nhiều chuyên gia cho rằng, người Mỹ cần kiên nhẫn, cho ông Biden thời gian để vực dậy nước Mỹ.
Loạt thách thức phải đối mặt
Hôm 20/1, chính quyền của Joe Biden sẽ bắt đầu nhiệm vụ điều hành nước Mỹ. Nhiều ý kiến cho rằng, ông Biden tiếp quản nước Mỹ vào thời điểm nguy hiểm, khi nước này đang đối mặt với những thách thức chưa từng có, trong đó có vấn đề sức khỏe cộng đồng do bùng phát đại dịch COVID-19 và vấn đề an ninh quốc gia.
Ông Biden sẽ đảm nhận trọng trách đưa ra các biện pháp ứng phó, ngăn chặn lây lan dịch COVID-19 vốn đang hoành hành tại nước Mỹ. Mỹ hiện là ổ dịch lớn nhất thế giới và nước này cũng đang đối mặt với những lo ngại từ sự gia tăng nhanh chóng các trường hợp nhiễm bệnh từ biến thể COVID-19 mới.
Ông Biden sẽ phải đối mặt với loạt thách thức đáng ngại sau lễ nhậm chức. (Ảnh: AP)
Bên cạnh đó, ông Biden sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc kích thích, thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế vốn đang bị chao đảo, ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Trong khi đó, nỗ lực tiêm chủng đang được thực hiện chậm hơn so với dự kiến, khiến cho mục tiêu tiêm chủng không đạt, gay lo ngại trong kiểm soát dịch bệnh.
Hơn nữa, những lo ngại, bất ổn về an ninh trong nước ngày một hiện hữu đối với chính quyền Biden, nhất là sau cuộc bạo loạn diễn ra tại Đồi Capitol hôm 6/1. Sự việc này gây chấn động nước Mỹ, báo hiệu những kẻ khủng bố, quá khích luôn tiềm ẩn các nguy cơ, đe dọa lễ nhậm chức của ông và những ngày đầu của nhiệm kỳ tổng thống của Biden.
Chưa hết, nhiều khả năng ông Biden còn có thể đối mặt với viễn cảnh không có quan chức nội các nào trong ngày đầu nhậm chức. Trong khi, ông phải tìm cách hàn gắn nước Mỹ vốn bị chia rẽ, phân cực nặng nề mà hình ảnh méo mó tại Điện Capitol là minh chứng rõ nét. Đồng thời, nước Mỹ cũng đang chuẩn bị cho một phiên tòa luận tội tại Thượng viện đối với Tổng thống Trump.
Ông Biden đang tin tưởng Quốc hội Mỹ có thể phân chia thời gian giữa việc luận tội Trump và công việc lập pháp để thông qua gói kích cầu kinh tế do ông đề xuất và xác nhận danh sách thành viên nội các mà ông đề cử.
Cần thời gian để giải quyết
Nhiều phân tích cho rằng, đội ngũ giúp việc của Biden có kinh nghiệm, có thể xử lý tốt những thách thức chưa từng có mà chính quyền Biden sẽ phải đối mặt tới đây.
Charles Kupchan quan chức cấp cao về An ninh Quốc gia của Tổng thống Obama cho biết: "Chính quyền Biden có thể bắt đầu hoạt động và có thể giám sát, quản lý liên bang rộng lớn, vốn rơi vào tình trạng hỗn loạn và tinh thần xuống thấp trong 4 năm qua".
Ông Biden đã tiết lộ một kế hoạch giải cứu đầy tham vọng, trong đó bơm hơn 400 tỷ USD để hỗ trợ mở rộng thử nghiệm và truy tìm mối liên hệ, mở cửa trở lại các trường học và chương trình tiêm chủng trên toàn quốc. Biden đặt mục tiêu 100 triệu người Mỹ được tiêm chủng trong những ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống.
Các nhà quan sát cho rằng, ông Biden sẽ cần phải sự kiên nhẫn của công chúng vào những việc ông ấy sẽ làm. Lawrence Gostin, giáo sư tại Đại học Georgetown, cho biết: " Hãy hình dung chính quyền Biden như một con tàu viễn dương trên biển lớn. Rất khó để xoay chuyển tình thế nhanh chóng. Vì vậy, không thể mong đợi sẽ có sự thay đổi nhanh chóng sau khi Biden nắm quyền. Sẽ cần thời gian ".
Tổng thống đắc cử Joe Biden đã làm việc tích cực sau khi được bầu, đặt ra những kỳ vọng vào việc thay đổi nước Mỹ sau khi nhậm chức. Hôm 15/1, bài phát biểu về kế hoạch tiêm vaccine COVID-19, ông Biden cảnh báo "mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi chúng trở nên tốt hơn", cam kết luôn bình đẳng với công chúng Mỹ.
Michael Osterholm, thành viên ban cố vấn COVID-19 của Biden và là Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota cho biết: "Chúng tôi đang ở trong một cuộc chạy đua khủng khiếp với dịch COVID-19. Nhiều vấn đề mà kế hoạch Biden đề ra sẽ phải cần thời gian để giải quyết".
Quốc hội Mỹ sẽ là chìa khóa cho những nỗ lực của Tổng thống đắc cử Joe Biden. Ông Biden cần Hạ viện và Thượng viện, vốn sẽ do đảng Dân chủ kiểm soát, phê duyệt đề xuất cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, bao gồm các khoản hỗ trơ chống lại đại dịch và hỗ trợ kinh tế cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo dự kiến, Thượng viện Mỹ sẽ nhóm họp trở lại một ngày trước lễ nhậm chức 20/1. Điều quan tâm hiện nay đối với ông Biden là Quốc hội sớm phê chuẩn danh sách nội các đề cử cho chính quyền mới.
Người dân Mỹ sẽ phải chờ đợi để chính sách của ông Biden phát huy tác dụng. (Ảnh: The New York Times)
Các phiên điều trần để xác nhận nhân sự đầu tiên sẽ được tổ chức vào hôm 19/1. Dự kiến ông Biden không có trong tay bất kỳ thành viên nội các nào được phê duyệt vào thời điểm ông nhậm chức. Trước đó, ông đã lên tiếng, hối thúc Quốc hội Mỹ sớm duyệt các thành viên quan trọng trong nội các như Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại trưởng, Bộ Tài chính... trước khi ông nhận nhiệm vụ.
Một phần sự chậm trễ là do quá trình chuyển tiếp thiếu thiện chí của Tổng thống Trump khi ông không thừa nhận kết quả bầu cử, cũng như diễn biến về cuộc đua chiếm đa số tại Thượng viện năm 2021, vốn chỉ được quyết định sau cuộc bầu cử ở Georgia.
Julian Zelizer, giáo sư tại Đại học Princeton, cho biết: "Đó là một tình huống bất thường khi thách thức đang diễn ra và nỗ lực lật ngược cuộc bầu cử kéo dài quá lâu và cuộc đua ở Georgia kéo dài đến tháng 1".
Trước mắt, trong thời gian chờ Thượng viện phê chuẩn, ông Biden dự định bổ nhiệm tạm thời người đứng đầu ở mỗi cơ quan, trong đó có một số người được Trump bổ nhiệm.
Politico đưa tin, ông Biden sẽ yêu cầu Thứ trưởng Quốc phòng đương nhiệm David Norquist tạm thời lãnh đạo Lầu Năm Góc cho đến khi Thượng viện xác nhận Tướng quân đội đã nghỉ hưu Lloyd Austin, người được đề cử vào vị trí Bộ trưởng Quốc phòng.
Theo giáo sư Julian Zelizer, ông Biden - một cựu thượng nghị sĩ của Delaware, có thể tận dụng các mối quan hệ đã được thiết lập của mình trên Đồi Capitol để đảm bảo các đề cử được thông qua nhanh chóng. "Tôi nghĩ ông Biden sẽ thúc đẩy để điều này nhanh chóng diễn ra" , Zelizer nói.
Hôm 15/1, Thư ký báo chí sắp tới của Nhà Trắng Jen Psaki cho biết, các quan chức tin tưởng Thượng viện có thể phân chia công việc giữa việc luận tội Trump và hoạt động lập pháp khác, nhấn mạnh cơ quan lập pháp này từng tổ chức các phiên điều trần trong khi cũng xử lý phiên tòa luận tội đầu tiên với ông Trump vào năm ngoái.
"Tiền lệ đã rõ ràng. Thượng viện có thể làm nhiệm vụ hiến định của mình trong khi tiếp tục điều hành công việc khác", Jen Psaki cho hay.
Bên cạnh đó, ông Biden cũng sẽ thừa hưởng loạt thách thức về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại, trong đó có cả việc phản ứng đối với cuộc tấn công mạng mà các quan chức quy cho Nga. Ông có ý định đảo ngược một số di sản của chính quyền Trump, trong đó có việc tham gia lại thỏa thuận hạt nhân Iran, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tái ký hiệp định khí hậu Paris.
Tuy nhiên, trước mắt, các vấn đề trong nước có thể sẽ được ưu tiên hơn, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng đang hoành hành.
"Tôi nghĩ rằng, với những gì nước Mỹ vừa trải qua, các ưu tiên hàng đầu sẽ là các vấn đề ở trong nước. Nếu không xử lý được đại dịch và không thể phục hồi nền kinh tế, chính quyền Mỹ sẽ không giải quyết được sự bất mãn của phần lớn cử tri Mỹ. Chúng ta sẽ gặp khó khăn và sẽ rất khó giải quyết các vấn đề về chính sách đối ngoại nếu không ổn định các vấn đề trong nước. Sẽ có thời gian, nguồn lực cho chính sách đối ngoại", ông Charles Kupchan nói.
Trung Quốc xuất hiện ca siêu lây nhiễm "1 lây sang 102 người" Dịch Covid-19 trong cộng đồng ở Trung Quốc đang diễn biến phức tạp. Đáng chú ý, nước này vừa xuất hiện một ca "siêu lây nhiễm" ở tỉnh Cát Lâm, khiến hơn 100 người khác mắc bệnh do tham gia một hoạt động tiếp thị trong nhà. Ngoài Hà Bắc và Hắc Long Giang, hai ổ dịch cộng đồng chính hiện nay, Trung...